Nghiên cứu - Trao đổi
Những điểm khác nhau cơ bản về thể thức, kỹ thuật trình bày giữa văn bản của Đảng và văn bản hành chính nhà nước
Ngày Đăng: 30/9/2021 10:32 Lượt xem: 403
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định. Văn bản trong hệ thống chính trị nước ta được phân loại thành văn bản của Đảng, văn bản của Nhà nước, văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Giữa các loại văn bản này có sự khác nhau cơ bản về thể thức, kỹ thuật trình bày. Trong phạm vi bài viết này chỉ so sánh những điểm khác nhau về thể thức, kỹ thuật trình bày giữa văn bản của Đảng và văn bản hành chính Nhà nước để người đọc dễ tiếp nhận và phân biệt.
Đối với văn bản của Đảng, hiện nay thực hiện theo Hướng dẫn số 36-HD/TW ngày 03/4/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng, sử dụng thống nhất việc trình bày các thành phần thể thức và kỹ thuật trong văn bản của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Đối với văn bản hành chính Nhà nước, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư. Nghị định này đã đưa ra quy định thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính áp dụng trong các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, việc trình bày chưa chính xác hoặc nhầm lẫn về thể thức, kỹ thuật giữa văn bản của Đảng và văn bản hành chính Nhà nước khi soạn thảo, ban hành văn bản vẫn thường xảy ra. Nguyên nhân là do: người soạn thảo chưa nắm chắc và chưa phân biệt được các văn bản quy định, hướng dẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày của từng loại văn bản; chỉ chú ý đến nội dung văn bản mà chưa chú ý đến yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày; hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác kiểm tra, thẩm định, rà soát văn bản; do kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ: vừa là cán bộ, công chức, viên chức nhưng vừa phải kiêm nhiệm công tác Đảng hoặc đoàn thể nên dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình soạn thảo, ban hành các loại văn bản,…
Để tránh xảy ra những sai sót, nhầm lẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng và văn bản hành chính Nhà nước, có thể phân biệt hai loại văn bản này dựa trên những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Một là, điểm khác nhau về quy định chung:
Đối với văn bản của Đảng, hiện nay thực hiện theo Hướng dẫn số 36-HD/TW ngày 03/4/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng, sử dụng thống nhất việc trình bày các thành phần thể thức và kỹ thuật trong văn bản của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Đối với văn bản hành chính Nhà nước, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư. Nghị định này đã đưa ra quy định thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính áp dụng trong các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, việc trình bày chưa chính xác hoặc nhầm lẫn về thể thức, kỹ thuật giữa văn bản của Đảng và văn bản hành chính Nhà nước khi soạn thảo, ban hành văn bản vẫn thường xảy ra. Nguyên nhân là do: người soạn thảo chưa nắm chắc và chưa phân biệt được các văn bản quy định, hướng dẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày của từng loại văn bản; chỉ chú ý đến nội dung văn bản mà chưa chú ý đến yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày; hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác kiểm tra, thẩm định, rà soát văn bản; do kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ: vừa là cán bộ, công chức, viên chức nhưng vừa phải kiêm nhiệm công tác Đảng hoặc đoàn thể nên dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình soạn thảo, ban hành các loại văn bản,…
Để tránh xảy ra những sai sót, nhầm lẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng và văn bản hành chính Nhà nước, có thể phân biệt hai loại văn bản này dựa trên những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Một là, điểm khác nhau về quy định chung:
Tiêu chí so sánh | Văn bản của Đảng [1;30-31] |
Văn bản hành chính Nhà nước [2;phụ lục I,1] |
Khổ giấy | A4, A5, mẫu in sẵn | A4 |
Phông chữ | Bộ mã các ký tự chữ Việt theo Tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 | Tiếng Việt, Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen |
Định lề trang (in 1 mặt, chiều dọc) |
- Lề trên: 2cm - Lề dưới: 2cm - Lề trái: 3cm - Lề phải: 1,5cm |
- Lề trên: 2–2,5cm - Lề dưới: 2–2,5cm - Lề trái: 3–3,5cm - Lề phải: 1,5-2cm |
Số trang văn bản | Cỡ chữ: 14 | Cỡ chữ: 13 – 14 |
Phụ lục | Ghi số thứ tự phụ lục bằng chữ số Ả-Rập; số trang của phụ lục được đánh số tiếp theo liền kề với số trang của văn bản chính. Ví dụ: văn bản chính (kết thúc trang 12); Phụ lục 1 (trang 13,14), Phụ lục 2 (trang 15,16),… |
Ghi số thứ tự phụ lục bằng chữ số La Mã; số trang của phụ lục được đánh số riêng theo từng phụ lục. Ví dụ: văn bản chính (kết thúc trang 12); Phụ lục I (trang 1,2), Phụ lục II (trang 1,2,3,4),… |
Hai là, điểm khác nhau trong quy định về thành phần thể thức chính:
Tiêu chí so sánh | Văn bản của Đảng [1;2-27] |
Văn bản hành chính Nhà nước [2;phụ lục I, 1-8] |
Tiêu đề; Quốc hiệu, tiêu ngữ | Tiêu đề: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Cỡ chữ 15, bên dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài tiêu đề. Ví dụ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
- Quốc hiệu: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Cỡ chữ 12-13; - Tiêu ngữ: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cỡ chữ 13-14, in thường, đứng đậm; chữ cái đầu được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Ví dụ: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Tên cơ quan ban hành văn bản | - Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có): cỡ chữ 14; - Tên cơ quan ban hành: cỡ chữ 14; - Phía dưới có dấu sao (*). Ví dụ: ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG HUYỆN ỦY YÊN SƠN * |
- Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có): cỡ chữ 12-13; - Tên cơ quan ban hành: cỡ chữ 12-13; - Phía dưới có đường kẻ ngang nét liền, có độ dài bằng 1/3 đến 1/2 dòng chữ. Ví dụ: UBND TỈNH TUYÊN QUANG SỞ NỘI VỤ |
Số, ký hiệu văn bản |
- Số văn bản là số thứ tự được ghi liên tục từ số 01 cho mỗi tên loại văn bản trong 1 nhiệm kỳ; - Sau từ “số” không có dấu hai chấm (:); giữa số và ký hiệu có dấu gạch ngang(-), giữa tên loại và tên cơ quan ban hành có dấu gạch chéo (/); cỡ chữ 14. Ví dụ: Số 02-QĐ/BTG |
- Số văn bản là số thứ tự đối với mỗi tên loại văn bản, bắt đầu từ số 01 vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm; - Sau từ “số” có dấu hai chấm (:); giữa số và ký hiệu có dấu gạch chéo (/), giữa tên loại và tên cơ quan ban hành có dấu gach ngang (-); cỡ chữ 13. Ví dụ: Số: 02/QĐ-SNV |
Tên loại, trích yếu nội dung văn bản | - Đối với văn bản có tên loại: + Tên loại văn bản: cỡ chữ 15-16; + Trích yếu nội dung văn bản: cỡ chữ 14–15; bên dưới có năm (5) dấu gạch nối (-). Ví dụ: BÁO CÁO kết quả đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2017-2020 ----- - Đối với công văn: + Trích yếu nội dung: cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng; không quy định cụ thể về việc cách dòng so với số và ký hiệu văn bản; + Không quy định có ký hiệu viết tắt của cụm từ “về việc” (V/v). Ví dụ: Số 268–CV/VPTU Chuẩn bị hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII |
- Đối với văn bản có tên loại: + Tên loại văn bản: cỡ chữ 13-14; + Trích yếu nội dung văn bản: cỡ chữ 13-14; bên dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ. Ví dụ: CHỈ THỊ Về công tác phòng, chống lụt bão - Đối với công văn: + Trích yếu nội dung: cỡ chữ 12-13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản; + Có ký hiệu viết tắt của cụm từ “về việc” (V/v). Ví dụ: Số 06/SNV-CBCC V/v đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 |
Nội dung văn bản | - Cỡ chữ 14–15; khi xuống dòng lùi vào khoảng 1cm; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là 18pt; - Đối với văn bản có phần căn cứ ban hành: không quy định cụ thể về kiểu chữ nghiêng hay đứng (nhưng thường được sử dụng là kiểu chữ đứng); căn cứ cuối cùng có dấu phảy (,). |
- Cỡ chữ 13–14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1-1,27cm; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn hoặc từ 15pt trở lên; - Đối với văn bản có phần căn cứ ban hành: kiểu chữ nghiêng; căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm (.). |
Quyền hạn, chức vụ, họ và tên người ký văn bản | - Quyền hạn: giữa ký hiệu viết tắt có dấu gạch chéo (/), cỡ chữ 14; Ví dụ: T/M - Chức vụ: cỡ chữ 14, không đậm; Ví dụ: T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Nguyễn Văn A |
- Quyền hạn: sau ký hiệu viết tắt có dấu chấm (.), cỡ chữ 13-14; Ví dụ: TM. - Chức vụ: cỡ chữ 13-14, đậm; Ví dụ: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn B |
Nơi nhận văn bản | - Đối với văn bản có tên loại: + Từ “Nơi nhận”: cỡ chữ 14, không đậm, kiểu chữ đứng, có gạch chân; + Nơi nhận cụ thể: cỡ chữ 12, sau mỗi địa chỉ nơi nhận có dấu phảy (,), nơi nhận cuối cùng có dấu chấm (.); sau từ “Lưu” không có dấu hai chấm (:). Ví dụ: Nơi nhận: - Các huyện ủy, thành ủy, - Các đồng chí Tỉnh ủy viên, - Lưu VPTU. - Đối với công văn, tờ trình: + Từ “Kính gửi” cỡ chữ 14, kiểu chữ in nghiêng; + Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản cỡ chữ 14, sau mỗi địa chỉ nhận văn bản có dấu phảy (,), địa chỉ nhận cuối cùng có dấu chấm (.). Ví dụ: Kính gửi: - Ban Tổ chức Tỉnh ủy, - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. |
- Đối với văn bản có tên loại: + Từ “Nơi nhận”: cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; + Nơi nhận cụ thể: cỡ chữ 11, sau mỗi địa chỉ nơi nhận có dấu chấm phảy (;), nơi nhận cuối cùng có dấu chấm (.); sau từ “Lưu” có dấu hai chấm (:). Ví dụ: Nơi nhận: - Các sở, ban, ngành; - UBND các huyện, thành phố; - Lưu: VT, HC. - Đối với công văn, tờ trình: + Từ “Kính gửi” cỡ chữ 13-14, kiểu chữ in đứng; + Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản cỡ chữ 13-14, sau mỗi địa chỉ nhận văn bản có dấu chấm phảy (;), địa chỉ nhận cuối cùng có dấu chấm (.). Ví dụ: Kính gửi: - Sở Nội vụ; - Sở Kế hoạch và Đầu tư; - Sở Tài chính. |
Ba là, điểm khác nhau trong quy định về thành phần thể thức bổ sung:
Tiêu chí so sánh | Văn bản của Đảng [1;27,28] |
Văn bản quản lý Nhà nước [2;phụ lục I,8-10] |
Dấu chỉ mức độ khẩn | - Cỡ chữ: 14 - Bên ngoài không có đường viền bao quanh Ví dụ: HỎA TỐC |
- Cỡ chữ: 13–14 - Bên ngoài có đường viền đơn bao quanh Ví dụ: |
Chỉ dẫn phạm vi lưu hành | - Cỡ chữ: 12 - Bên ngoài không có đường viền bao quanh Ví dụ: XONG HỘI NGHỊ TRẢ LẠI |
- Cỡ chữ: 13–14 - Bên ngoài có đường viền đơn bao quanh Ví dụ: |
Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành | - Cỡ chữ: 8 - Giữa ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành có dấu gạch ngang (-), không có khoảng cách Ví dụ: AB-123 |
- Cỡ chữ: 11 - Giữa ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành có dấu chấm (.) và dấu mở-đóng ngoặc đơn. Ví dụ: AB.(123) |
Thông tin liên hệ của cơ quan ban hành văn bản | Cỡ chữ: 10 | Cỡ chữ: 11-12 |
Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản về thể thức, kỹ thuật trình bày giữa văn bản của Đảng và văn bản hành chính Nhà nước xét theo các quy định hiện hành. Trong quá trình soạn thảo, ngoài việc chú ý đến nội dung văn bản, người soạn thảo cần quan tâm đến yếu tố thể thức và kỹ thuật trình bày để tránh việc sai sót, nhầm lẫn, hướng tới việc soạn thảo và ban hành văn bản mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ tốt hơn quá trình thực hiện công vụ./.
Tài liệu tham khảo:
[1] Hướng dẫn số 36-HD/TW ngày 03/4/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng
[2] Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư
Cử nhân Quan Văn Tuân
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -