Nghiên cứu - Trao đổi
Kỷ niệm 70 năm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tổ chức tại Tuyên Quang
Ngày Đăng: 11/2/2021 15:52 Lượt xem: 491
Cách đây 70 năm, từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã diễn ra tại khu rừng Nà Loáng thuộc thôn Phú An, xã Vinh Quang (nay là thôn Bó Củng, xã Kim Bình), huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Đây là đại hội đầu tiên được tổ chức trong nước và là đại hội duy nhất cho đến nay được tổ chức tại một địa phương ngoài thủ đô Hà Nội.
Năm 1951, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã bước vào năm thứ sáu. Được sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em, thế và lực của chiến tranh nhân dân có sự phát triển vượt bậc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương đẩy mạnh kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn. Ta đã có những vùng giải phóng rộng lớn, mở được cửa thông thương quốc tế; lực lượng vũ trang có khả năng tiêu diệt bộ phận sinh lực quan trọng của địch. Song, thực dân Pháp với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ, vẫn nỗ lực tăng cường chiến tranh, gây cho ta nhiều khó khăn, phức tạp. Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức lãnh đạo cách mạng của cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đến năm 1951, tình hình chính trị kinh tế, xã hội, của mỗi nước có những thay đổi khác nhau, cách mạng và kháng chiến của mỗi nước cũng có những bước phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng hoàn chỉnh và bổ sung đường lối cách mạng, kiện toàn và củng cố Đảng về mặt tổ chức, kịp thời đề ra những sách lược quyết định nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng vào tháng 2-1951 và chọn Thủ đô kháng chiến Tuyên Quang làm nơi tổ chức Đại hội.
Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương. Đến dự Đại hội còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Xiêm (Thái Lan).
Trong chín ngày làm việc, Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận các báo cáo trình trước Đại hội: Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh, Báo cáo về Tổ chức và Điều lệ Đảng của Đồng chí Lê Văn Lương, cùng nhiều báo cáo bổ sung về Mặt trận Dân tộc thống nhất, Chính quyền dân chủ nhân dân, Quân đội nhân dân, Kinh tế tài chính và về Văn hoá, văn nghệ… và những tham luận khác.
“Đại hội thông qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng. Những nội dung lý luận chủ yếu của cách mạng Việt Nam đã được Đại hội thông qua gồm các vấn đề sau:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là tiếp tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo. Dân tộc dân chủ nhân dân là tính chất của cách mạng, nền tảng của cách mạng là công nhân, nông dân, trí thức.
Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và đánh đổ các thế lực phong kiến tay sai, giành độc lập cho dân tộc, giành ruộng đất cho nông dân, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Để đẩy mạnh kháng chiến, Đại hội đã đề ra 12 chính sách cơ bản để động viên, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc quyết tâm giành thắng lợi”[1].
Đại hội quyết định thành lập ở mỗi nước một Đảng Cộng sản và một Mặt trận dân tộc thống nhất. Ở Việt Nam, thành lập Đảng Lao động Việt Nam và Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai. Đồng thời quyết định xuất bản báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm có bảy uỷ viên chính thức và một uỷ viên dự khuyết. Bầu đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, Đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư.
Trong lịch sử đấu tranh anh dũng và vẻ vang của Đảng ta, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II là mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về mọi mặt. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của cuộc kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng. Đường lối đúng đắn mà Đại hội vạch ra chính là sự bổ sung, phát triển Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng; đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn, đặt cơ sở cho việc hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và kiến thiết nước nhà. Thực hiện đường lối cách mạng được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đề ra, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Năm 1951, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã bước vào năm thứ sáu. Được sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em, thế và lực của chiến tranh nhân dân có sự phát triển vượt bậc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương đẩy mạnh kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn. Ta đã có những vùng giải phóng rộng lớn, mở được cửa thông thương quốc tế; lực lượng vũ trang có khả năng tiêu diệt bộ phận sinh lực quan trọng của địch. Song, thực dân Pháp với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ, vẫn nỗ lực tăng cường chiến tranh, gây cho ta nhiều khó khăn, phức tạp. Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức lãnh đạo cách mạng của cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đến năm 1951, tình hình chính trị kinh tế, xã hội, của mỗi nước có những thay đổi khác nhau, cách mạng và kháng chiến của mỗi nước cũng có những bước phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng hoàn chỉnh và bổ sung đường lối cách mạng, kiện toàn và củng cố Đảng về mặt tổ chức, kịp thời đề ra những sách lược quyết định nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng vào tháng 2-1951 và chọn Thủ đô kháng chiến Tuyên Quang làm nơi tổ chức Đại hội.
Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương. Đến dự Đại hội còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Xiêm (Thái Lan).
Trong chín ngày làm việc, Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận các báo cáo trình trước Đại hội: Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh, Báo cáo về Tổ chức và Điều lệ Đảng của Đồng chí Lê Văn Lương, cùng nhiều báo cáo bổ sung về Mặt trận Dân tộc thống nhất, Chính quyền dân chủ nhân dân, Quân đội nhân dân, Kinh tế tài chính và về Văn hoá, văn nghệ… và những tham luận khác.
“Đại hội thông qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng. Những nội dung lý luận chủ yếu của cách mạng Việt Nam đã được Đại hội thông qua gồm các vấn đề sau:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là tiếp tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo. Dân tộc dân chủ nhân dân là tính chất của cách mạng, nền tảng của cách mạng là công nhân, nông dân, trí thức.
Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và đánh đổ các thế lực phong kiến tay sai, giành độc lập cho dân tộc, giành ruộng đất cho nông dân, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Để đẩy mạnh kháng chiến, Đại hội đã đề ra 12 chính sách cơ bản để động viên, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc quyết tâm giành thắng lợi”[1].
Đại hội quyết định thành lập ở mỗi nước một Đảng Cộng sản và một Mặt trận dân tộc thống nhất. Ở Việt Nam, thành lập Đảng Lao động Việt Nam và Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai. Đồng thời quyết định xuất bản báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm có bảy uỷ viên chính thức và một uỷ viên dự khuyết. Bầu đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, Đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư.
Trong lịch sử đấu tranh anh dũng và vẻ vang của Đảng ta, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II là mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về mọi mặt. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của cuộc kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng. Đường lối đúng đắn mà Đại hội vạch ra chính là sự bổ sung, phát triển Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng; đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn, đặt cơ sở cho việc hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và kiến thiết nước nhà. Thực hiện đường lối cách mạng được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đề ra, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
[1] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Những vấn đề cơ bản về Đảng cộng sản và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, 2017, tr 202
Thạc sĩ Phùng Thị Hà
Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng
Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng
Các tin liên quan:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -