Nghiên cứu - Trao đổi
Những điểm mới trong Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ
Ngày Đăng: 26/11/2021 16:44 Lượt xem: 542
Ngày 3/11, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Quy định này thay thế quy định Quy định số 260-QĐ/TW ngày 02/10/2009 Việc ban hành Quy định số 41-QĐ/TW là cần thiết để điều chỉnh, bổ sung những điểm không còn phù hợp, những điểm mới trong công tác cán bộ trong tình hình hiện nay. So với Quy định số 260- QĐ/TW, Quy định số 41 - QĐ/TW có nhiều điểm mới như sau:
- Thứ nhất, Quy định số 41-QĐ/TW đã sửa đổi, bổ sung, làm rõ các khái niệm:
+ Khái niệm “ Miễn nhiệm”: Tại Quy định số 260- QĐ/TW: “Miễn nhiệm'' là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với cán bộ do vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm. Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên”, Quy định số 260- QĐ/TW chưa quy định thời điểm miễn nhiệm. Đối với Quy định số 41 - QĐ/TW, khái niệm “ Miễn nhiệm đã được sửa đổi, bổ sung: “Miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức”, việc bổ sung thời điểm miễn nhiệm để xác định cụ thể hơn các trường hợp miễn nhiệm: Không đáp ứng được yêu cầu công việc (quy định cũ là năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ); Uy tín giảm sút (quy định cũ là mất uy tín); Có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức (quy định cũ bao gồm cả trường hợp chưa đến mức bị kỷ luật bãi nhiệm).
+ Đối với khái niệm “ Từ chức”, Quy định số 41- QĐ/TW bổ sung thời điểm cán bộ từ chức “khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm” mà Quy định số 260-QĐ/TW chưa nêu.
+ Bổ sung hai khái niệm mới là "vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng" và "vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng" tại khoản 3, khoản 4 Điều 2:
“Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác”.
“ Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác”.
+ Bỏ các khái niệm “thôi giữ chức vụ”, “cấp có thẩm quyền”, “tập thể lãnh đạo” và “cơ quan tham mưu” được sử dụng tại Quy định số 260- QĐ/TW, quy định rõ một điều về thẩm quyền tại Điều 4, không đưa vào nguyên tắc chung như Quy định số 260 - QĐ/TW như sau:
+ Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định thì có thẩm quyền xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức.
+ Đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo báo cáo cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ đề xuất việc cho miễn nhiệm, từ chức.
+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ theo Quy định này.
- Thứ hai, Quy định số 41-QĐ/TW bổ sung một nội dung mới trong nguyên tắc so với Quy định số 260- QĐ/TW tại khoản 3, điều 3: “Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm”.
- Thứ ba, Quy định số 41- QĐ/TW đã nêu rất rõ việc xem xét miễn nhiệm, xem xét từ chức với cán bộ, đó là 06 trường hợp cán bộ, 04 trường hợp xem xét việc từ chức, bổ sung một số điểm mới so với Quy định số 260 - QĐ/TW:
+ Khoản 1, Điều 5: Bị cảnh cáo hoặc khiển trách, uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao ( Quy định số 260-QĐ/TW: yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế). Bỏ trường hợp vi phạm pháp luật bị kết luận bằng văn bản nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm (điểm b, khoản 1, điều 5 Quy định 260-QĐ/TW)
+ Khoản 2, Điều 5: Bị khiển trách 02 lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm (Quy định số 260 - QĐ/TW không nêu rõ hình thức kỷ luật khiển trách mà chỉ yêu cầu là bị xử lý kỷ luật hai lần liên quan đến chức trách được giao).
+ Bổ sung nội dung “Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định” tại khoản 3, Điều 5.
+ Bỏ căn cứ “ Để đơn vị mất đoàn kết” tại điểm c, khoản 2, Quy định số 260-QĐ/TW; bổ sung thêm căn cứ “Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác” tại khoản 5, Điều 5, nội dung này tại Quy định số 260-QĐ/TW chỉ nêu “ vi phạm tư cách đạo đức của người cán bộ; bị kết luận vi phạm những điều Đảng viên, cán bộ, công chức không được làm”.
+ Sửa đổi một số nội dung về xem xét việc từ chức: “Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao”, Quy định số 260 - QĐ/TW là “do nhận thấy hạn chế về năng lực và sức khỏe”; “Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng”, Quy định số 260 - QĐ/TW là “do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình”.
+ Bổ sung thêm căn cứ “Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định” tại khoản 3, Điều 6.
+ Bỏ căn cứ “cán bộ từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý’ quy định tại khoản 1, điều 6, Quy định số 260 - QĐ/TW.
- Thứ tư, Quyết định miễn nhiệm, cho từ chức chậm nhất trong 25 ngày, trước đây quy trình xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức theo quy định riêng và quy định thời gian giải quyết, xem xét miễn nhiệm, từ chức của cán bộ là trong thời hạn 30 ngày (Điều 19, Quy định số 260 - QĐ/TW), mặt khác tại Quy định số 41- QĐ/TW quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức đã được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn:
+ Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức: Cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ… có trách nhiệm trao đổi với cán bộ, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Trong thời gian 10 ngày làm việc: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, từ chức.
+ Trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
- Thứ năm, quy định mới về hồ sơ miễn nhiệm, từ chức: Cả trường hợp từ chức và miễn nhiệm đều sử dụng thống nhất những loại hồ sơ như sau:
- Tờ trình về công tác cán bộ của cơ quan tham mưu.
- Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; biên bản hội nghị, đơn xin của cán bộ xin từ chức; báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ cùng các tài liệu liên quan khác.
Như vậy, có thể thấy, về quy trình miễn nhiệm, từ chức của cán bộ đã được quy định ngắn gọn hơn, giảm bớt hồ sơ cũng như được quy định thống nhất, cụ thể.
- Thứ sáu, cán bộ từ chức có thể được xem xét bổ nhiệm, quy hoạch
Điều 10 Quy định số 41- QĐ/TW nêu về việc bố trí công tác với cán bộ sau khi từ chức. Cụ thể, nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác sau khi từ chức thì sẽ được xem xét, bố trí công tác phù hợp sau khi căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm làm việc. Đồng thời, nếu đã từ chức, được bố trí công tác khác và được đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, khắc phục yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.
Đây là quy định mới, trước đây Quy định số 260 - QĐ/TW chưa đề cập đến. Tuy nhiên, một số chính sách với cán bộ từ chức được nêu tại Quy định 260-QĐ/TW thì tại Quy định 41-QĐ/TW không đề cập đến nữa. Cụ thể, khoản 2 Điều 18 Quy định 260-QĐ/TW nêu rõ “cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý và do nhận thấy hạn chế về năng lực, sức khỏe được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn giữ chức vụ”.
Có thể thấy rằng, Quy định số 41-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã xác lập hệ thống các nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức với cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Đây là sự thể chế hóa chủ trương thành quy định cụ thể, thể hiện quyết tâm trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, cũng như nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tăng cường trách nhiệm cán bộ, để lựa chọn cán bộ, để rèn luyện cán bộ theo những yêu cầu về năng lực, phẩm chất đáp ứng với tình hình mới.
Với sự kế thừa nhiều bài học kinh nghiệm, cụ thể hoá nhiều tiêu chí để xem xét, đánh giá trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, hiệu quả của việc thực hiện quy định này sẽ bước đầu xây dựng văn hóa từ chức ở nước ta, để từng bước hình thành văn hoá từ chức đối với cán bộ mắc khuyết điểm vì thực tế hiện nay, có nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý không còn đủ uy tín để tiếp tục giữ vị trí công tác của mình. Từ chức là cách hành xử tốt nhất, nhân văn nhất, thể hiện tự trọng, tư cách và bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Với những nội dung trong quy định, chúng ta thấy việc nhìn nhận vấn đề từ chức cần phải có thay đổi ngay trong chính các cơ quan, đơn vị và trong dư luận xã hội theo hướng giảm bớt áp lực, định kiến về vấn đề này. Bên cạnh đó, có một sự nhìn nhận ở khía cạnh nhân văn với việc từ chức. Khi cán bộ nhận thấy khuyết điểm, sửa chữa khuyết điểm và có những cống hiến vươn lên cũng cần được ghi nhận một cách xứng đáng.
Với việc siết chặt quy trình công tác cán bộ, đổi mới đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, có tiêu chí cụ thể, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng không có "vùng cấm” đã và đang được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao trong thời gian qua. Quy định số 41 - QĐ/TW thể hiện sự kiên quyết của Đảng trong việc chọn lựa cán bộ có đức, đủ tài để gánh vác trách nhiệm trước Đảng, qua đó làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
- Thứ nhất, Quy định số 41-QĐ/TW đã sửa đổi, bổ sung, làm rõ các khái niệm:
+ Khái niệm “ Miễn nhiệm”: Tại Quy định số 260- QĐ/TW: “Miễn nhiệm'' là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với cán bộ do vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm. Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên”, Quy định số 260- QĐ/TW chưa quy định thời điểm miễn nhiệm. Đối với Quy định số 41 - QĐ/TW, khái niệm “ Miễn nhiệm đã được sửa đổi, bổ sung: “Miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức”, việc bổ sung thời điểm miễn nhiệm để xác định cụ thể hơn các trường hợp miễn nhiệm: Không đáp ứng được yêu cầu công việc (quy định cũ là năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ); Uy tín giảm sút (quy định cũ là mất uy tín); Có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức (quy định cũ bao gồm cả trường hợp chưa đến mức bị kỷ luật bãi nhiệm).
+ Đối với khái niệm “ Từ chức”, Quy định số 41- QĐ/TW bổ sung thời điểm cán bộ từ chức “khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm” mà Quy định số 260-QĐ/TW chưa nêu.
+ Bổ sung hai khái niệm mới là "vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng" và "vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng" tại khoản 3, khoản 4 Điều 2:
“Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác”.
“ Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác”.
+ Bỏ các khái niệm “thôi giữ chức vụ”, “cấp có thẩm quyền”, “tập thể lãnh đạo” và “cơ quan tham mưu” được sử dụng tại Quy định số 260- QĐ/TW, quy định rõ một điều về thẩm quyền tại Điều 4, không đưa vào nguyên tắc chung như Quy định số 260 - QĐ/TW như sau:
+ Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định thì có thẩm quyền xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức.
+ Đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo báo cáo cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ đề xuất việc cho miễn nhiệm, từ chức.
+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ theo Quy định này.
- Thứ hai, Quy định số 41-QĐ/TW bổ sung một nội dung mới trong nguyên tắc so với Quy định số 260- QĐ/TW tại khoản 3, điều 3: “Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm”.
- Thứ ba, Quy định số 41- QĐ/TW đã nêu rất rõ việc xem xét miễn nhiệm, xem xét từ chức với cán bộ, đó là 06 trường hợp cán bộ, 04 trường hợp xem xét việc từ chức, bổ sung một số điểm mới so với Quy định số 260 - QĐ/TW:
+ Khoản 1, Điều 5: Bị cảnh cáo hoặc khiển trách, uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao ( Quy định số 260-QĐ/TW: yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế). Bỏ trường hợp vi phạm pháp luật bị kết luận bằng văn bản nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm (điểm b, khoản 1, điều 5 Quy định 260-QĐ/TW)
+ Khoản 2, Điều 5: Bị khiển trách 02 lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm (Quy định số 260 - QĐ/TW không nêu rõ hình thức kỷ luật khiển trách mà chỉ yêu cầu là bị xử lý kỷ luật hai lần liên quan đến chức trách được giao).
+ Bổ sung nội dung “Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định” tại khoản 3, Điều 5.
+ Bỏ căn cứ “ Để đơn vị mất đoàn kết” tại điểm c, khoản 2, Quy định số 260-QĐ/TW; bổ sung thêm căn cứ “Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác” tại khoản 5, Điều 5, nội dung này tại Quy định số 260-QĐ/TW chỉ nêu “ vi phạm tư cách đạo đức của người cán bộ; bị kết luận vi phạm những điều Đảng viên, cán bộ, công chức không được làm”.
+ Sửa đổi một số nội dung về xem xét việc từ chức: “Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao”, Quy định số 260 - QĐ/TW là “do nhận thấy hạn chế về năng lực và sức khỏe”; “Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng”, Quy định số 260 - QĐ/TW là “do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình”.
+ Bổ sung thêm căn cứ “Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định” tại khoản 3, Điều 6.
+ Bỏ căn cứ “cán bộ từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý’ quy định tại khoản 1, điều 6, Quy định số 260 - QĐ/TW.
- Thứ tư, Quyết định miễn nhiệm, cho từ chức chậm nhất trong 25 ngày, trước đây quy trình xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức theo quy định riêng và quy định thời gian giải quyết, xem xét miễn nhiệm, từ chức của cán bộ là trong thời hạn 30 ngày (Điều 19, Quy định số 260 - QĐ/TW), mặt khác tại Quy định số 41- QĐ/TW quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức đã được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn:
+ Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức: Cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ… có trách nhiệm trao đổi với cán bộ, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Trong thời gian 10 ngày làm việc: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, từ chức.
+ Trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
- Thứ năm, quy định mới về hồ sơ miễn nhiệm, từ chức: Cả trường hợp từ chức và miễn nhiệm đều sử dụng thống nhất những loại hồ sơ như sau:
- Tờ trình về công tác cán bộ của cơ quan tham mưu.
- Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; biên bản hội nghị, đơn xin của cán bộ xin từ chức; báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ cùng các tài liệu liên quan khác.
Như vậy, có thể thấy, về quy trình miễn nhiệm, từ chức của cán bộ đã được quy định ngắn gọn hơn, giảm bớt hồ sơ cũng như được quy định thống nhất, cụ thể.
- Thứ sáu, cán bộ từ chức có thể được xem xét bổ nhiệm, quy hoạch
Điều 10 Quy định số 41- QĐ/TW nêu về việc bố trí công tác với cán bộ sau khi từ chức. Cụ thể, nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác sau khi từ chức thì sẽ được xem xét, bố trí công tác phù hợp sau khi căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm làm việc. Đồng thời, nếu đã từ chức, được bố trí công tác khác và được đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, khắc phục yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.
Đây là quy định mới, trước đây Quy định số 260 - QĐ/TW chưa đề cập đến. Tuy nhiên, một số chính sách với cán bộ từ chức được nêu tại Quy định 260-QĐ/TW thì tại Quy định 41-QĐ/TW không đề cập đến nữa. Cụ thể, khoản 2 Điều 18 Quy định 260-QĐ/TW nêu rõ “cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý và do nhận thấy hạn chế về năng lực, sức khỏe được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn giữ chức vụ”.
Có thể thấy rằng, Quy định số 41-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã xác lập hệ thống các nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức với cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Đây là sự thể chế hóa chủ trương thành quy định cụ thể, thể hiện quyết tâm trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, cũng như nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tăng cường trách nhiệm cán bộ, để lựa chọn cán bộ, để rèn luyện cán bộ theo những yêu cầu về năng lực, phẩm chất đáp ứng với tình hình mới.
Với sự kế thừa nhiều bài học kinh nghiệm, cụ thể hoá nhiều tiêu chí để xem xét, đánh giá trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, hiệu quả của việc thực hiện quy định này sẽ bước đầu xây dựng văn hóa từ chức ở nước ta, để từng bước hình thành văn hoá từ chức đối với cán bộ mắc khuyết điểm vì thực tế hiện nay, có nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý không còn đủ uy tín để tiếp tục giữ vị trí công tác của mình. Từ chức là cách hành xử tốt nhất, nhân văn nhất, thể hiện tự trọng, tư cách và bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Với những nội dung trong quy định, chúng ta thấy việc nhìn nhận vấn đề từ chức cần phải có thay đổi ngay trong chính các cơ quan, đơn vị và trong dư luận xã hội theo hướng giảm bớt áp lực, định kiến về vấn đề này. Bên cạnh đó, có một sự nhìn nhận ở khía cạnh nhân văn với việc từ chức. Khi cán bộ nhận thấy khuyết điểm, sửa chữa khuyết điểm và có những cống hiến vươn lên cũng cần được ghi nhận một cách xứng đáng.
Với việc siết chặt quy trình công tác cán bộ, đổi mới đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, có tiêu chí cụ thể, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng không có "vùng cấm” đã và đang được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao trong thời gian qua. Quy định số 41 - QĐ/TW thể hiện sự kiên quyết của Đảng trong việc chọn lựa cán bộ có đức, đủ tài để gánh vác trách nhiệm trước Đảng, qua đó làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Thạc sĩ Đỗ Thu Hương
Hiệu trưởng Trường Chính trị
Hiệu trưởng Trường Chính trị
Các tin liên quan:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -