Nghiên cứu - Trao đổi
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên năm 1946 - Mốc son lịch sử của thể chế dân chủ Việt Nam
Ngày Đăng: 6/1/2021 10:21 Lượt xem: 361
Cách đây 75 năm, ngày 06/01/1946, đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bằng cả niềm vui, sự háo hức, toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ, dân tộc, tôn giáo đã nô nức đi bỏ lá phiếu của mình, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bối cảnh lịch sử
Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chính quyền cách mạng được thành lập trong cả nước. Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Ủy ban Giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh trở về Hà Nội. Theo đề nghị của Người, Ủy ban tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (28/8/1945), một chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách chỉ đạo quốc dân, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ dân chủ cộng hòa chính thức.
Ngày 30/8/1945, tại thành phố Huế, trước hàng vạn quần chúng đến dự, Phái đoàn Chính phủ Trung ương do đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Tuyên truyền làm Trưởng đoàn, thay mặt Chính phủ, đã chấp nhận Tuyên cáo thoái vị của vua Bảo Ðại để Chính phủ dân chủ cộng hòa điều khiển quốc dân; triệt để ủng hộ Chính phủ giữ vững nền độc lập nước nhà; giao nộp ấn, kiếm cho Phái đoàn để từ nay trở đi được làm dân tự do của một nước độc lập. Sự thoái vị của Bảo Ðại có ý nghĩa "là đã "hợp pháp hóa", theo một số truyền thống ngày nay đã được thừa nhận trên thế giới, chính quyền cách mạng đã được thừa nhận, hợp pháp hóa một cách vẻ vang..." (1).
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích của chế độ thực dân. Ngày 02/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Ngày 08/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân Đại hội. Tiếp đó, ngày 17/10/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 51/SL quy định thể lệ Tổng tuyển cử.
Để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương “thống nhất, thống nhất và thống nhất”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Hành động này chứng tỏ, Chính phủ và Việt Minh luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, tôn trọng người có tài, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, thiện tâm, thiện chí vì quyền lợi tối cao của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”(2).
Tuy nhiên, để công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử được chu đáo hơn nữa và nhất là để các ứng cử viên có điều kiện nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 06/01/1946; hạn nộp đơn ứng cử kéo dài đến hết ngày 27/12/1945; nơi nào lệnh hoãn không đến kịp, Chính phủ cho phép tiến hành Tổng tuyển cử theo quy định cũ (ngày 23/12/1945).
Càng gần đến ngày Tổng tuyển cử, không khí càng náo nức, sôi nổi. Một số địa phương, nhất là ở phía Nam, do lệnh hoãn không đến kịp, Tổng tuyển cử vẫn được tiến hành như kế hoạch đã định trước. Tại các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, việc tuyên truyền vận động Tổng tuyển cử diễn ra bằng nhiều hình thức phong phú, thể hiện những nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của mỗi dân tộc.
Ngày 05/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. Người nhấn mạnh: “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình (...) Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”(3).
Hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 06/01/1946, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, trên khắp mọi miền của Tổ quốc nô nức tham gia bầu cử, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối, góp phần mang đến sự thành công cho cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946. Cụ thể là, tính chung cả nước, số cử tri tham gia bỏ phiếu là 89%, trong khi đó theo quy định của Điều 56 Sắc lệnh số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử, chỉ cần một phần tư (1/4) số cử tri có quyền bầu cử đi bầu thì cuộc bầu cử đã có giá trị. Cuộc Tổng tuyển cử bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái; có 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số (4).
Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử dẫn đến Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội ngày 02/3/1946 là một bước tiến của tổ chức cơ quan nhà nước cao nhất của Việt Nam. Quốc hội đã bầu ra Ban Thường trực Quốc hội do học giả Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban và thành lập Chính phủ chính thức - Chính phủ liên hiệp kháng chiến do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tổ chức nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội và cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ, một Nhà nước của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc, có đủ tư cách pháp lý và uy tín để thực hiện những nhiệm vụ lịch sử trọng đại của đất nước. Ðứng trước tình thế nước nhà đang bị thực dân Pháp xâm lược, Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, một vị Chủ tịch được Quốc hội tôn vinh "xứng đáng với Tổ quốc" và "trao quyền bính" cho Chính phủ tùy theo tình thế để thực hiện nhiệm vụ đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có nhiệm vụ và đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Hiến pháp dân chủ, khẳng định quyền dân tộc độc lập, thống nhất lãnh thổ, xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa, một chế độ bảo đảm quyền tự do của mọi công dân không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, đặc biệt ưu đãi đối với đồng bào các tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ, đây là bản "Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà" và cũng là bản Hiến pháp đầu tiên ở Ðông - Nam Á. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã được độc lập, dân Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các tộc người ở Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bằng của các giai cấp.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên không những là sự hợp pháp hóa, chính đáng hóa quyền lực của Nhà nước mà còn là giải pháp mang tính gốc rễ, căn bản để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giai cấp, đảng phái trong điều kiện hòa bình. Cuộc Tổng tuyển cử vĩ đại đầy ý nghĩa đó thắng lợi do có sách lược ứng phó khéo léo: giương cao ngọn cờ đoàn kết, tất cả vì mục tiêu độc lập dân tộc với những giải pháp “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đầy nghệ thuật, không phải sử dụng bạo lực trong điều kiện “chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù đến thế”. Các lực lượng đối lập tìm mọi cách chống phá để cuộc bầu cử không thể thực hiện được, vì họ hiểu rõ tính hợp pháp của chính quyền thông qua bầu cử. Nhưng với khả năng tập hợp, vận động, lôi kéo nhân dân của chính quyền cách mạng và quan trọng hơn, bầu cử tự do là khát vọng ngàn đời của người dân Việt Nam, cuộc bầu cử vẫn được tổ chức. Khi cuộc bầu cử được tổ chức trong dân chủ, tự do, các thế lực thù địch lại tìm cách để trì hoãn và không công nhận. Với sách lược khôn khéo của Chính phủ lâm thời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù không mong muốn, nhưng các lực lượng đối lập không thể không công nhận kết quả bầu cử.
Thắng lợi Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Thắng lợi của Tổng tuyển cử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc.
Bối cảnh lịch sử
Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chính quyền cách mạng được thành lập trong cả nước. Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Ủy ban Giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh trở về Hà Nội. Theo đề nghị của Người, Ủy ban tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (28/8/1945), một chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách chỉ đạo quốc dân, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ dân chủ cộng hòa chính thức.
Ngày 30/8/1945, tại thành phố Huế, trước hàng vạn quần chúng đến dự, Phái đoàn Chính phủ Trung ương do đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Tuyên truyền làm Trưởng đoàn, thay mặt Chính phủ, đã chấp nhận Tuyên cáo thoái vị của vua Bảo Ðại để Chính phủ dân chủ cộng hòa điều khiển quốc dân; triệt để ủng hộ Chính phủ giữ vững nền độc lập nước nhà; giao nộp ấn, kiếm cho Phái đoàn để từ nay trở đi được làm dân tự do của một nước độc lập. Sự thoái vị của Bảo Ðại có ý nghĩa "là đã "hợp pháp hóa", theo một số truyền thống ngày nay đã được thừa nhận trên thế giới, chính quyền cách mạng đã được thừa nhận, hợp pháp hóa một cách vẻ vang..." (1).
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích của chế độ thực dân. Ngày 02/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Ngày 08/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân Đại hội. Tiếp đó, ngày 17/10/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 51/SL quy định thể lệ Tổng tuyển cử.
Để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương “thống nhất, thống nhất và thống nhất”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Hành động này chứng tỏ, Chính phủ và Việt Minh luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, tôn trọng người có tài, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, thiện tâm, thiện chí vì quyền lợi tối cao của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”(2).
Tuy nhiên, để công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử được chu đáo hơn nữa và nhất là để các ứng cử viên có điều kiện nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 06/01/1946; hạn nộp đơn ứng cử kéo dài đến hết ngày 27/12/1945; nơi nào lệnh hoãn không đến kịp, Chính phủ cho phép tiến hành Tổng tuyển cử theo quy định cũ (ngày 23/12/1945).
Càng gần đến ngày Tổng tuyển cử, không khí càng náo nức, sôi nổi. Một số địa phương, nhất là ở phía Nam, do lệnh hoãn không đến kịp, Tổng tuyển cử vẫn được tiến hành như kế hoạch đã định trước. Tại các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, việc tuyên truyền vận động Tổng tuyển cử diễn ra bằng nhiều hình thức phong phú, thể hiện những nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của mỗi dân tộc.
Ngày 05/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. Người nhấn mạnh: “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình (...) Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”(3).
Hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 06/01/1946, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, trên khắp mọi miền của Tổ quốc nô nức tham gia bầu cử, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối, góp phần mang đến sự thành công cho cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946. Cụ thể là, tính chung cả nước, số cử tri tham gia bỏ phiếu là 89%, trong khi đó theo quy định của Điều 56 Sắc lệnh số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử, chỉ cần một phần tư (1/4) số cử tri có quyền bầu cử đi bầu thì cuộc bầu cử đã có giá trị. Cuộc Tổng tuyển cử bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái; có 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số (4).
Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử dẫn đến Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội ngày 02/3/1946 là một bước tiến của tổ chức cơ quan nhà nước cao nhất của Việt Nam. Quốc hội đã bầu ra Ban Thường trực Quốc hội do học giả Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban và thành lập Chính phủ chính thức - Chính phủ liên hiệp kháng chiến do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tổ chức nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội và cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ, một Nhà nước của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc, có đủ tư cách pháp lý và uy tín để thực hiện những nhiệm vụ lịch sử trọng đại của đất nước. Ðứng trước tình thế nước nhà đang bị thực dân Pháp xâm lược, Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, một vị Chủ tịch được Quốc hội tôn vinh "xứng đáng với Tổ quốc" và "trao quyền bính" cho Chính phủ tùy theo tình thế để thực hiện nhiệm vụ đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có nhiệm vụ và đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Hiến pháp dân chủ, khẳng định quyền dân tộc độc lập, thống nhất lãnh thổ, xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa, một chế độ bảo đảm quyền tự do của mọi công dân không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, đặc biệt ưu đãi đối với đồng bào các tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ, đây là bản "Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà" và cũng là bản Hiến pháp đầu tiên ở Ðông - Nam Á. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã được độc lập, dân Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các tộc người ở Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bằng của các giai cấp.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên không những là sự hợp pháp hóa, chính đáng hóa quyền lực của Nhà nước mà còn là giải pháp mang tính gốc rễ, căn bản để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giai cấp, đảng phái trong điều kiện hòa bình. Cuộc Tổng tuyển cử vĩ đại đầy ý nghĩa đó thắng lợi do có sách lược ứng phó khéo léo: giương cao ngọn cờ đoàn kết, tất cả vì mục tiêu độc lập dân tộc với những giải pháp “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đầy nghệ thuật, không phải sử dụng bạo lực trong điều kiện “chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù đến thế”. Các lực lượng đối lập tìm mọi cách chống phá để cuộc bầu cử không thể thực hiện được, vì họ hiểu rõ tính hợp pháp của chính quyền thông qua bầu cử. Nhưng với khả năng tập hợp, vận động, lôi kéo nhân dân của chính quyền cách mạng và quan trọng hơn, bầu cử tự do là khát vọng ngàn đời của người dân Việt Nam, cuộc bầu cử vẫn được tổ chức. Khi cuộc bầu cử được tổ chức trong dân chủ, tự do, các thế lực thù địch lại tìm cách để trì hoãn và không công nhận. Với sách lược khôn khéo của Chính phủ lâm thời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù không mong muốn, nhưng các lực lượng đối lập không thể không công nhận kết quả bầu cử.
Thắng lợi Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Thắng lợi của Tổng tuyển cử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc.
(1) Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, Phần II, NXB Lao động, H.1997, tr.102
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 153
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tr 166 - 167
(4) Hướng dẫn số 160-HD/BTGTW ngày 03/12/2020 về Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tr 166 - 167
(4) Hướng dẫn số 160-HD/BTGTW ngày 03/12/2020 về Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.
Thạc sĩ Lưu Thị Thu Hà
Giảng viên tập sự khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên tập sự khoa Xây dựng Đảng
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -