Nghiên cứu - Trao đổi
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Ngày Đăng: 2/2/2021 8:48 Lượt xem: 399
Cách đây 91 năm, vào ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta đã cùng với nhân dân viết lên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, xóa bỏ sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức, lãnh đạo và là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Quá trình ra đời và những thắng lợi vĩ đại của Đảng
Lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ đen tối cùng cực. Cả dân tộc rên xiết dưới sự áp bức hung tàn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Trong bối cảnh ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như phong trào yêu nước, tiêu biểu là phong trào Cần Vương đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến, khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nguyên nhân là do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết, cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê Nin năm 1920, đánh dấu mốc quan trọng là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Từ năm 1921-1930, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, chuẩn bị điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Mùa xuân năm 1930, với vai trò và trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, với uy tín chính trị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam liên tiếp đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sự ra đời của Đảng là kết quả tất yếu, là yêu cầu khách quan của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam và đó là công lao và sáng kiến vĩ đại của Nguyễn Ái Quốc...
Từ khi mới ra đời, Đảng ta nhận sứ mạng lịch sử trọng đại trước dân tộc, đó là giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, mang lại cơm áo và hạnh phúc cho nhân dân. Vừa mới ra đời, Đảng ta đã kịp thời hòa mình vào các tầng lớp nhân dân và lãnh đạo nhân dân lao động dấy lên phong trào cách mạng rộng khắp cả nước. Tiêu biểu là các phong trào: Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 và cao trào cách mạng 1941-1945 đã khơi dậy được sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam.
Năm 1945, mới chỉ 15 tuổi và hơn 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vùng lên với sức mạnh “chuyển núi, dời sông”, đập tan xiềng xích của hơn 80 năm nô lệ của thực dân Pháp, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ vận mệnh của mình. Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc trong thế kỷ XX, là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình, là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Nền độc lập còn non trẻ vừa giành được lại đứng trước những thử thách to lớn hơn bao giờ hết. Thực dân Pháp, rồi đế quốc Mỹ với lực lượng quân sự hùng mạnh và vũ khí hiện đại đã quay trở lại xâm lược nhằm thiết lập sự thống trị lên đất nước ta. Nhưng chúng đã không khuất phục được nhân dân ta vì từ nay phong trào cách mạng Việt Nam đã có Đảng chỉ lối, đưa đường.
Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ với chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa miền Bắc đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam, kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thu non sông về một mối, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những kinh nghiệm, bài học trong quá trình lãnh đạo đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH . Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hai là, thấm nhuần sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng luôn luôn xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất của Đảng, đe dọa đối với vận mệnh của đất nước và của chế độ. Mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của Nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”[1]. Chỉ có như vậy, chúng ta mới xây dựng được một Đảng cầm quyền đáp ứng yêu cầu lịch sử mà Nhân dân tin tưởng giao phó.
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế phải được thực hiện như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Chỉ có sự đoàn kết thống nhất trong Đảng mới khơi dậy được tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nhân dân và trong toàn dân tộc, làm cho sức mạnh của dân tộc ngày càng được nhân lên, trở thành sức mạnh to lớn của Đảng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, với chí khí anh dũng của đội quân tất thắng, toàn Đảng ta đã đoàn kết, hãy đoàn kết giành những thắng lợi mới...”[2].
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ, nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc đổi mới và hội nhập.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên
Tự hào với những thắng lợi đã đạt được trong 91 năm xây dựng và lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc Việt Nam hướng về Đảng quang vinh, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cùng chung sức, chung lòng xây dựng một nước Việt Nam phát triển bền vững, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tài liệu tham khảo:
1. [1],[2]: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2011, t.12, tr . 406, 401, 402, 420.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5.
4. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, xóa bỏ sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức, lãnh đạo và là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Quá trình ra đời và những thắng lợi vĩ đại của Đảng
Lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ đen tối cùng cực. Cả dân tộc rên xiết dưới sự áp bức hung tàn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Trong bối cảnh ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như phong trào yêu nước, tiêu biểu là phong trào Cần Vương đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến, khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nguyên nhân là do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết, cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê Nin năm 1920, đánh dấu mốc quan trọng là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Từ năm 1921-1930, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, chuẩn bị điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Mùa xuân năm 1930, với vai trò và trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, với uy tín chính trị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam liên tiếp đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sự ra đời của Đảng là kết quả tất yếu, là yêu cầu khách quan của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam và đó là công lao và sáng kiến vĩ đại của Nguyễn Ái Quốc...
Từ khi mới ra đời, Đảng ta nhận sứ mạng lịch sử trọng đại trước dân tộc, đó là giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, mang lại cơm áo và hạnh phúc cho nhân dân. Vừa mới ra đời, Đảng ta đã kịp thời hòa mình vào các tầng lớp nhân dân và lãnh đạo nhân dân lao động dấy lên phong trào cách mạng rộng khắp cả nước. Tiêu biểu là các phong trào: Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 và cao trào cách mạng 1941-1945 đã khơi dậy được sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam.
Năm 1945, mới chỉ 15 tuổi và hơn 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vùng lên với sức mạnh “chuyển núi, dời sông”, đập tan xiềng xích của hơn 80 năm nô lệ của thực dân Pháp, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ vận mệnh của mình. Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc trong thế kỷ XX, là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình, là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Nền độc lập còn non trẻ vừa giành được lại đứng trước những thử thách to lớn hơn bao giờ hết. Thực dân Pháp, rồi đế quốc Mỹ với lực lượng quân sự hùng mạnh và vũ khí hiện đại đã quay trở lại xâm lược nhằm thiết lập sự thống trị lên đất nước ta. Nhưng chúng đã không khuất phục được nhân dân ta vì từ nay phong trào cách mạng Việt Nam đã có Đảng chỉ lối, đưa đường.
Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ với chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa miền Bắc đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam, kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thu non sông về một mối, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những kinh nghiệm, bài học trong quá trình lãnh đạo đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH . Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hai là, thấm nhuần sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng luôn luôn xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất của Đảng, đe dọa đối với vận mệnh của đất nước và của chế độ. Mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của Nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”[1]. Chỉ có như vậy, chúng ta mới xây dựng được một Đảng cầm quyền đáp ứng yêu cầu lịch sử mà Nhân dân tin tưởng giao phó.
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế phải được thực hiện như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Chỉ có sự đoàn kết thống nhất trong Đảng mới khơi dậy được tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nhân dân và trong toàn dân tộc, làm cho sức mạnh của dân tộc ngày càng được nhân lên, trở thành sức mạnh to lớn của Đảng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, với chí khí anh dũng của đội quân tất thắng, toàn Đảng ta đã đoàn kết, hãy đoàn kết giành những thắng lợi mới...”[2].
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ, nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc đổi mới và hội nhập.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên
Tự hào với những thắng lợi đã đạt được trong 91 năm xây dựng và lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc Việt Nam hướng về Đảng quang vinh, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cùng chung sức, chung lòng xây dựng một nước Việt Nam phát triển bền vững, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tài liệu tham khảo:
1. [1],[2]: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2011, t.12, tr . 406, 401, 402, 420.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5.
4. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia
Thạc sĩ Lưu Thị Thu Hà
Giảng viên tập sự khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên tập sự khoa Xây dựng Đảng
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -