Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2019  >> Số 02/2019

Ngày Đăng:12/25/2019 10:00:00 AM Lượt xem: 812

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, diện tích đất tự nhiên 5.868 km2. Tỉnh có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố. Dân số toàn tỉnh 784.811 người với 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số 445.504 người, chiếm 56,7% , gồm: Dân tộc Tày chiếm 25,5%, Dao chiếm 12,7%, Sán Chay chiếm 8,7%, Mông 2,3%, Nùng chiếm 1,9%, Sán Dìu chiếm 1,7% còn lại là các dân tộc khác. Toàn tỉnh có có 54/138 đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực II, chiếm 38,2%; 61 xã thuộc khu vực III chiếm 43,2% đơn vị hành chính cấp xã.
 
Ông Trần Văn Nguyên (bên phải), người có uy tín thôn Phai Đá, xã Chiêu Yên (Yên Sơn)
vận động người dân phát triển kinh tế. (Báo Tuyên Quang, 23/8/2019)
 
Những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng tiếp tục có bước phát triển khá, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày một nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3-5%/năm; chất lượng giáo dục vùng dân tộc và miền núi được nâng lên, quy mô trường lớp các bậc học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng mở rộng; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Từ năm 2014 đến năm 2019 tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí là 598.170 triệu đồng, trong đó: Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn là 469.212 triệu đồng, duy tu bảo dưỡng 182 công trình cơ sở hạ tầng đã xây dựng ở các giai đoạn trước đây; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hỗ trợ cho các hộ nghèo, nhóm hộ nghèo 119.587 triệu đồng gồm các loại giống gia súc, gia cầm, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xây dựng các mô hình giảm nghèo; dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở với kinh phí 7.871 triệu đồng; tổ chức 92 lớp tập huấn cho 4.561 người, 05 đợt học tập kinh nghiệm cho 147 lượt người tham gia; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với kinh phí 5.584 triệu đồng; thực hiện 18 dự án hỗ trợ giống, cây trồng vật nuôi cho 676 hộ nghèo, cận nghèo và 01 dự án hỗ trợ máy móc, thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi cho 20 hộ…. Cũng từ năm 2014 đến năm 2019 thực hiện  Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 và Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.     Tỉnh đã xây dựng đề án thực hiện trên địa bàn, căn cứ vào nguồn vốn do Trung ương cấp đã thực hiện hỗ trợ theo đúng quy định. Kết quả: Đã đầu tư xây dựng 18 công trình nước sinh hoạt tập trung với kinh phí là 22.100 triệu đồng để cấp nước cho 6.100 hộ nghèo dân tộc thiểu số.
Về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tỉnh đã thực hiện triển khai hiệu quả Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008, Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011, Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Từ năm 2014 đến năm 2019 tỉnh đã tổ chức bình xét được 7.393 lượt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, hằng năm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội cho người có uy tín; tổ chức cho người có uy tín đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương và gặp mặt lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, thăm hỏi, động viên kịp thời đối với người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán của dân tộc hoặc khi bị ốm đau, qua đời, gia đình không may gặp rủi ro, thiên tai. Trong 02 năm 2018-2019 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, đã có trên 350 lượt hộ được hỗ trợ, xây dựng 07 mô hình tổ hợp tác, phục dựng 01 lễ hội truyền thống, mở lớp truyền dạy tiếng dân tộc Pà Thẻn theo hình thức truyền khẩu... Thực hiện Chương trình vệ sinh và nước sạch nông thôn giai đoạn 2014-2018, tỉnh đã đầu tư xây dựng 15 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn phục vụ sinh hoạt cho 4.458 hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng 251 công trình khí sinh học Biogas cho 251 hộ gia đình với tổng kinh phí triển khai thực hiện là 68.562,5 triệu đồng, đến hết năm 2018 tỷ lệ hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 86,5%.
Thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèobền vững, đến nay 5.061 hộ đồng bào dân tộc thiểu sốđược hỗ trợ thực hiện các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và hộ gia đình dân tộc Kinh nghèo đang sinh sống tại các xã thuộc vùng khó khăn thực hiện bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch được Nhà nước giao khoán bảo vệ rừng, đến hết năm 2018 có 116 hộ được vay vốn, với tổng số dư nợ là 5.610 triệu đồng.Ngoài ra, tỉnh đã triển khai thực hiện hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả số hộ gia đình được hỗ trợ là 1.121 hộ, số vốn hỗ trợ là 1.396,5 triệu đồng.
 Những năm qua tỉnh đã quan tâm thực hiện việc đổi mới công tác dạy và học ở các cấp học, bậc học, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, hỗ trợ, ưu tiên của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Tập trung thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2012 - 2015 và lộ trình đến năm 2020 theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay đang thực hiện đầu tư xây 100 phòng học cho các lớp mầm non; 101 phòng cho các lớp tiểu học; tổng mức đầu tư 129.259 triệu đồng, thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016  và chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ. Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021. Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh và hỗ trợ từ dự án hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, góp phần nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế từ 95,2% năm 2016 lên 97% vào năm 2018;
Huy động nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho các cơ sở y tế ở tất cả các tuyến, đặc biệt là cơ sở y tế cấp xã, gắn với thực hiện tiêu chí quốc gia về y tế xã và xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân sốvà các chính sách khác về y tế khác. Trong giai đoạn 2014 - 2018 đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia phong trào thi đua “ Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới”, nhiều tập thể, cá nhân đóng góp công sức, tiền của, hiến đất; vận động bà con tích cực xây dựng nông thôn mới như làm đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng... Những năm qua đã có 34 tấm gương điển hình là người dân tộc thiểu số đã thực hiện hiến từ 200 m2 đến trên 1.000 m2 đất để làm đường bê tông, xây dựng nhà văn hóa thôn bản, trường lớp học..., đóng góp, hỗ trợ kinh phí với số tiền hàng trăm triệu đồng để thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Để đạt được những thành tựu, kết quả trên là do có sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đặc biệt là những đóng góp quan trọng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.Với tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua những khó khăn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động; cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, chính sách của Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, từ đó góp phần quan trọng vào những kết quả, thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong giai đoạn vừa qua.
 
 
 
 
 
 
 
 

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8277639

Đang Online : 181