Nghiên cứu - Trao đổi
Con đường hình thành và phát triển nhân cách của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
Ngày Đăng: 2/2/2021 8:57 Lượt xem: 1523
Nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở là sự tổng hòa các yếu tố về phẩm chất và năng lực (đức và tài), trong đó nổi bật là vấn đề đạo đức. Nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý biểu hiện trong cuộc sống thường ngày và trong công tác. Nó tạo nên tư cách chủ thể của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hoạt động và quan hệ xã hội, nhân cách là đặc trưng riêng của từng người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhân cách càng phát triển thì phản ánh giá trị xã hội của cá nhân càng cao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần tích cực hoàn thiện nhân cách nhằm hội đủ các yếu tố cần thiết về đức và tài, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở phải không ngừng học tập về chuyên môn, lý luận chính trị và rèn luyện đạo đức cách mạng để hoàn thiện nhân cách, phấn đấu trở thành người cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.Với mục tiêu rèn luyện nhân cách cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở thì cấp ủy, chính quyền và mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý cần coi trọng các con đường hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo sau:
Thứ nhất, giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ, lãnh đạo quản lý ở cơ sở. Do vậy cấp ủy cơ sở cần chú trọng giáo dục nhân cách cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua việc cung cấp cho họ những kiến thức khoa học phổ thông và cơ bản, những tri thức đạo đức và đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; tri thức, kỹ năng nghiệp vụ có liên quan đến nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý của họ (bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo chức danh).Ngoài ra, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừng tự học tập, nghiên cứu để bổ sung, làm giàu kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, hoạt động thực tiễn của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Với người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở ngoài các hoạt động học tập, lao động thì hoạt động đấu tranh cách mạng (đó là sự đấu tranh giữa cái xấu-tốt; tích cực - tiêu cực; lợi ích tập thể - lợi ích cá nhân; đổi mới - bảo thủ…) là cực kỳ quan trọng, nhân tố chủ đạo trong việc hình thành nhân cách. Chúng ta biết rằng nhân cách người lãnh đạo có hai mặt cơ bản là phẩm chất và năng lực, là đức và tài. Trong đó, đức ở đây chính là đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh - cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Những yếu tố của đạo đức cách mạng này không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, đó là sự đấu tranh của cá nhân người cán bô, lãnh đạo quản lý với những biểu hiện tiêu cực, lợi ích nhóm, tư tưởng bảo thủ, trì trệ,…trong tổ chức, xã hội. Điều quan trọng hơn là sự đấu tranh, rèn luyện của chính bản thân người cán bộ, quản lý ở cơ sở với những thói hư, tật xấu của bản thân, với những ham muốn tầm thường (tham, sân, si), đấu tranh với chính kẻ thù trong lòng mình. Cho nên hoạt động thực tiễn chính là trường học xã hội tốt nhất cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở rèn luyện đạo đức cách mạng, đó cũng là phép thử tốt nhất để khẳng định phẩm chất, tư cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý trước cám dỗ đời thường.
Hoạt động thực tiễn còn là cơ hội để cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở đem những tri thức, kỹ năng học được trong nhà trường, xã hội và tích lũy trong quá trình tự học tập của bản thân vận dụng vào thực tiễn. Từ hoạt động thực tiễn để làm sáng tỏ những lý luận, tri thức đã học, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn để cán bộ lãnh đạo, quản lý rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ đó bổ sung, hoàn thiện lý luận.Kết quả hoạt động thực tiễn chính là thước đo chân lý đánh giá “tài và đức” của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Thứ ba, xây dựng mối quan hệ của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở với tổ chức, với nhân dân. Trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở luôn liên hệ, quan hệ với các bộ phận trong tổ chức, với nhân dân. Những con người này có phẩm chất, nhân cách khác nhau, có đặc điểm tâm lý đa dạng, sống động cho nên sẽ giúp người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở hình thành đạo đức và ý thức “bản ngã” của bản thân. Việc liên hệ, quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý với nhân dân còn giúp người lãnh đạo học hỏi, tiếp thu những tinh hoa của quần chúng, đồng chí, đồng nghiệp. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói người lãnh đạo: “chẳng những phải lãnh đạo quần chúng mà lại phải học hỏi quần chúng”[1]. Mặt khác, việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở với nhân dân giúp cán bộ lãnh đạo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
Thứ tư, môi trường làm việc bao gồm tập thể người lao động, tập thể lãnh đạo đơn vị, các tổ chức Đảng, đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên…) là môi trường quan trọng để người lãnh đạo rèn luyện nhân cách của mình. Do đó, trong quá trình hoạt động người lãnh đạo cần phải đặt mình trong tổ chức, phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức với một tinh thần “vì Đảng, vì dân”. Rèn luyện nhân cách cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở có nghĩa là phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm của bản thân, trong đó tự phê bình và phê bình là phương tiện hiệu quả nhất, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: mỗi người phải cố gắng bản thân, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của tập thể, thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình để thấy rõ cái hay, cái dở, để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Vì vậy theo Người “một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta với quần chúng”[2]
Như vậy việc hình thành và phát triển nhân cách người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở là một quá trình lâu dài, phức tạp, gian khổ. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: người cán bộ lãnh đạo cần phải có quyết tâm cao thì mới cải tạo được mình, được nước nhà, được xã hội. Cái bí quyết thành công chính là quyết tâm, do đó, muốn rèn đức, luyện tài mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở phải nghiêm túc, quyết tâm thực hiện đồng bộ bốn con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cáchnhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiên nay./.
Trong bối cảnh hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở phải không ngừng học tập về chuyên môn, lý luận chính trị và rèn luyện đạo đức cách mạng để hoàn thiện nhân cách, phấn đấu trở thành người cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.Với mục tiêu rèn luyện nhân cách cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở thì cấp ủy, chính quyền và mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý cần coi trọng các con đường hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo sau:
Thứ nhất, giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ, lãnh đạo quản lý ở cơ sở. Do vậy cấp ủy cơ sở cần chú trọng giáo dục nhân cách cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua việc cung cấp cho họ những kiến thức khoa học phổ thông và cơ bản, những tri thức đạo đức và đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; tri thức, kỹ năng nghiệp vụ có liên quan đến nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý của họ (bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo chức danh).Ngoài ra, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừng tự học tập, nghiên cứu để bổ sung, làm giàu kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, hoạt động thực tiễn của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Với người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở ngoài các hoạt động học tập, lao động thì hoạt động đấu tranh cách mạng (đó là sự đấu tranh giữa cái xấu-tốt; tích cực - tiêu cực; lợi ích tập thể - lợi ích cá nhân; đổi mới - bảo thủ…) là cực kỳ quan trọng, nhân tố chủ đạo trong việc hình thành nhân cách. Chúng ta biết rằng nhân cách người lãnh đạo có hai mặt cơ bản là phẩm chất và năng lực, là đức và tài. Trong đó, đức ở đây chính là đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh - cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Những yếu tố của đạo đức cách mạng này không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, đó là sự đấu tranh của cá nhân người cán bô, lãnh đạo quản lý với những biểu hiện tiêu cực, lợi ích nhóm, tư tưởng bảo thủ, trì trệ,…trong tổ chức, xã hội. Điều quan trọng hơn là sự đấu tranh, rèn luyện của chính bản thân người cán bộ, quản lý ở cơ sở với những thói hư, tật xấu của bản thân, với những ham muốn tầm thường (tham, sân, si), đấu tranh với chính kẻ thù trong lòng mình. Cho nên hoạt động thực tiễn chính là trường học xã hội tốt nhất cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở rèn luyện đạo đức cách mạng, đó cũng là phép thử tốt nhất để khẳng định phẩm chất, tư cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý trước cám dỗ đời thường.
Hoạt động thực tiễn còn là cơ hội để cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở đem những tri thức, kỹ năng học được trong nhà trường, xã hội và tích lũy trong quá trình tự học tập của bản thân vận dụng vào thực tiễn. Từ hoạt động thực tiễn để làm sáng tỏ những lý luận, tri thức đã học, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn để cán bộ lãnh đạo, quản lý rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ đó bổ sung, hoàn thiện lý luận.Kết quả hoạt động thực tiễn chính là thước đo chân lý đánh giá “tài và đức” của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Thứ ba, xây dựng mối quan hệ của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở với tổ chức, với nhân dân. Trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở luôn liên hệ, quan hệ với các bộ phận trong tổ chức, với nhân dân. Những con người này có phẩm chất, nhân cách khác nhau, có đặc điểm tâm lý đa dạng, sống động cho nên sẽ giúp người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở hình thành đạo đức và ý thức “bản ngã” của bản thân. Việc liên hệ, quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý với nhân dân còn giúp người lãnh đạo học hỏi, tiếp thu những tinh hoa của quần chúng, đồng chí, đồng nghiệp. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói người lãnh đạo: “chẳng những phải lãnh đạo quần chúng mà lại phải học hỏi quần chúng”[1]. Mặt khác, việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở với nhân dân giúp cán bộ lãnh đạo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
Thứ tư, môi trường làm việc bao gồm tập thể người lao động, tập thể lãnh đạo đơn vị, các tổ chức Đảng, đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên…) là môi trường quan trọng để người lãnh đạo rèn luyện nhân cách của mình. Do đó, trong quá trình hoạt động người lãnh đạo cần phải đặt mình trong tổ chức, phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức với một tinh thần “vì Đảng, vì dân”. Rèn luyện nhân cách cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở có nghĩa là phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm của bản thân, trong đó tự phê bình và phê bình là phương tiện hiệu quả nhất, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: mỗi người phải cố gắng bản thân, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của tập thể, thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình để thấy rõ cái hay, cái dở, để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Vì vậy theo Người “một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta với quần chúng”[2]
Như vậy việc hình thành và phát triển nhân cách người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở là một quá trình lâu dài, phức tạp, gian khổ. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: người cán bộ lãnh đạo cần phải có quyết tâm cao thì mới cải tạo được mình, được nước nhà, được xã hội. Cái bí quyết thành công chính là quyết tâm, do đó, muốn rèn đức, luyện tài mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở phải nghiêm túc, quyết tâm thực hiện đồng bộ bốn con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cáchnhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiên nay./.
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 trang 285
[2]Sđd, trang 285
Thạc sĩ Phạm Thị Huệ
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -