Nghiên cứu - Trao đổi
Kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ về nước đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
Ngày Đăng: 28/1/2021 9:50 Lượt xem: 390
Rời Tổ quốc tìm đường giải phóng dân tộc vào mùa hè năm 1911 từ một cửa biển phía nam để rồi đến năm 1941, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mới trở về. Đối với dân tộc Việt Nam, mùa xuân năm 1941 thực sự là một mùa xuân kỳ diệu, bởi đó là mùa xuân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã mang theo sắc xuân bất diệt cho đất nước Việt Nam.
Sáng 28-01-1941, (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Người rời Trung Quốc lên đường về nước. Buổi trưa, Người về đến biên giới Việt - Trung, đoạn cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà (Hà Quảng, Cao Bằng). Lòng bồi hồi, xúc động khi đặt bước chân đầu tiên lên dải đất quê hương, Người lặng đi trong phút giây thiêng liêng được về với Tổ quốc, với đồng bào sau ba mươi năm xa cách.
Những ngày đầu về nước, để giữ bí mật Bác Hồ ở lại nhà ông Lý Quốc Súng (Máy Lỳ), dân tộc Nùng, ở thôn Pác Bó. Sau đó, để tiện cho công tác, Người chọn hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) một hang núi kín đáo ở làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, làm nơi đứng chân đầu tiên. Hang ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới, có thể rút lui an toàn khi bị lộ. Từ ngày 08-02-1941, Người bắt đầu sống và làm việc tại đây và nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Mặc dù thiếu thốn, gian khổ, nhưng tâm hồn của Bác luôn ung dung, thanh thản, tràn đầy một tinh thần lạc quan cách mạng đúng như trong lời thơ của Người:
Sáng 28-01-1941, (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Người rời Trung Quốc lên đường về nước. Buổi trưa, Người về đến biên giới Việt - Trung, đoạn cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà (Hà Quảng, Cao Bằng). Lòng bồi hồi, xúc động khi đặt bước chân đầu tiên lên dải đất quê hương, Người lặng đi trong phút giây thiêng liêng được về với Tổ quốc, với đồng bào sau ba mươi năm xa cách.
Những ngày đầu về nước, để giữ bí mật Bác Hồ ở lại nhà ông Lý Quốc Súng (Máy Lỳ), dân tộc Nùng, ở thôn Pác Bó. Sau đó, để tiện cho công tác, Người chọn hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) một hang núi kín đáo ở làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, làm nơi đứng chân đầu tiên. Hang ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới, có thể rút lui an toàn khi bị lộ. Từ ngày 08-02-1941, Người bắt đầu sống và làm việc tại đây và nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Mặc dù thiếu thốn, gian khổ, nhưng tâm hồn của Bác luôn ung dung, thanh thản, tràn đầy một tinh thần lạc quan cách mạng đúng như trong lời thơ của Người:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Ngày ngày, Người dậy sớm tập thể dục, leo núi rồi xuống suối tắm, sau đó bắt tay vào công việc. Có khi xuống làng hỏi chuyện đồng bào, có khi lên núi hái củi cùng anh em, tối về tranh thủ bồi dưỡng kinh nghiệm hoạt động cách mạng cho cán bộ. Thời gian này, Người đặc biệt quan tâm tới việc mở các lớp huấn luyện để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Với tầm nhìn chiến lược, Người đã yêu cầu chọn một số thanh niên ưu tú ở Cao Bằng gửi đi học lớp vô tuyến điện ở Liễu Châu (Trung Quốc), mở lớp huấn luyện quân sự, tổ chức một đội vũ trang thoát ly đầu tiên ở Cao Bằng... nhằm chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho công cuộc khởi nghĩa vũ trang sau này. Không chỉ trực tiếp tham gia giảng bài tại các lớp học, Người còn biên soạn một số tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ, như: Cách đánh du kích; Lịch sử nước ta; Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô tóm tắt…Đây là những tài liệu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Có thể khẳng định được rằng, việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn Pác Bó để xây dựng căn cứ địa cách mạng không phải sự lựa chọn tình cờ, ngẫu nhiên, mà là một sự nghiên cứu kỹ lưỡng, liên quan việc phát triển phong trào cách mạng của cả nước. Bởi vì, Cao Bằng có “phong trào tốt từ trước”, người dân Cao Bằng có truyền thống yêu nước, từ ngày có Đảng, đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng luôn một lòng theo Đảng, không ngừng đấu tranh chống thực dân, phong kiến...
Sự kiện Bác Hồ trở về Tổ quốc vào mùa xuân 1941 đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng trong nước và sự phát triển của lịch sử đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc Việt Nam. Cuộc trở về quê hương, đất nước của Bác sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước mang ý nghĩa vô cùng to lớn, Người đã cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, tập hợp lực lượng cùng toàn Đảng, toàn dân hướng vào mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc và chính quyền về tay nhân dân; đồng thời, Người đã quan tâm, củng cố tổ chức cơ sở Đảng từ Trung ương đến địa phương, tập hợp các lực lượng tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng; đối với quốc tế, quyết định trở về nước của Bác là cơ sở quan trọng để Việt Nam củng cố các mối quan hệ với các nước đồng minh chống lại chủ nghĩa phát xít, cũng như tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều nước đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta.
Như vậy, từ mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước, Ðảng ta và phong trào cách mạng do Bác trực tiếp chỉ đạo mới thật sự thực hiện được một chiến lược lớn là đặt cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đứng về phe Ðồng minh chống phát-xít. Và cũng chính mùa xuân ấy, từ nơi đầu nguồn thiêng liêng, Người đã cho ra đời bài thơ xuân tuyệt tác tựa đề “Pác Bó hùng vỹ”:
Có thể khẳng định được rằng, việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn Pác Bó để xây dựng căn cứ địa cách mạng không phải sự lựa chọn tình cờ, ngẫu nhiên, mà là một sự nghiên cứu kỹ lưỡng, liên quan việc phát triển phong trào cách mạng của cả nước. Bởi vì, Cao Bằng có “phong trào tốt từ trước”, người dân Cao Bằng có truyền thống yêu nước, từ ngày có Đảng, đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng luôn một lòng theo Đảng, không ngừng đấu tranh chống thực dân, phong kiến...
Sự kiện Bác Hồ trở về Tổ quốc vào mùa xuân 1941 đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng trong nước và sự phát triển của lịch sử đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc Việt Nam. Cuộc trở về quê hương, đất nước của Bác sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước mang ý nghĩa vô cùng to lớn, Người đã cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, tập hợp lực lượng cùng toàn Đảng, toàn dân hướng vào mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc và chính quyền về tay nhân dân; đồng thời, Người đã quan tâm, củng cố tổ chức cơ sở Đảng từ Trung ương đến địa phương, tập hợp các lực lượng tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng; đối với quốc tế, quyết định trở về nước của Bác là cơ sở quan trọng để Việt Nam củng cố các mối quan hệ với các nước đồng minh chống lại chủ nghĩa phát xít, cũng như tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều nước đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta.
Như vậy, từ mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước, Ðảng ta và phong trào cách mạng do Bác trực tiếp chỉ đạo mới thật sự thực hiện được một chiến lược lớn là đặt cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đứng về phe Ðồng minh chống phát-xít. Và cũng chính mùa xuân ấy, từ nơi đầu nguồn thiêng liêng, Người đã cho ra đời bài thơ xuân tuyệt tác tựa đề “Pác Bó hùng vỹ”:
“Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà”
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà”
Đúng như lời khẳng định của Người, chỉ hơn bốn năm sau, giang sơn Tổ quốc đã thu về một mối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và sự đồng lòng của nhân dân, cách mạng Việt Nam đã giành thắng lợi vang dội trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Và mùa xuân độc lập đầu tiên, xuân Bính Tuất năm 1946 đã đến trên toàn cõi đất nước ta. Sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu một bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do, hạnh phúc với những mùa xuân thắng lợi.
Đã 80 mùa xuân trôi qua nhưng hình ảnh khi lần đầu tiên Bác trở về với Tổ quốc sau 30 năm xa cách ấy vẫn mãi không phai nhòa trong sâu thẳm mỗi người dân Việt Nam. Kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ trở về nước vào thời điểm đang diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Những thành tựu đạt được của Việt Nam trong những năm trở lại đây, càng khẳng định tính đúng đắn trong các quyết sách của Ðảng và Nhà nước ta theo con đường mà Bác Hồ đã chọn, hợp lòng dân, hòa cùng với xu thế của thời đại.
Đã 80 mùa xuân trôi qua nhưng hình ảnh khi lần đầu tiên Bác trở về với Tổ quốc sau 30 năm xa cách ấy vẫn mãi không phai nhòa trong sâu thẳm mỗi người dân Việt Nam. Kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ trở về nước vào thời điểm đang diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Những thành tựu đạt được của Việt Nam trong những năm trở lại đây, càng khẳng định tính đúng đắn trong các quyết sách của Ðảng và Nhà nước ta theo con đường mà Bác Hồ đã chọn, hợp lòng dân, hòa cùng với xu thế của thời đại.
Thạc sĩ Lưu Thị Thu Hà
Giảng viên tập sự Khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên tập sự Khoa Xây dựng Đảng
Nguồn:
1. Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.722-723, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.
2. Đường về Tổ Quốc (giai đoạn 1930-1941), Nhà xuất bản Hồng Bàng.
3. Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (giai đoạn 1941-1945), Nhà xuất bản Hồng Bàng.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tập III.
5. Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam - Ban Tuyên giáo Trung ương
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -