Đào tạo, Bồi dưỡng, Nghiên cứu khoa học ›› Nghiên cứu thực tế
Người cán bộ, đang viên gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế ở xã Khâu Tinh, huyện Na Hang
Ngày Đăng: 11/8/2020 7:53 Lượt xem: 663
(Ghi lại qua một chuyến đi thực tế cơ sở)
Khâu Tinh là một xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Na Hang, toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 8.373,89 ha, tổng số hộ là 355 hộ với 1.675 nhân khẩu, gồm đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Mông, Dao... cùng sinh sống (trong đó, dân tộc Mông chiếm tới 70 %).Dù chỉ cách trung tâm thị trấn Na Hang trên 60 km nhưng do đường đi lại còn nhiều khó khăn, đang trong quá trình nâng cấp, hoàn thiện, địa hình đèo dốc, ô tô khách chưa thể vào được nên đời sống của bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.
Đến với Khâu Tinh, đoàn cán bộ, giảng viên khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh được hòa mình vào với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hùng vĩ của bạt ngàn những cánh rừng đặc dụng,“choáng ngợp” trước những cánh rừng hùng vĩ, những cây gỗ nghiến sừng sững, thân cây to khỏe được lớn lên ở mảnh đất này từ lâu đời...Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng nên xã Khâu Tinh vớihơn 8.300 ha rừng tự nhiên được bảo vệ rất tốt, tỉ lệ độ che phủ rừng lên tới 90 %, là xã có độ che phủ rừng cao nhất của huyện Na Hang.Có lẽ một phần vì giữa bạt ngàn núi rừng, cây cối xanh tươi mà khí hậu nơi đây trở nên vô cùng mát mẻ, dễ chịu như “Đà Lạt thứ 2”,dù đang là những ngày giữa tháng 7 nhưng chúng tôi không cảm nhận thấy không khí nóng bứcvà khó chịu.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Khâu Tinh những điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu vô cùng tuyệt vời mà bà con nơi đây đã và đang tận dụng những ưu thế ấy để phát triển kinh tế nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo và làm giàu - một trong những lợi thế đó là trồng rau bắp cải trái vụ.Rau bắp cải được triển khai thực hiện trồng thí điểm ở Khâu Tinh bắt đầu từ năm 2019,với diện tích trên 03ha ở một số hộ gia đình. Kết quả cho thấy, so với việc trồng lúa, thì trồng rau bắp cải trái vụ góp phần tạo thêm việc làm, mang lại nguồn thu nhập khá cho bà con. Trong quá trình thực hiện, trồng bắp cải trái vụ đã cho thấy năng suất cao, nếu 1m2 đất trồng lúa trước kia sau thu hoạch 1kg ngô/lúa chỉ bán được với giá 6.000 đồng/m2 thì cũng trên mảnh đất ấy bà con trồng được 04 cây bắp cải, sau thu hoạch cógiá bán 5.000 đồng/cây. Nhận thấy hiệu quả thiết thực từ trồng rau bắp cải trái vụ, năm 2020 xã tiếp tục mở rộng diện tích trồng, bước đầu đã hình thành hình thức liên kết trong tổ chức sản xuất giữa hợp tác xã với người dân. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Để đạt được kết quả nêu trên là cả một quá trình thay đổi nhận thức của bà con nơi đây. Với lối canh tác thô sơ, truyền thống chủ yếu là kinh nghiệm trồng lúa nước, nên khi đưa mô hình rau bắp cải trồng trên địa bàn xã đã có nhiều hộ gia đình còn chưa mạnh dạn thực hiện. Do vậy, để làm cho bà con thay đổi nhận thức trong sản xuất không thể không nói tới vai trò của những cán bộ ở cơ sở, mạnh dạn đi đầu, tận dụng ưu thế sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi tới thăm mô hình trang trại của gia đình anh Vi Văn Lượng và chị Lý Thị Thập, anh chị đều là cán bộ làm việc tại xã Khâu Tinh. Quen và nên duyên với nhau khi hai người đều là những cán bộ được cử đi học lớp Đại học Nông nghiệp Ngành Chăn nuôi thú y khóa học 2002-2006 do Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp I đào tạo. Với những kiến thức đã học được cùng sự cần cù chịu khó, năm 2016, gia đình thực hiện mô hình nuôi ngựa bạch, tổng đàn 12 con, kết hợp nuôi trâu vỗ béo 10 con, tạo việc làm ổn định cho 01 lao động. Năm 2019, khi xã đưa vào thí điểm trồng cây rau bắp cải trái vụ, anh chị đã mạnh dạn trồng thử nghiệm 0,2 ha. Sau mỗi giờ đi làm về, anh chị lại bắt tay vào chăm sóc những luống bắp cải, nhổ từng ngọn cỏ, bắt từng con sâu, bón phân, tưới nước… không phụ công người trồng, rau lớn nhanh, cho năng suất cao, trung bình 01 cây bắp cải cho trọng lượng từ 1,3 tới 1,6 kg. Sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 30 triệu đồng/vụ, thời gian mỗi vụ 75 ngày, gia đình anh chị là một trong những hộ gia đình có thu nhập cao từ trồng rau trái vụ trong xã. Thấy được hiệu quả từ cây trồng mới, bà con trong xã đến học hỏi kinh nghiệm anh chị đều vui lòng chia sẻ và hướng dẫn cho bà con rất nhiệt tình từ khâu cơ bản nhất để bà con áp dụng một cách hiệu quả.Vừa đảm bảo công việc chuyên môn, vừa tham gia phát triển kinh tế gia đình, nhưng quan trọng hơn đó là đi đầu, là “làm mẫu” để bà con mạnh dạn học tập và làm theo.
Anh Vi Văn Lượng chia sẻ: “Ban đầu khi xã thử nghiệm việc trồng rau bắp cải trái vụ nhiều gia đình trong xã còn e ngại.Nhưng là một cán bộ, đảng viên mình cần phải làm gương để bà con còn nhìn và làm theo”. Với sự cần mẫn, chịu khó, cùng với việc áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, những kết quả gia đình anh làm được, đặc biệt là trong quá trình sản xuất rau bắp cải trái vụ đã tác động lớn tới nhận thức của bà con, bà con nhận thấy rất rõ thu nhập giữa trồng lúa, ngô đơn thuần với trồng rau bắp cải trái vụ. Cùng với đầu ra ổn định, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, bắp cải Khâu Tinh đã tạo được thương hiệu và uy tín riêng. Lớn lên từ quê hương Khâu Tinh, anh hiểu những khó khăn, vướng mắc, lối tư duy nông nghiệp lạc hậu mà bà con gặp phải, chính vì thế là người cán bộ, đảng viên anh mạnh dạn đi đầu phát triển kinh tế hộ gia đình, tìm tòi và ứng dụng những tiến bộ khoa học vào trong chăn nuôi, sản xuất không chỉ mang lại kinh tế cho gia đình mà còn giúp đỡ bà con cùng phát triển kinh tế.Từ hiệu quả của trồng rau bắp cải trái vụ ở Khâu Tinh năm 2019, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn và đưa vào trồng thêm nhiều diện tích rau trong năm 2020.
Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Na Hang khẳng định hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau bắp cải trái vụ ở xã Khâu Tinh thời gian qua là rất rõ rệt. Tiếp tục thành công đó, trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng thêmmô hình rau trái vụ ở xã Khâu Tinh vớinhiều loại rau khác.Để đạt được những kết quả ấy, vai trò của những cán bộ ở cơ sở, những điển hình trong phát triển kinh tế bằng những công việc thật, người thật có ý nghĩa quan trọng để bà con học và làm theo. Đồng thời, người cán bộ cần sâu sát với cơ sở, mạnh dạn tìm tòi những hướng đi mới phù hợp, mạnh dạn thay đổi, gương mẫu đi đầu trong sản xuất..
Chia tay Khâu Tinh, chúng tôi càng thêm trân trọng công sức, trí tuệ, sự nỗ lực của những cán bộ nơi đây và tin tưởng rằng, với những điều kiện thuận lợi, Khâu Tinh đã và đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, sớm trở thành xã về đích nông thôn mớinhư chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Khâu Tinh và huyện Na Hang lần thứ XXII đã đề ra./.
Một số hình ảnh của chuyến thực tế cơ sở:
Đến với Khâu Tinh, đoàn cán bộ, giảng viên khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh được hòa mình vào với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hùng vĩ của bạt ngàn những cánh rừng đặc dụng,“choáng ngợp” trước những cánh rừng hùng vĩ, những cây gỗ nghiến sừng sững, thân cây to khỏe được lớn lên ở mảnh đất này từ lâu đời...Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng nên xã Khâu Tinh vớihơn 8.300 ha rừng tự nhiên được bảo vệ rất tốt, tỉ lệ độ che phủ rừng lên tới 90 %, là xã có độ che phủ rừng cao nhất của huyện Na Hang.Có lẽ một phần vì giữa bạt ngàn núi rừng, cây cối xanh tươi mà khí hậu nơi đây trở nên vô cùng mát mẻ, dễ chịu như “Đà Lạt thứ 2”,dù đang là những ngày giữa tháng 7 nhưng chúng tôi không cảm nhận thấy không khí nóng bứcvà khó chịu.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Khâu Tinh những điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu vô cùng tuyệt vời mà bà con nơi đây đã và đang tận dụng những ưu thế ấy để phát triển kinh tế nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo và làm giàu - một trong những lợi thế đó là trồng rau bắp cải trái vụ.Rau bắp cải được triển khai thực hiện trồng thí điểm ở Khâu Tinh bắt đầu từ năm 2019,với diện tích trên 03ha ở một số hộ gia đình. Kết quả cho thấy, so với việc trồng lúa, thì trồng rau bắp cải trái vụ góp phần tạo thêm việc làm, mang lại nguồn thu nhập khá cho bà con. Trong quá trình thực hiện, trồng bắp cải trái vụ đã cho thấy năng suất cao, nếu 1m2 đất trồng lúa trước kia sau thu hoạch 1kg ngô/lúa chỉ bán được với giá 6.000 đồng/m2 thì cũng trên mảnh đất ấy bà con trồng được 04 cây bắp cải, sau thu hoạch cógiá bán 5.000 đồng/cây. Nhận thấy hiệu quả thiết thực từ trồng rau bắp cải trái vụ, năm 2020 xã tiếp tục mở rộng diện tích trồng, bước đầu đã hình thành hình thức liên kết trong tổ chức sản xuất giữa hợp tác xã với người dân. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Để đạt được kết quả nêu trên là cả một quá trình thay đổi nhận thức của bà con nơi đây. Với lối canh tác thô sơ, truyền thống chủ yếu là kinh nghiệm trồng lúa nước, nên khi đưa mô hình rau bắp cải trồng trên địa bàn xã đã có nhiều hộ gia đình còn chưa mạnh dạn thực hiện. Do vậy, để làm cho bà con thay đổi nhận thức trong sản xuất không thể không nói tới vai trò của những cán bộ ở cơ sở, mạnh dạn đi đầu, tận dụng ưu thế sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi tới thăm mô hình trang trại của gia đình anh Vi Văn Lượng và chị Lý Thị Thập, anh chị đều là cán bộ làm việc tại xã Khâu Tinh. Quen và nên duyên với nhau khi hai người đều là những cán bộ được cử đi học lớp Đại học Nông nghiệp Ngành Chăn nuôi thú y khóa học 2002-2006 do Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp I đào tạo. Với những kiến thức đã học được cùng sự cần cù chịu khó, năm 2016, gia đình thực hiện mô hình nuôi ngựa bạch, tổng đàn 12 con, kết hợp nuôi trâu vỗ béo 10 con, tạo việc làm ổn định cho 01 lao động. Năm 2019, khi xã đưa vào thí điểm trồng cây rau bắp cải trái vụ, anh chị đã mạnh dạn trồng thử nghiệm 0,2 ha. Sau mỗi giờ đi làm về, anh chị lại bắt tay vào chăm sóc những luống bắp cải, nhổ từng ngọn cỏ, bắt từng con sâu, bón phân, tưới nước… không phụ công người trồng, rau lớn nhanh, cho năng suất cao, trung bình 01 cây bắp cải cho trọng lượng từ 1,3 tới 1,6 kg. Sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 30 triệu đồng/vụ, thời gian mỗi vụ 75 ngày, gia đình anh chị là một trong những hộ gia đình có thu nhập cao từ trồng rau trái vụ trong xã. Thấy được hiệu quả từ cây trồng mới, bà con trong xã đến học hỏi kinh nghiệm anh chị đều vui lòng chia sẻ và hướng dẫn cho bà con rất nhiệt tình từ khâu cơ bản nhất để bà con áp dụng một cách hiệu quả.Vừa đảm bảo công việc chuyên môn, vừa tham gia phát triển kinh tế gia đình, nhưng quan trọng hơn đó là đi đầu, là “làm mẫu” để bà con mạnh dạn học tập và làm theo.
Anh Vi Văn Lượng chia sẻ: “Ban đầu khi xã thử nghiệm việc trồng rau bắp cải trái vụ nhiều gia đình trong xã còn e ngại.Nhưng là một cán bộ, đảng viên mình cần phải làm gương để bà con còn nhìn và làm theo”. Với sự cần mẫn, chịu khó, cùng với việc áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, những kết quả gia đình anh làm được, đặc biệt là trong quá trình sản xuất rau bắp cải trái vụ đã tác động lớn tới nhận thức của bà con, bà con nhận thấy rất rõ thu nhập giữa trồng lúa, ngô đơn thuần với trồng rau bắp cải trái vụ. Cùng với đầu ra ổn định, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, bắp cải Khâu Tinh đã tạo được thương hiệu và uy tín riêng. Lớn lên từ quê hương Khâu Tinh, anh hiểu những khó khăn, vướng mắc, lối tư duy nông nghiệp lạc hậu mà bà con gặp phải, chính vì thế là người cán bộ, đảng viên anh mạnh dạn đi đầu phát triển kinh tế hộ gia đình, tìm tòi và ứng dụng những tiến bộ khoa học vào trong chăn nuôi, sản xuất không chỉ mang lại kinh tế cho gia đình mà còn giúp đỡ bà con cùng phát triển kinh tế.Từ hiệu quả của trồng rau bắp cải trái vụ ở Khâu Tinh năm 2019, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn và đưa vào trồng thêm nhiều diện tích rau trong năm 2020.
Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Na Hang khẳng định hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau bắp cải trái vụ ở xã Khâu Tinh thời gian qua là rất rõ rệt. Tiếp tục thành công đó, trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng thêmmô hình rau trái vụ ở xã Khâu Tinh vớinhiều loại rau khác.Để đạt được những kết quả ấy, vai trò của những cán bộ ở cơ sở, những điển hình trong phát triển kinh tế bằng những công việc thật, người thật có ý nghĩa quan trọng để bà con học và làm theo. Đồng thời, người cán bộ cần sâu sát với cơ sở, mạnh dạn tìm tòi những hướng đi mới phù hợp, mạnh dạn thay đổi, gương mẫu đi đầu trong sản xuất..
Chia tay Khâu Tinh, chúng tôi càng thêm trân trọng công sức, trí tuệ, sự nỗ lực của những cán bộ nơi đây và tin tưởng rằng, với những điều kiện thuận lợi, Khâu Tinh đã và đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, sớm trở thành xã về đích nông thôn mớinhư chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Khâu Tinh và huyện Na Hang lần thứ XXII đã đề ra./.
Một số hình ảnh của chuyến thực tế cơ sở:
Đoàn công tác của giảng viên khoa Lý luận cơ sở cùng đồng chí Vi Ngọc Quý - Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn
huyện Na Hang thăm trang trại của gia đình anh chị Lượng- Thập xã Khâu Tinh
Vườn Rau bắp cải trái vụ được trồng tại trang trại nhà anh chị Lượng - Thập xã Khâu Tinh năm 2019
Thạc sĩ Triệu Thị Bạch Vân
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
huyện Na Hang thăm trang trại của gia đình anh chị Lượng- Thập xã Khâu Tinh
Vườn Rau bắp cải trái vụ được trồng tại trang trại nhà anh chị Lượng - Thập xã Khâu Tinh năm 2019
Thạc sĩ Triệu Thị Bạch Vân
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
Các tin liên quan:
- ❧ Xuân Lập trên con đường mới -
- ❧ Thành phố Tuyên Quang thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo -
- ❧ Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu mang lại hiệu quả cao của xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa -
- ❧ Lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính K103 hoàn thành nghiên cứu thực tế tại 03 xã thuộc huyện Na Hang -
- ❧ Lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính K102 hoàn thành nghiên cứu thực tế tại 03 xã thuộc huyện Hàm Yên -