Nghiên cứu - Trao đổi
Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh – Nhà lãnh đạo xuất sắc, kiên trung trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Ngày Đăng: 1/12/2020 16:8 Lượt xem: 880
Khi nói về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lê Đức Anh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã viết: Ngần ấy thời gian biết về anh Sáu Nam - Lê Đức Anh, có lúc cùng chiến trường, có lúc ở cấp lãnh đạo Nhà nước, anh là một cán bộ tham mưu tầm cỡ, một vị Tướng chỉ huy cương nghị, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm. Một Bộ trưởng Quốc phòng trong thời bình xây dựng có nhiều đổi mới trong tổ chức và bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang nhân dân; một trong những nhà lãnh đạo quốc gia tầm cỡ trong thời kỳ đổi mới đất nước,... Công bằng mà đánh giá, cũng không có nhiều tướng lĩnh như anh Lê Đức Anh.
Đồng chí Lê Đức Anh (Bí danh Nguyễn Phú Hòa, còn gọi là Chín Hòa, Sáu Nam), sinh ngày 01/12/1920 tại làng Trương Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủa niên thiếu, Lê Đức Anh đã sớm được tiếp xúc với những người yêu nước và cách mạng, đọc báo chí tiến bộ và tìm hiểu về chủ nghĩa cộng sản, về Nguyễn Ái Quốc và tham gia phong trào đấu tranh đòi độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ông được giao giữ những trọng trách quan trọng trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1984, ông được phong Đại tướng. Ngày 23/9/1992, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến tháng 12/1997.
Với 99 năm tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, đồng chí Lê Đức Anh đã trọn đời phấn đấu, công hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Nhân dân ta. Đồng chí được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, cùng với đó là những cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước.
Thứ nhất, đồng chí Lê Đức Anh – người cộng sản kiên trung. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, phải chứng kiến người dân nô lệ mất nước sống cơ cực dưới chế độ thực dân, phong kiến, đã hun đúc trong đồng chí Lê Đức Anh lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản, khi đó ông tròn 18 tuổi. Từ đây, ông bắt đầu cuộc đời của một người cộng sản. Trong Cách mạng tháng Tám 1945, ông làm chỉ huy quân đội và tham gia giành chính quyền ở tỉnh Thủ Dầu Một. Sau đó, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ, bắt đầu cuộc đời binh nghiệp. Những năm đầu hoạt động cách mạng sôi nổi với bao khó khăn, thử thách, đã tôi rèn đồng chí Lê Đức Anh trở thành người chiến sĩ cộng sản kiên trung, để suốt đời chiến đấu hy sinh vì lý tưởng cách mạng của Đảng, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Thứ Hai, đồng chí Lê Đức Anh – người chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí được cử giữ các chức: Tham mưu trưởng Quân khu 7, Quân khu 8, Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn; Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Vào thời điểm những năm 1949-1950, ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn cầm cự để tổng phản công, vì vậy chúng ta xây dựng các đơn vị chủ lực quy mô lớn cấp đại đoàn. Nhiều người cũng muốn áp dụng điều này tại miền Nam, trong khi đó đồng chí Lê Đức Anh kiên quyết đề nghị chỉ xây dựng lực lượng vũ trang đến mức tiểu đoàn. Thực tiễn sau đó tại Nam Bộ cho thấy, các tiểu đoàn đã thể hiện hiệu quả chiến đấu, công tác tốt trong suốt thời gian từ năm 1951-1954 tại chiến trường Nam Bộ.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vào cuối tháng 12/1963 đồng chí Lê Đức Anh trở lại miền Nam trên một chiếc tàu “không số”, giữ chức Tham mưu trưởng Miền và cùng Quân ủy Miền, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo lực lượng vũ trang chiến đấu trên chiến trường B2, cùng quân dân cả nước đánh thắng hai cuộc tiến công chiến lược của Mỹ năm 1965 - 1966 và năm 1966 - 1967.
Đồng chí Lê Đức Anh có sáng kiến tổ chức lại chiến trường ở vùng không dân thành một tổ chức quân sự theo lãnh thổ, nhờ vậy, chúng ta tạo ra một thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn và có chiều sâu. Quân và dân miền Nam đã đánh thắng các cuộc hành quân có vũ khí tối tân của Mỹ, đỉnh cao là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti năm 1967. Sau này, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng quyết phong quân hàm vượt cấp cho đồng chí Lê Đức Anh từ Đại tá lên Trung tướng.
Một dấu ấn trong đời binh nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh là thời kỳ đồng chí làm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, trong suốt gần 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, đồng chí đã đánh giá chính xác tình hình ở địa bàn, đề ra phương thức, phương châm, biện pháp tiến hành đấu tranh phù hợp thực tiễn và quy luật khách quan, giúp bạn vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện áp dụng trên chiến trường, chống lại cuộc chiến tranh du kích của quân Pôn Pốt. Với thành tích xuất sắc trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước, đồng chí Lê Đức Anh được thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng tháng 01/1980 và lên Đại tướng tháng 12/1984.
Thứ Ba, đồng chí Lê Đức Anh – nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, năm 1986, Đại tướng Lê Đức Anh là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, từ năm 1987 là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương. Đồng chí là Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992-1997. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Lê Đức Anh đã có nhiều công lao, cống hiến to lớn với nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực đối nội và đối ngoại:
Về đối nội: Đồng chí Lê Đức Anh đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đi vào hiện thực, tạo tiền đề cho sự thành công của công cuộc đổi mới những năm tiếp theo. Ngày 10/09/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” để tặng hoặc truy tặng những Mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; đồng thời cũng là để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ mai sau.
Về đối ngoại: Thực hiện đường lối Đổi mới, năm 1986, Việt Nam tiến hành bình thường hóa quan hệ với một số nước, trong đó có hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Thời điểm ấy, giữa Việt Nam và Mỹ chưa có một kênh tiếp cận chính thức nào. Chiến tranh đã kết thúc được hơn một thập kỷ nhưng sự hận thù vẫn còn sâu sắc. Sau những trăn trở, tìm tòi, Đại tướng đã tìm ra những bước đi khôn khéo với chiến dịch "Phẫu thuật nụ cười" và "Tìm kiếm người Mỹ mất tích - MIA" mở ra một cách tiếp cận trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Đó là một cách làm đầy sáng tạo và bước mở đầu đó đã góp phần quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào năm 1995.
Cũng trong nhiệm kỳ này, thay mặt Nhà nước và Nhân dân ta, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tham dự một số hội nghị quốc tế quan trọng; thăm chính thức và làm việc với 13 nước trên thế giới; đón tiếp 26 nguyên thủ quốc gia thăm hữu nghị chính thức và nhiều đoàn khách quốc tế tới thăm Việt Nam,… ; ký quyết định phê chuẩn 1 Hiến chương, 26 Công ước, 5 Hiệp ước, 35 Hiệp định, 3 Nghị định thư giữa Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế; trình Quốc hội phê chuẩn 1 Công ước theo quy định của Hiến pháp (Công ước quốc tế về Luật biển); ủy quyền đàm phán và ký kết một số điều ước quốc tế khác.
Thứ tư, đồng chí Lê Đức Anh – một nhân cách đức độ, giản dị, gần gũi, giàu tình yêu thương con người, là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở tầm chiến lược, nhưng đồng chí Lê Đức Anh không phân biệt cấp bậc, chức vụ, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, luôn quan tâm, chăm lo đến cán bộ, chiến sỹ trong thực hiện nhiệm vụ và cuộc sống hàng ngày. Là Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí luôn gần gũi, chân tình, sâu sắc và nặng tình nghĩa với quê hương. Tham gia hoạt động cách mạng từ thời niên thiếu, nhưng đồng chí luôn nhớ về quê hương với một tình cảm rất sâu đậm. Mỗi lần về quê, đồng chí thường đi thăm bà con lối xóm, động viên bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy tinh thần thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất để phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.
Có thể nói, cuộc đời hoạt động cách mạng hơn 80 năm của Đại tướng Lê Đức Anh là dành cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, vì sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, vì hạnh phúc của người dân. Nhân ngày Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Anh là dịp để chúng ta ôn lại, tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc; tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức cách mạng của đồng chí.
Tài Liệu tham khảo:
Đồng chí Lê Đức Anh (Bí danh Nguyễn Phú Hòa, còn gọi là Chín Hòa, Sáu Nam), sinh ngày 01/12/1920 tại làng Trương Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủa niên thiếu, Lê Đức Anh đã sớm được tiếp xúc với những người yêu nước và cách mạng, đọc báo chí tiến bộ và tìm hiểu về chủ nghĩa cộng sản, về Nguyễn Ái Quốc và tham gia phong trào đấu tranh đòi độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ông được giao giữ những trọng trách quan trọng trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1984, ông được phong Đại tướng. Ngày 23/9/1992, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến tháng 12/1997.
Với 99 năm tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, đồng chí Lê Đức Anh đã trọn đời phấn đấu, công hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Nhân dân ta. Đồng chí được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, cùng với đó là những cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước.
Thứ nhất, đồng chí Lê Đức Anh – người cộng sản kiên trung. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, phải chứng kiến người dân nô lệ mất nước sống cơ cực dưới chế độ thực dân, phong kiến, đã hun đúc trong đồng chí Lê Đức Anh lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản, khi đó ông tròn 18 tuổi. Từ đây, ông bắt đầu cuộc đời của một người cộng sản. Trong Cách mạng tháng Tám 1945, ông làm chỉ huy quân đội và tham gia giành chính quyền ở tỉnh Thủ Dầu Một. Sau đó, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ, bắt đầu cuộc đời binh nghiệp. Những năm đầu hoạt động cách mạng sôi nổi với bao khó khăn, thử thách, đã tôi rèn đồng chí Lê Đức Anh trở thành người chiến sĩ cộng sản kiên trung, để suốt đời chiến đấu hy sinh vì lý tưởng cách mạng của Đảng, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Thứ Hai, đồng chí Lê Đức Anh – người chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí được cử giữ các chức: Tham mưu trưởng Quân khu 7, Quân khu 8, Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn; Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Vào thời điểm những năm 1949-1950, ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn cầm cự để tổng phản công, vì vậy chúng ta xây dựng các đơn vị chủ lực quy mô lớn cấp đại đoàn. Nhiều người cũng muốn áp dụng điều này tại miền Nam, trong khi đó đồng chí Lê Đức Anh kiên quyết đề nghị chỉ xây dựng lực lượng vũ trang đến mức tiểu đoàn. Thực tiễn sau đó tại Nam Bộ cho thấy, các tiểu đoàn đã thể hiện hiệu quả chiến đấu, công tác tốt trong suốt thời gian từ năm 1951-1954 tại chiến trường Nam Bộ.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vào cuối tháng 12/1963 đồng chí Lê Đức Anh trở lại miền Nam trên một chiếc tàu “không số”, giữ chức Tham mưu trưởng Miền và cùng Quân ủy Miền, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo lực lượng vũ trang chiến đấu trên chiến trường B2, cùng quân dân cả nước đánh thắng hai cuộc tiến công chiến lược của Mỹ năm 1965 - 1966 và năm 1966 - 1967.
Đồng chí Lê Đức Anh có sáng kiến tổ chức lại chiến trường ở vùng không dân thành một tổ chức quân sự theo lãnh thổ, nhờ vậy, chúng ta tạo ra một thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn và có chiều sâu. Quân và dân miền Nam đã đánh thắng các cuộc hành quân có vũ khí tối tân của Mỹ, đỉnh cao là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti năm 1967. Sau này, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng quyết phong quân hàm vượt cấp cho đồng chí Lê Đức Anh từ Đại tá lên Trung tướng.
Một dấu ấn trong đời binh nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh là thời kỳ đồng chí làm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, trong suốt gần 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, đồng chí đã đánh giá chính xác tình hình ở địa bàn, đề ra phương thức, phương châm, biện pháp tiến hành đấu tranh phù hợp thực tiễn và quy luật khách quan, giúp bạn vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện áp dụng trên chiến trường, chống lại cuộc chiến tranh du kích của quân Pôn Pốt. Với thành tích xuất sắc trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước, đồng chí Lê Đức Anh được thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng tháng 01/1980 và lên Đại tướng tháng 12/1984.
Thứ Ba, đồng chí Lê Đức Anh – nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, năm 1986, Đại tướng Lê Đức Anh là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, từ năm 1987 là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương. Đồng chí là Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992-1997. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Lê Đức Anh đã có nhiều công lao, cống hiến to lớn với nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực đối nội và đối ngoại:
Về đối nội: Đồng chí Lê Đức Anh đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đi vào hiện thực, tạo tiền đề cho sự thành công của công cuộc đổi mới những năm tiếp theo. Ngày 10/09/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” để tặng hoặc truy tặng những Mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; đồng thời cũng là để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ mai sau.
Về đối ngoại: Thực hiện đường lối Đổi mới, năm 1986, Việt Nam tiến hành bình thường hóa quan hệ với một số nước, trong đó có hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Thời điểm ấy, giữa Việt Nam và Mỹ chưa có một kênh tiếp cận chính thức nào. Chiến tranh đã kết thúc được hơn một thập kỷ nhưng sự hận thù vẫn còn sâu sắc. Sau những trăn trở, tìm tòi, Đại tướng đã tìm ra những bước đi khôn khéo với chiến dịch "Phẫu thuật nụ cười" và "Tìm kiếm người Mỹ mất tích - MIA" mở ra một cách tiếp cận trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Đó là một cách làm đầy sáng tạo và bước mở đầu đó đã góp phần quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào năm 1995.
Cũng trong nhiệm kỳ này, thay mặt Nhà nước và Nhân dân ta, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tham dự một số hội nghị quốc tế quan trọng; thăm chính thức và làm việc với 13 nước trên thế giới; đón tiếp 26 nguyên thủ quốc gia thăm hữu nghị chính thức và nhiều đoàn khách quốc tế tới thăm Việt Nam,… ; ký quyết định phê chuẩn 1 Hiến chương, 26 Công ước, 5 Hiệp ước, 35 Hiệp định, 3 Nghị định thư giữa Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế; trình Quốc hội phê chuẩn 1 Công ước theo quy định của Hiến pháp (Công ước quốc tế về Luật biển); ủy quyền đàm phán và ký kết một số điều ước quốc tế khác.
Thứ tư, đồng chí Lê Đức Anh – một nhân cách đức độ, giản dị, gần gũi, giàu tình yêu thương con người, là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở tầm chiến lược, nhưng đồng chí Lê Đức Anh không phân biệt cấp bậc, chức vụ, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, luôn quan tâm, chăm lo đến cán bộ, chiến sỹ trong thực hiện nhiệm vụ và cuộc sống hàng ngày. Là Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí luôn gần gũi, chân tình, sâu sắc và nặng tình nghĩa với quê hương. Tham gia hoạt động cách mạng từ thời niên thiếu, nhưng đồng chí luôn nhớ về quê hương với một tình cảm rất sâu đậm. Mỗi lần về quê, đồng chí thường đi thăm bà con lối xóm, động viên bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy tinh thần thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất để phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.
Có thể nói, cuộc đời hoạt động cách mạng hơn 80 năm của Đại tướng Lê Đức Anh là dành cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, vì sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, vì hạnh phúc của người dân. Nhân ngày Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Anh là dịp để chúng ta ôn lại, tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc; tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức cách mạng của đồng chí.
Tài Liệu tham khảo:
- Tỉnh ủy Tuyên Quang số 02/HD/BTGTU, hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Anh (01/12/1920-01/12/2020), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đại tướng Lê Đức Anh, Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015.
Thạc sĩ Trình Thị Thu Thảo
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
Các tin liên quan:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -