Nghiên cứu - Trao đổi
Một số kinh nghiệm trong tuyên truyền thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Bình
Ngày Đăng: 16/12/2020 8:35 Lượt xem: 390
Lâm Bình là huyện vùng cao nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, diện tích tự nhiên là 78.152.17ha,.Phía Đông giáp huyện Nà Hang (Tuyên Quang), phía đông bắc giáp huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang); phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang).Huyện có 08 đơn vị hành chính cấp xã, 70 thôn, bản;dân số trên 34000 người với 12 dân dân tộc cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Trong đó dân tộc Tày chiếm 62%, dân tộc Dao chiếm 25%, dân tộc Mông chiếm 6%, dân tộc Pà Thẻn chiếm 2% còn lại là các dân tộc khác.
Ngay sau khi thành lập (tháng 01/2011), Lâm Bình phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức: kinh tế có xuất phát điểm thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, manh mún, hạ tầng kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu, cơ sở vật chất làm việc, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn còn thiếu và yếu. Đây là những khó khăn, thách thức không nhỏ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lâm Bình phải vượt qua ngay từ những ngày mới thành lập.
Năm 2011, thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ”, thực tế nhân dân nhận thức về xây dựng nông thôn mới còn chưa đầy đủ, năng lực chuyên môn và quản lý của cán bộ, công chức còn hạn chế. Một số tiêu chí khi triển khai thực hiện còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; huyện có điểm xuất phát các tiêu chí thấp, bình quân đạt từ 2 - 7 tiêu chí/xã.
Những trở ngại ban đầu không làm nản lòng Đảng bộ và Nhân dân huyện Lâm Bình, mà ngược lại càng củng cố thêm quyết tâm nỗ lực vươn lên. Việc đầu tiên và cấp bách mà Ban Chấp hành Đảng bộ phải lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện là làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng trong toàn huyện, đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường vượt khó đi lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc. Trong điều kiện đó, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Bình đã ban hànhKế hoạch về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng ”cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp triển khai đồng bộ, thống nhất trong toàn Đảng bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu tổ chức cơ sở Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố đoàn kết trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; việcđưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện tiên quyết để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Đảng bộ huyện Lâm Bình trong thời gian vừa qua.
Có thể khẳng định việc đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, nhất là trong xây dựng nông thôn mới để khắc phục tình trạng Nghị quyết đúng và hay nhưng chậm đi vào cuộc sống; thậm chí có trường hợp nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được Huyên ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Lâm Bìnhcoi là nhiệm vụ xuyên suốt và đặc biệt quan trọng; trong đó, công tác tuyên truyền phải đi trước một bước và được triển khai theo lộ trình với những nội dung, cách thức cụ thể trong từng giai đoạn nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Nội dung tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu, tiêu chí, lộ trình, các bước triển khai xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn, như: Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...; nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến với cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chỉ đạo gắn với tăng cường nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, mục tiêu của Chương trình; những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở, chủ động phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành tập trung giải quyết, tháo gỡ từ đó làm cơ sở giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành rút ra những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều chỉnh những vấn đề còn hạn chế, bất cập, đề ra những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai thực hiện chương trình trong từng giai đoạn.
Kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới; các cơ quan, đơn vị, các xã đã triển khai trên 800 lượt tuyên truyền với trên 17.000 người tham gia, giáo dục pháp luật thông qua việc tổ chức hội nghị các cấp; xây dựng 8 pano và lượt băng rôn áp phích; tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh - truyền hình 2.040 phóng sự, 1.296 tin bài, tổ chức được 18 lớp tập huấn cho 560 lượt cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.
Công tác tuyên truyền đã góp phần vào việc xây dựng Nông thôn mới ở huyện Lâm Bình thu nhiều kết quả cụ thể: số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 03 xã: (Lăng can 19/19 tiêu chí; Khuôn Hà 19/19 tiêu chí; Thượng Lâm 19/19 tiêu chí). Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí là: xã Thổ Bình, Bình An, Hồng Quang. Số xã đạt dưới 10 tiêu chí là: xã Phúc Yên, Xuân Lập.
Từ hiệu quả công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Bình thời gian qua để những tư tưởng, quan điểm, chủ trương lớn của Đảng thành hiện thực, đi vào cuộc sống, một số kinh nghiệm, bài học được chỉ ra là:
Thứ nhất, trong học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết của Đảng, cần nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, nhất là bí thư cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết. Cấp ủy các cấp phải thật sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và quyết tâm cao trên cơ sở quán triệt đầy đủ nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động, đề án đã được tập thể cấp ủy thông qua. Đồng thời, chú trọng đến chất lượng đội ngũ báo cáo viên để nghị quyết thật sự “thấm” và “ngấm” vào trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã đối với công tác tuyên truyền, có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Thực tế cho thấy, ở đâu có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, sự thống nhất, đoàn kết trong Nhân dân thì ở đó, công tác tuyên truyền được tăng cường, hoạt động nền nếp, hiệu quả.
Thứ ba, công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động về xây dựng nông thôn mới. Cần xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, các mô hình, cách làm hay, sáng tạo. Gắn tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, sáng tạo, xây dựng các chuyên mục “đưa nghị quyết của Đảng vào trong cuộc sống”, sáng tạo trong việc lồng ghép những nội dung của nghị quyết trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Thứ năm, gắn công tác tuyên truyền với công tác vận động Nhân dân để Nhân dân thể hiện vai trò chủ thể trong công tác xây dựng nông thôn mới bằng các hành động cụ thể. Chú trọng việc đổi mới, tăng cường các hình thức tuyên truyền về chương trình bằng các phương thức hiện đại, có sức lan tỏa cao thông qua internet, mạng xã hội,…
Thứ sáu, tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác triển khai học tập ở các địa phương đảm bảo đạt hiệu quả cao. Phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội; tập trung nắm bắt, phản ánh và định hướng dư luận xã hội trong triển khai thực hiện.
Thứ bảy, phải coi trọng hơn nữa việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghị quyết của Đảng. Kịp thời đánh giá, bổ sung những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cần có thái độ thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào sự thật, khẳng định những việc đã thực hiện được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm để có biện pháp khắc phục tháo gỡ; phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả để biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc triển khai thực hiện. Như vậy mới đem hiệu quảtrong việc triển khai đưa nghị quyết của Đảng vào trong cuộc sống, nhằm tạo ra sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, là tiền đề vững chắc bảo đảm cho sự thành công trong tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Ngay sau khi thành lập (tháng 01/2011), Lâm Bình phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức: kinh tế có xuất phát điểm thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, manh mún, hạ tầng kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu, cơ sở vật chất làm việc, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn còn thiếu và yếu. Đây là những khó khăn, thách thức không nhỏ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lâm Bình phải vượt qua ngay từ những ngày mới thành lập.
Năm 2011, thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ”, thực tế nhân dân nhận thức về xây dựng nông thôn mới còn chưa đầy đủ, năng lực chuyên môn và quản lý của cán bộ, công chức còn hạn chế. Một số tiêu chí khi triển khai thực hiện còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; huyện có điểm xuất phát các tiêu chí thấp, bình quân đạt từ 2 - 7 tiêu chí/xã.
Những trở ngại ban đầu không làm nản lòng Đảng bộ và Nhân dân huyện Lâm Bình, mà ngược lại càng củng cố thêm quyết tâm nỗ lực vươn lên. Việc đầu tiên và cấp bách mà Ban Chấp hành Đảng bộ phải lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện là làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng trong toàn huyện, đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường vượt khó đi lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc. Trong điều kiện đó, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Bình đã ban hànhKế hoạch về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng ”cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp triển khai đồng bộ, thống nhất trong toàn Đảng bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu tổ chức cơ sở Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố đoàn kết trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; việcđưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện tiên quyết để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Đảng bộ huyện Lâm Bình trong thời gian vừa qua.
Có thể khẳng định việc đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, nhất là trong xây dựng nông thôn mới để khắc phục tình trạng Nghị quyết đúng và hay nhưng chậm đi vào cuộc sống; thậm chí có trường hợp nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được Huyên ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Lâm Bìnhcoi là nhiệm vụ xuyên suốt và đặc biệt quan trọng; trong đó, công tác tuyên truyền phải đi trước một bước và được triển khai theo lộ trình với những nội dung, cách thức cụ thể trong từng giai đoạn nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Nội dung tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu, tiêu chí, lộ trình, các bước triển khai xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn, như: Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...; nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến với cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chỉ đạo gắn với tăng cường nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, mục tiêu của Chương trình; những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở, chủ động phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành tập trung giải quyết, tháo gỡ từ đó làm cơ sở giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành rút ra những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều chỉnh những vấn đề còn hạn chế, bất cập, đề ra những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai thực hiện chương trình trong từng giai đoạn.
Kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới; các cơ quan, đơn vị, các xã đã triển khai trên 800 lượt tuyên truyền với trên 17.000 người tham gia, giáo dục pháp luật thông qua việc tổ chức hội nghị các cấp; xây dựng 8 pano và lượt băng rôn áp phích; tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh - truyền hình 2.040 phóng sự, 1.296 tin bài, tổ chức được 18 lớp tập huấn cho 560 lượt cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.
Công tác tuyên truyền đã góp phần vào việc xây dựng Nông thôn mới ở huyện Lâm Bình thu nhiều kết quả cụ thể: số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 03 xã: (Lăng can 19/19 tiêu chí; Khuôn Hà 19/19 tiêu chí; Thượng Lâm 19/19 tiêu chí). Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí là: xã Thổ Bình, Bình An, Hồng Quang. Số xã đạt dưới 10 tiêu chí là: xã Phúc Yên, Xuân Lập.
Từ hiệu quả công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Bình thời gian qua để những tư tưởng, quan điểm, chủ trương lớn của Đảng thành hiện thực, đi vào cuộc sống, một số kinh nghiệm, bài học được chỉ ra là:
Thứ nhất, trong học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết của Đảng, cần nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, nhất là bí thư cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết. Cấp ủy các cấp phải thật sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và quyết tâm cao trên cơ sở quán triệt đầy đủ nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động, đề án đã được tập thể cấp ủy thông qua. Đồng thời, chú trọng đến chất lượng đội ngũ báo cáo viên để nghị quyết thật sự “thấm” và “ngấm” vào trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã đối với công tác tuyên truyền, có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Thực tế cho thấy, ở đâu có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, sự thống nhất, đoàn kết trong Nhân dân thì ở đó, công tác tuyên truyền được tăng cường, hoạt động nền nếp, hiệu quả.
Thứ ba, công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động về xây dựng nông thôn mới. Cần xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, các mô hình, cách làm hay, sáng tạo. Gắn tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, sáng tạo, xây dựng các chuyên mục “đưa nghị quyết của Đảng vào trong cuộc sống”, sáng tạo trong việc lồng ghép những nội dung của nghị quyết trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Thứ năm, gắn công tác tuyên truyền với công tác vận động Nhân dân để Nhân dân thể hiện vai trò chủ thể trong công tác xây dựng nông thôn mới bằng các hành động cụ thể. Chú trọng việc đổi mới, tăng cường các hình thức tuyên truyền về chương trình bằng các phương thức hiện đại, có sức lan tỏa cao thông qua internet, mạng xã hội,…
Thứ sáu, tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác triển khai học tập ở các địa phương đảm bảo đạt hiệu quả cao. Phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội; tập trung nắm bắt, phản ánh và định hướng dư luận xã hội trong triển khai thực hiện.
Thứ bảy, phải coi trọng hơn nữa việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghị quyết của Đảng. Kịp thời đánh giá, bổ sung những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cần có thái độ thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào sự thật, khẳng định những việc đã thực hiện được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm để có biện pháp khắc phục tháo gỡ; phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả để biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc triển khai thực hiện. Như vậy mới đem hiệu quảtrong việc triển khai đưa nghị quyết của Đảng vào trong cuộc sống, nhằm tạo ra sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, là tiền đề vững chắc bảo đảm cho sự thành công trong tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Cử nhân Nguyễn Thị Khánh Anh
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -