Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2021  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1 năm 2021

Ngày Đăng:6/18/2021 9:29:00 AM Lượt xem: 1067

KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN - ĐIỂM MỚI VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI
TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ XVII, 
NHIỆM KỲ 2020 - 2025
 
Thạc sĩ Phạm Thị Hoa
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
 
           Xây dựng  văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hướng tới của xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
           Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XV) đã ban hành Chương trình hành động số 37-CTr/TU, ngày 18/9/2014 về việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, xác định mục tiêu: xây dựng con người Tuyên Quang phát triển toàn diện, hướng đến chân- thiện- mỹ, kế thừa và phát huy truyền thống quê hương cách mạng Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô Kháng chiến; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định:“Xây dựng con người Tuyên Quang phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, nhân cách và lối sống tốt đẹp, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng”[1]. Trên cơ sở đó, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã coi trọng và tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng; chú trọng  xây dựng và phát triển văn hóa, con người Tuyên Quang  đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, mục tiêu xây dựng văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh trong những năm qua còn gặp những khó khăn, thách thức, việc đầu tư cho phát triển văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…đã tác động không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Tuyên Quang.
              Để tiếp tục phấn đấu đạt được mục tiêu của Chương trình hành động số 37-CTr/TU, ngày 18/9/2014 về việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW. Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định:Tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Tuyên Quang có trí tuệ, có tinh thần vì cộng đồng, có khát vọng vươn lên, trong sáng, lành mạnh; khơi dậy trong nhân dân tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, phát huy truyền thống quê hương cách mạng; ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống”[2]. “Khát vọng vươn lên” là điểm mới trong  mục tiêu xây dựng văn hóa, con người Tuyên Quang phát triển toàn diện, hướng đến chân- thiện- mỹ. Việc đưa thành tố “khát vọng vươn lên” vào mục tiêu xây dựng văn hóa, con người, nhiệm kỳ 2020 – 2025,ta có thể thấy rằng:
            Trước hết, “khát vọng vươn lên” khẳng định sự chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong việc vận dụng “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước”[3]- một nội dung của chủ đề Đại hội - được nêu trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. “Khát vọng vươn lên” là một nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, giúp con người có khả năng vượt qua mọi gian nan, thách thức, đi tới cái đích đã được vạch ra.
            Đồng thời, “khát vọng vươn lên” nhằm tiếp tục khơi dậy, phát huy truyền thống tự lực, tự cường, không khuất phục trước mọi khó khăn, thử thách của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang qua các thời kỳ lịch sử.
            Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, Tuyên Quang có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng - an ninh, là “Thu đô Khu giải phóng - Thủ đô Kháng chiến”. Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã kiên cường cùng nhân dân cả nước chiến đấu chống mọi kẻ thù xâm lược góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hun đúc nên ý chí tự lực, tự cường, với khát vọng mãnh liệt độc lập, tự do, hạnh phúc. Ý chí, khát vọng ấy luôn tiềm tàng và được phát huy cao độ khi có kẻ thù xâm lược, lãnh thổ bị lâm nguy. Nó trở thành chất kết dính, quy tụ, đoàn kết cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, tạo sức mạnh to lớn góp sức cùng nhân dân cả nước đánh bại các thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn gấp nhiều lần.
             Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đứng trước thời cơ, vận hội, thuận lợi và không ít nguy cơ, thách thức, nhưng chính nhờ ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ mà tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội có ý nghĩa lịch sử. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, cơ bản đạt mục tiêu “phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc”[4]: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 6,45%, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 44,57 triệu đồng, trên 37,9% số xã đạt chuẩn nông thôn mới…;môi trường đầu tư của tỉnh có chuyển biến tích cực, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 32, chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 16, chỉ số hiệu quả hành chính công (PAPI) xếp thứ 36, chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp thứ 26 trong 63 tỉnh, thành phố[5].
            Chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm: trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được nâng lên, đến hết năm 2020: trình độ đại học trở lên có 10.344, chiếm 62.81%  (trong đó sau đại học 7,95%); trình độ lý luận chính trị được chú trọng: cao cấp lý luận chính trị và cử nhân chính trị có 781 người, chiếm 4,74%, trung cấp chính trị 3.709 người, chiếm 22,52%; cán bộ công chức, viên chức được đào tạo trình độ quản lý nhà nước là 3.017 người, chiếm 18,32% (trong đó ngạch chuyên viên cao cấp 218 người, chiếm 1.32%; ngạch chuyên viên chính 1.118 người, chiếm 6,79%; ngạch chuyên viên 1.681 người, chiếm 10,21%)[6]... Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV “Về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020”, trình độ, năng lực cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,3%, tăng 27,2% so với 2011. Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị đã luôn xác định phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với định hướng phát triển của tỉnh và nhu cầu lao động thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu chức danh vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
            Chất lượng giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực: giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục bậc học trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; kết quả thi THPT Quốc gia hằng năm đều đạt trên 90%; kết quả thi học sinh giỏi cấp quốc gia: năm 2016 đạt 20 giải, năm 2017 đạt 26 giải, năm 2018 đạt 28 giải, năm 2019 đạt 34 giải, năm 2020 đạt 19 giải; công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm, chủ trương xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; việc xây dựng trường chuẩn quốc gia được coi trọng: có 210/474 trường chuẩn quốc gia các cấp học, trong đó: Mầm non 52/149 trường; Tiểu học 71/139 trường; THCS 80/155 trường; THPT 7/31 trường; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng ngành, nghề, liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động và phát triển nhân lực chất lượng cao[7]
             Môi trường văn hóa được cải thiện, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, nhân dân có điều kiện thuận lợi để sáng tạo, hưởng thụ văn hóa; chú trọng nâng cao tầm vóc, thể lực con người Tuyên Quang theo Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030; công tác quy hoạch, tu bổ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa được quan tâm:toàn tỉnh có 635 di tích, trong đó 189 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 260 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 03 di tích xếp hạng quôc gia đặc biệt; 01 bảo vật quốc gia; có 10 di sản văn hóa được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thê quốc gia; Thực hành “Then Tày - Nùng - Thái Việt Nam” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại[8]…Việc xây dựng văn hoá công sở, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp, xây dựng chuẩn mực đạo đức và văn hoá kinh doanh, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chuyển biến. Các phong trào thi đua yêu nước thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; nhiều tấm gương lao động giỏi, điển hình tiên tiến có sức lan tỏa trong đời sống xã hội…
            Đó là những minh chứng hùng hồn, cơ sở thực tiễn phong phú để Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đưa thành tố “khát vọng vươn lên” vào mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người của Đảng bộ tỉnh.Việc đưa thành tố “khát vọng vươn lên” vào mục tiêu xây dựng văn hóa, con người của Đại hội XVII, nhằm tiếp tục khẳng định giá trị trường tồn của ý chí, khát vọng vươn tới một tương lai tươi sáng của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang là hết sức đúng đắn và cần thiết. Bởi, đó là giá trị đã được tôi luyện, hun đúc và khẳng định trong truyền thống lịch sử, được nâng lên tầm cao mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
           Để thực hiện mục tiêu xây dựngvăn hóa, con người Tuyên Quang phát triển toàn diện, Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII xác định cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
            Tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Tuyên Quang có trí tuệ, có tinh thần vì cộng đồng, ý chí tự cường; ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, chú trọng chất lượng nguồn nhân lực:“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị trường”[9]. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế - xã hội.
           Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh, tạo sự chuyển biến hơn nữa về nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, nhất là trên mặt trận chính trị, tư tưởng - văn hóa, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, chia rẽ quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc … làm nhụt ý chí, khát vọng vươn lên của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đó là cơ sở, điều kiện, nền tảng vững chắc góp phần đạt được mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII đã xác định:“Đưa Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc[10]”.
 

[1] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, tr.118
[2]  Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tr.133
[3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025,T1,tr14
[4] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI,tr19
[5] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII,tr43,tr50
[6] Số liệu thống kê của Tỉnh ủy Tuyên Quang đến tháng 12/2020
[7] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII,tr57,58
[8] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tr60,61
[9] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tr.111
[10] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tr.161

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8680729

Đang Online : 46