Nghiên cứu - Trao đổi
Sơn Dương đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội bảo đảm hoàn thiện tiêu chí về nông thôn mới
Ngày Đăng: 6/4/2021 8:16 Lượt xem: 391
Sơn Dương là huyện miền núi nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30 km về phía Đông Nam, cách Thủ đô Hà Nội 104 km; tiếp giáp với 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ; diện tích đất tự nhiên 78.795 ha; có 32 xã, 01 thị trấn, 424 thôn, tổ dân phố, có 19 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có thể thấy nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Chính vì vậy thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Dương đã ưu tiên tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội làm đòn bẩy phát triển kinh tế qua đó tạo tiền đề để xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, đến hết tháng 6/2019 toàn huyện đã triển khai thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn tại 32/32 xã, được 1.216,53 km; trong đó: Đường trục xã đạt 70,6% , đường trục thôn đạt 71,32%, đường ngõ xóm đạt 59%, đường trục chính nội đồng đạt 45,9%. Toàn huyện có 422 công trình thuỷ lợi, trong đó: Hồ chứa 195 công trình; Đập xây 120 công trình; Phai tạm: 68 công trình; Trạm bơm: 25 công trình; mương tự chảy 8 công trình; rọ thép 6 công trình. Các công trình thuỷ lợi hiện có cơ bản an toàn trong mùa mưa lũ, đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Số kênh mương đã được kiên cố hóa đạt chuẩn đến thời điểm tháng 6/2019 là 564/771 km, đạt 73%; hết năm 2019, làm mới 204 km kênh mương theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016 của HĐND tỉnh Tuyên Quang.[1]
Đến tháng 6/2019 số xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn theo quy định của ngành điện là 32/32 xã đạt 100%; số hộ sử dụng điện lưới Quốc gia thường xuyên, an toàn từ các nguồn là 46.272 hộ, tỷ lệ 99%. Toàn huyện hiện có 1.359 phòng học (Mầm non 451 phòng; tiểu học 576 phòng; THCS 332 phòng); xây dựng 66 gian nhà công vụ (Mầm non 12 gian; tiểu học 19 gian; THCS 35 gian); xây dựng 136 công trình nước sạch cho các trường học (Mầm non 106 công trình; tiểu học 16 công trình; THCS 14 công trình), 186 công trình nhà vệ sinh (Mầm non 137 công trình; tiểu học 34 công trình; THCS 15 công trình). Số trường đạt chuẩn quốc gia các cấp là 26 trường[2].
Hiện tại trên địa bàn huyện có 30 nhà văn hoá xã, thị trấn; từ năm 2011 đến nay đã tổ chức được 21.603 buổi hoạt động với trên 1.800.000 lượt người tham gia; 418 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, tổ chức trên 108.718 buổi sinh hoạt cộng đồng, với trên 3.720.189 lượt người tham gia. Toàn huyện có 6/32 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (Tân Trào, Ninh Lai, Minh Thanh, Đại Phú, Hồng Lạc, Sơn Nam).[3]
Hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về mua, bán, trao đổi hàng hoá thúc đẩy phát triển kinh tế. Toàn huyện có 24 chợ/32 xã, chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Công thương. Điểm phục vụ bưu chính viễn thông ở huyện bảo đảm thông suốt, đáp ứng nhu cầu chuyển phát bưu chính và thông tin liên lạc trên địa bàn huyện hiệu quả, với 01 bưu điện (Bưu điện huyện Sơn Dương), 04 bưu cục (Sơn Nam, Kim Xuyên-Hồng Lạc, Chợ Xoan-Thượng Ấm, Tân Trào) và 28 điểm bưu điện văn hóa xã, 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông, Intrenet[4].
Tổng số nhà ở hiện có trên địa bàn huyện đến thời điểm 31/6/2019 là 48.065 nhà, trong đó số nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng 40.834/48.065 nhà, đạt 84,95%; số nhà ở tạm, dột nát 2.206/48.065 nhà chiếm 4,59%. Giai đoạn 2011 - 2019 toàn huyện đã triển khai xây dựng mới và bàn giao đưa vào sử dụng 25 công trình trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND-UBND xã, gồm: Đông Lợi, Vân Sơn, Hồng Lạc, Phú Lương, Thanh Phát, Lâm Xuyên, Thượng Ấm, Sơn Nam, Thiện Kế, Tam Đa, Chi Thiết, Ninh Lai, Đại Phú, Tân Trào, Tú Thịnh, Lương Thiện, Hào Phú, Cấp Tiến, Tuân Lộ, Hợp Hòa, Đông Thọ, Văn Phú, Hợp Thành, Đồng Quý, Quyết Thắng[5]. Với những kết quả đạt được về kết cấu hạ tầng nông thôn đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Sơn Dương. Sự phát triển của giao thông, đường điện, trường học, nhà văn hóa xã, thôn, hệ thống chợ, các điểm bưu điện văn hóa... đã tạo nên diện mạo mới cho các xã ở huyện Sơn Dương với việc thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cấp ủy, chính quyền tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc củng cố, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tại địa phương.
Có được những kết quả tích cực ở Sơn Dương thời gian qua phải nói tới vai trò chỉ đạo, điều hành trong xây dựng nông thôn mới của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở khi xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Từ xác định rõ nhiệm vụ đã tập trung chỉ đạo, triển khai đến các thôn, hộ gia đình để đăng ký và xây dựng mô hình điểm thôn nông thôn mới kiểu mẫu và thực hiện 3 tiêu chí theo Nghị quyết HĐND huyện (Tổ chức sản xuất, Môi Trường và an toàn thực phẩm, thu nhập); mỗi xã đã lựa chọn xây dựng 01 thôn mẫu điểm về xây dựng nông thôn mới có điều kiện về kinh tế, thu nhập cao, cảnh quan môi trường đẹp, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, làm cơ sở tuyên truyền, nhân rộng trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện vừa làm vừa kiểm tra, đôn đốc, lựa chọn khâu, việc phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng mong muốn của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ vẫn còn một số hạn chế: công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình của một số xã, thôn chưa được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, một số xã còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên, chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động nhiều nơi chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Ý thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ và người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:
Một là: Cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong xây dựng Nông thôn mới. Cần triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể từ cơ sở, đáp ứng được nhu cầu mong muốn, nguyện vọng của người dân; có sự phân công rõ trách nhiệm đối với từng cơ quan, thành viên thực hiện để đảm bảo tiến độ đề ra.
Hai là: Công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên, tích cực, hiệu quả để thông qua công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, vai trò của Chương trình xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt để người dân nhận thức rõ về trách nhiệm “chủ thể” của mỗi cá nhân trong xây dựng Nông thôn mới. Trên hết, mục tiêu xây dựng nông thôn mới là tập trung phát triển kinh tế nông thôn, tăng nhanh thu nhập của người dân, đầu tư xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, thuỷ lợi, trường học, các công trình phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba là: Cần phải huy động được sức mạnh và nguồn lực từ dân trong xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Việc huy động nguồn lực của cộng đồng, người dân phải đảm bảo sự công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện phù hợp với nguồn lực sẵn có của địa phương, của người dân như: Đóng góp bằng vật liệu, ngày công, hiến đất hoặc bằng tiền ở những nơi dân có điều kiện kinh tế hoặc đối với hộ không có điều kiện huy động, khuyến khích đóng góp bằng ngày công để xây dựng công trình. Việc huy động nguồn lực từ nhân dân sẽ giúp mỗi người đều cảm thấy mình được góp một phần công sức dù ít nhiều vào công việc chung, qua đó tạo thêm động lực và phát huy tinh thần đoàn kết để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới./.
Thực hiện Chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, đến hết tháng 6/2019 toàn huyện đã triển khai thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn tại 32/32 xã, được 1.216,53 km; trong đó: Đường trục xã đạt 70,6% , đường trục thôn đạt 71,32%, đường ngõ xóm đạt 59%, đường trục chính nội đồng đạt 45,9%. Toàn huyện có 422 công trình thuỷ lợi, trong đó: Hồ chứa 195 công trình; Đập xây 120 công trình; Phai tạm: 68 công trình; Trạm bơm: 25 công trình; mương tự chảy 8 công trình; rọ thép 6 công trình. Các công trình thuỷ lợi hiện có cơ bản an toàn trong mùa mưa lũ, đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Số kênh mương đã được kiên cố hóa đạt chuẩn đến thời điểm tháng 6/2019 là 564/771 km, đạt 73%; hết năm 2019, làm mới 204 km kênh mương theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016 của HĐND tỉnh Tuyên Quang.[1]
Đến tháng 6/2019 số xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn theo quy định của ngành điện là 32/32 xã đạt 100%; số hộ sử dụng điện lưới Quốc gia thường xuyên, an toàn từ các nguồn là 46.272 hộ, tỷ lệ 99%. Toàn huyện hiện có 1.359 phòng học (Mầm non 451 phòng; tiểu học 576 phòng; THCS 332 phòng); xây dựng 66 gian nhà công vụ (Mầm non 12 gian; tiểu học 19 gian; THCS 35 gian); xây dựng 136 công trình nước sạch cho các trường học (Mầm non 106 công trình; tiểu học 16 công trình; THCS 14 công trình), 186 công trình nhà vệ sinh (Mầm non 137 công trình; tiểu học 34 công trình; THCS 15 công trình). Số trường đạt chuẩn quốc gia các cấp là 26 trường[2].
Hiện tại trên địa bàn huyện có 30 nhà văn hoá xã, thị trấn; từ năm 2011 đến nay đã tổ chức được 21.603 buổi hoạt động với trên 1.800.000 lượt người tham gia; 418 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, tổ chức trên 108.718 buổi sinh hoạt cộng đồng, với trên 3.720.189 lượt người tham gia. Toàn huyện có 6/32 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (Tân Trào, Ninh Lai, Minh Thanh, Đại Phú, Hồng Lạc, Sơn Nam).[3]
Hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về mua, bán, trao đổi hàng hoá thúc đẩy phát triển kinh tế. Toàn huyện có 24 chợ/32 xã, chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Công thương. Điểm phục vụ bưu chính viễn thông ở huyện bảo đảm thông suốt, đáp ứng nhu cầu chuyển phát bưu chính và thông tin liên lạc trên địa bàn huyện hiệu quả, với 01 bưu điện (Bưu điện huyện Sơn Dương), 04 bưu cục (Sơn Nam, Kim Xuyên-Hồng Lạc, Chợ Xoan-Thượng Ấm, Tân Trào) và 28 điểm bưu điện văn hóa xã, 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông, Intrenet[4].
Tổng số nhà ở hiện có trên địa bàn huyện đến thời điểm 31/6/2019 là 48.065 nhà, trong đó số nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng 40.834/48.065 nhà, đạt 84,95%; số nhà ở tạm, dột nát 2.206/48.065 nhà chiếm 4,59%. Giai đoạn 2011 - 2019 toàn huyện đã triển khai xây dựng mới và bàn giao đưa vào sử dụng 25 công trình trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND-UBND xã, gồm: Đông Lợi, Vân Sơn, Hồng Lạc, Phú Lương, Thanh Phát, Lâm Xuyên, Thượng Ấm, Sơn Nam, Thiện Kế, Tam Đa, Chi Thiết, Ninh Lai, Đại Phú, Tân Trào, Tú Thịnh, Lương Thiện, Hào Phú, Cấp Tiến, Tuân Lộ, Hợp Hòa, Đông Thọ, Văn Phú, Hợp Thành, Đồng Quý, Quyết Thắng[5]. Với những kết quả đạt được về kết cấu hạ tầng nông thôn đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Sơn Dương. Sự phát triển của giao thông, đường điện, trường học, nhà văn hóa xã, thôn, hệ thống chợ, các điểm bưu điện văn hóa... đã tạo nên diện mạo mới cho các xã ở huyện Sơn Dương với việc thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cấp ủy, chính quyền tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc củng cố, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tại địa phương.
Có được những kết quả tích cực ở Sơn Dương thời gian qua phải nói tới vai trò chỉ đạo, điều hành trong xây dựng nông thôn mới của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở khi xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Từ xác định rõ nhiệm vụ đã tập trung chỉ đạo, triển khai đến các thôn, hộ gia đình để đăng ký và xây dựng mô hình điểm thôn nông thôn mới kiểu mẫu và thực hiện 3 tiêu chí theo Nghị quyết HĐND huyện (Tổ chức sản xuất, Môi Trường và an toàn thực phẩm, thu nhập); mỗi xã đã lựa chọn xây dựng 01 thôn mẫu điểm về xây dựng nông thôn mới có điều kiện về kinh tế, thu nhập cao, cảnh quan môi trường đẹp, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, làm cơ sở tuyên truyền, nhân rộng trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện vừa làm vừa kiểm tra, đôn đốc, lựa chọn khâu, việc phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng mong muốn của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ vẫn còn một số hạn chế: công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình của một số xã, thôn chưa được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, một số xã còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên, chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động nhiều nơi chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Ý thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ và người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:
Một là: Cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong xây dựng Nông thôn mới. Cần triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể từ cơ sở, đáp ứng được nhu cầu mong muốn, nguyện vọng của người dân; có sự phân công rõ trách nhiệm đối với từng cơ quan, thành viên thực hiện để đảm bảo tiến độ đề ra.
Hai là: Công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên, tích cực, hiệu quả để thông qua công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, vai trò của Chương trình xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt để người dân nhận thức rõ về trách nhiệm “chủ thể” của mỗi cá nhân trong xây dựng Nông thôn mới. Trên hết, mục tiêu xây dựng nông thôn mới là tập trung phát triển kinh tế nông thôn, tăng nhanh thu nhập của người dân, đầu tư xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, thuỷ lợi, trường học, các công trình phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba là: Cần phải huy động được sức mạnh và nguồn lực từ dân trong xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Việc huy động nguồn lực của cộng đồng, người dân phải đảm bảo sự công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện phù hợp với nguồn lực sẵn có của địa phương, của người dân như: Đóng góp bằng vật liệu, ngày công, hiến đất hoặc bằng tiền ở những nơi dân có điều kiện kinh tế hoặc đối với hộ không có điều kiện huy động, khuyến khích đóng góp bằng ngày công để xây dựng công trình. Việc huy động nguồn lực từ nhân dân sẽ giúp mỗi người đều cảm thấy mình được góp một phần công sức dù ít nhiều vào công việc chung, qua đó tạo thêm động lực và phát huy tinh thần đoàn kết để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới./.
Thạc sĩ Triệu Thị Bạch Vân
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
1.2.3.4.5.Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sơn Dương, giai đoạn 2010-2020; Sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016 của HĐND tỉnh Tuyên Quang
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -