Nghiên cứu - Trao đổi
Lê Văn Lương - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam
Ngày Đăng: 26/3/2022 21:0 Lượt xem: 333
Đồng chí Lê Văn Lương tên khai sinh là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1912 trong gia đình nhà nho yêu nước và có dòng dõi khoa bảng, ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Được thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của dòng họ, lại tận mắt chứng kiến cuộc sống lầm than, thống khổ của người dân ở quê hương nên từ sớm đồng chí Lê Văn Lương đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu nặng, luôn đau đáu về nền độc lập tự do của dân tộc. Vì vậy, trong sự nghiệp cách mạng của mình, ông đã cống hiến trọn đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người chiến sỹ cách mạng mẫu mực. Những đóng góp to lớn ấy được thể hiện cụ thể như sau:
Người cộng sản kiên trung trong phong trào đấu tranh cách mạng
Thuở thiếu thời, khi đất nước đang bị đô hộ dưới ách áp bức của thực dân Pháp, trong môi trường trường học người thanh niên Nguyễn Công Miều đã tham gia các phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên như các cuộc bãi khóa, mít tinh, biểu tình đòi thực dân Pháp trả tự do cho cụ Phan Bội Châu (năm 1925), tham gia lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh (năm 1926); là thành viên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đồng chí tham gia vào quá trình tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, cổ động nhiều người đọc sách báo cách mạng hoặc xin cho tham gia vào Hội… Tháng 6/1929 đồng chí được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng - tổ chức tiền thân của Đảng ta. Từ phong trào vô sản hóa, tháng 8/1929 đồng chí vào Sài Gòn hoạt động, hòa mình vào cuộc sống thợ thuyền ở nhiều cơ sở công nghiệp có đông công nhân, tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức họ tham gia đấu tranh. Khi các tổ chức cộng sản thống nhất thành một đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua thực tiễn đấu tranh, đồng chí càng trưởng thành, được rèn luyện bản lĩnh, giác ngộ cách mạng, tham gia nhiều hoạt động trong phong trào công nhân, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh bênh vực lợi ích cho nhân dân.
Trong khoảng 15 năm đấu tranh cách mạng (từ ngày 23/3/1931 đến tháng 8/1945), đồng chí Lê Văn Lương đã rèn luyện và trưởng thành trong lao tù đế quốc. Giai đoạn 1931 – 1933, sau khi trực tiếp lãnh đạo hơn 400 công nhân hãng dầu Nhà Bè đấu tranh chống giới chủ, đồng chí bị bắt và giam cầm tại Khám lớn Sài Gòn, bị tòa án thực dân Pháp khép án tử hình. Trong những ngày bị giam cầm ý chí kiên cường của người chiến sỹ cộng sản càng được bộc lộ rõ. Đồng chí luôn thể hiện khí tiết của người đảng viên cộng sản, đưa ra quan điểm đã là chiến sỹ cộng sản không được thủ tiêu đấu tranh trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mặc cho mọi đòn tra tấn dã man của kẻ thù thực dân, đôi mắt gần như hỏng vì bụi trong tầng hầm của nhà tù không có ánh sáng nhưng không cản được ý chí chiến đấu của người thanh niên yêu nước này. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã tù đày, đồng chí tìm mọi cách để bắt mối liên lạc và hoạt động cách mạng, biến tòa án thành diễn đàn tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc, tổ chức các phong trào đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù, thành lập các tổ chức quần chúng trong nhà tù… Không dừng lại ở đó, đồng chí còn cảm hóa cả những tù thường phạm trong xà lim suy nghĩ lại và hành động theo gương cộng sản “để làm cho bọn Tây nó phục và kính nể”[1]. Do làm tốt công tác tư tưởng, nên những tù thường phạm tỉnh ngộ, tin và ủng hộ cách mạng, trước lúc lên máy chém mặc dù không phải chiến sỹ cộng sản song họ vẫn hô vang khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Đả đảo đế quốc Pháp”. Những tiếng hô vang ấy giữa nhà lao đã thể hiện được sự cảm hóa của người cộng sản Lê Văn Lương đến những người tử tù. Trước sức ép dư luận trong và ngoài nước, tháng 5/1933 đế quốc Pháp phải giảm án cho hàng loạt người và một số án tử hình xuống khổ sai chung thân. Đồng chí Lê Văn Lương được giảm xuống án chung thân và bị đày ra Côn Đảo. Giai đoạn 1934 – 1945, những tháng ngày ở nhà tù Côn Đảo, đồng chí tiếp tục đấu tranh bằng việc tham gia Ban lãnh đạo Chi bộ nhà tù Côn Đảo – loại hình chi bộ đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ, tổ chức các cuộc đấu tranh chống khổ sai, viết tài liệu tuyên truyền giác ngộ cách mạng, mở lớp dạy lý luận trong điều kiện thiếu thốn và đầy nguy hiểm…Từ những hoạt động thiết thực đó, phong trào đấu tranh của những cộng sản trong lao tù đạt được nhiều kết quả. Năm 1945, được tin Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã và đang giành thắng lợi trong đất liền, Ban lãnh đạo Chi bộ đẩy mạnh đấu tranh dưới nhiều hình thức, trong đó tập trung dùng biện pháp vận động, thuyết phục tránh thương vong. Ngày 26/8/1945 phong trào đấu tranh giành thắng lợi, không khí độc lập, tự do tràn trên đảo nơi trước đó ít ngày được mệnh danh là địa ngục trần gian.
Nhà lãnh đạo xuất sắc, nhà tổ chức tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hơn bao giờ hết đất nước cần có sức mạnh, trí tuệ của toàn dân để gìn giữ thành quả cách mạng, trong đó rất cần những người có năng lực, kinh nghiệm, bản lĩnh, trưởng thành trong thực tiễn, tiếp tục cống hiến, chung tay gánh vác sự nghiệp cách mạng của dân tộc được Đảng tin tưởng, giao nhiệm vụ. Trên mọi cương vị đồng chí Lê Văn Lương luôn nỗ lực cố gắng và có nhiều đóng góp quan trọng:
Năm 1945, là ủy viên dự khuyết xứ ủy Nam Kỳ, Lê Văn Lương cùng các đồng chí trong xứ ủy chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ, buộc chúng phải chấp nhận thất bại với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh trên toàn miền Nam.
Trên cương vị là Bí thư văn phòng Trung ương Đảng (những năm 1947 - 1948, 1959 - 1960), đồng chí có nhiều đóng góp để xây dựng Văn phòng Trung ương Đảng thực sự là cơ quan tham mưu đắc lực của Đảng với những công việc cụ thể như: soạn thảo Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương (miền Bắc Đông Dương) bàn về tổ chức các ban, tiểu ban ở Trung ương và cấp ủy địa phương; xác định cơ cấu tổ chức, xây dựng nội quy, chế độ, lề lối làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng một cách rõ ràng với từng đơn vị và theo lộ trình cụ thể; quan tâm xây dựng công tác của Văn phòng Trung ương Đảng về tổ chức và cán bộ đảm bảo công việc lãnh đạo của Trung ương được tiến hành đảm bảo nhanh chóng, chính xác, bí mật, an toàn.
Trên cương vị là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (những năm 1948 - 1956, 1973 - 1976), đồng chí đã tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều nội dung quan trọng về công tác tổ chức xây dựng Đảng như Chỉ thị số 28 – CT/TW ngày 14/9/1950 về công tác đảng viên; tham mưu giúp Trung ương, Bộ Chính trị soạn thảo Điều lệ Đảng, chuẩn bị công tác nhân sự cho Đại hội II của Đảng năm 1951, tham mưu ban hành Nghị quyết số 225 – NQ/TW ngày 20/02/1973 về công tác cán bộ trong giai đoạn mới, đóng góp nhiều ý kiến vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III ngày 25/12/1974 về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sực chiến đấu của Đảng. Đây là một văn kiện đặc biệt quan trọng, ra đời đáp ứng yêu cầu tình hình cấp bách về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Có thể nói, những đóng góp nổi bật của đồng chí Lê Văn Lương về công tác tổ chức, cán bộ trở thành những kinh nghiệm quý báu về công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Là Giám đốc đầu tiên của Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949 - 1956), đồng chí Lê Văn Lương một mặt động viên cán bộ, nhân viên, học viên khắc phục mọi khó khăn, vừa xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, vừa thực hiện nhiệm vụ dạy và học, hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện cán bộ mà Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Trong công tác giảng dạy, đồng chí nhấn mạnh yêu cầu phải gắn chặt lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn của cuộc kháng chiến đang diễn ra nhằm đi đến thắng lợi cuối cùng. Bằng nhiều hoạt động thiết thực như trực tiếp giảng dạy, quan tâm, động viên cán bộ, nhân viên và học viên vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy tốt, học tốt; đào tạo ra nhiều lớp cán bộ đủ đức, đủ tài đóng góp công sức vào sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Với cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội trong suốt 10 năm (1977 – 1986) đồng chí đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, chăm lo cuộc sống của nhân dân thành phố, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân Thủ đô trong thời kỳ cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đã 47 năm kể từ khi đất nước thống nhất, thế hệ hôm nay mãi tri ân, tưởng nhớ đến công lao to lớn của những thế hệ đi trước, những chiến sỹ cộng sản kiên trung vì nước vì dân, vì hạnh phúc của dân tộc và nhân loại. Trong đó, không thể không nhắc đến những đóng góp lớn lao của đồng chí Lê Văn Lương - tấm gương sáng, suốt đời tận tụy, thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc, âm vang mãi trong tiềm thức của các thế hệ người Việt Nam.
Người cộng sản kiên trung trong phong trào đấu tranh cách mạng
Thuở thiếu thời, khi đất nước đang bị đô hộ dưới ách áp bức của thực dân Pháp, trong môi trường trường học người thanh niên Nguyễn Công Miều đã tham gia các phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên như các cuộc bãi khóa, mít tinh, biểu tình đòi thực dân Pháp trả tự do cho cụ Phan Bội Châu (năm 1925), tham gia lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh (năm 1926); là thành viên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đồng chí tham gia vào quá trình tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, cổ động nhiều người đọc sách báo cách mạng hoặc xin cho tham gia vào Hội… Tháng 6/1929 đồng chí được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng - tổ chức tiền thân của Đảng ta. Từ phong trào vô sản hóa, tháng 8/1929 đồng chí vào Sài Gòn hoạt động, hòa mình vào cuộc sống thợ thuyền ở nhiều cơ sở công nghiệp có đông công nhân, tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức họ tham gia đấu tranh. Khi các tổ chức cộng sản thống nhất thành một đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua thực tiễn đấu tranh, đồng chí càng trưởng thành, được rèn luyện bản lĩnh, giác ngộ cách mạng, tham gia nhiều hoạt động trong phong trào công nhân, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh bênh vực lợi ích cho nhân dân.
Trong khoảng 15 năm đấu tranh cách mạng (từ ngày 23/3/1931 đến tháng 8/1945), đồng chí Lê Văn Lương đã rèn luyện và trưởng thành trong lao tù đế quốc. Giai đoạn 1931 – 1933, sau khi trực tiếp lãnh đạo hơn 400 công nhân hãng dầu Nhà Bè đấu tranh chống giới chủ, đồng chí bị bắt và giam cầm tại Khám lớn Sài Gòn, bị tòa án thực dân Pháp khép án tử hình. Trong những ngày bị giam cầm ý chí kiên cường của người chiến sỹ cộng sản càng được bộc lộ rõ. Đồng chí luôn thể hiện khí tiết của người đảng viên cộng sản, đưa ra quan điểm đã là chiến sỹ cộng sản không được thủ tiêu đấu tranh trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mặc cho mọi đòn tra tấn dã man của kẻ thù thực dân, đôi mắt gần như hỏng vì bụi trong tầng hầm của nhà tù không có ánh sáng nhưng không cản được ý chí chiến đấu của người thanh niên yêu nước này. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã tù đày, đồng chí tìm mọi cách để bắt mối liên lạc và hoạt động cách mạng, biến tòa án thành diễn đàn tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc, tổ chức các phong trào đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù, thành lập các tổ chức quần chúng trong nhà tù… Không dừng lại ở đó, đồng chí còn cảm hóa cả những tù thường phạm trong xà lim suy nghĩ lại và hành động theo gương cộng sản “để làm cho bọn Tây nó phục và kính nể”[1]. Do làm tốt công tác tư tưởng, nên những tù thường phạm tỉnh ngộ, tin và ủng hộ cách mạng, trước lúc lên máy chém mặc dù không phải chiến sỹ cộng sản song họ vẫn hô vang khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Đả đảo đế quốc Pháp”. Những tiếng hô vang ấy giữa nhà lao đã thể hiện được sự cảm hóa của người cộng sản Lê Văn Lương đến những người tử tù. Trước sức ép dư luận trong và ngoài nước, tháng 5/1933 đế quốc Pháp phải giảm án cho hàng loạt người và một số án tử hình xuống khổ sai chung thân. Đồng chí Lê Văn Lương được giảm xuống án chung thân và bị đày ra Côn Đảo. Giai đoạn 1934 – 1945, những tháng ngày ở nhà tù Côn Đảo, đồng chí tiếp tục đấu tranh bằng việc tham gia Ban lãnh đạo Chi bộ nhà tù Côn Đảo – loại hình chi bộ đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ, tổ chức các cuộc đấu tranh chống khổ sai, viết tài liệu tuyên truyền giác ngộ cách mạng, mở lớp dạy lý luận trong điều kiện thiếu thốn và đầy nguy hiểm…Từ những hoạt động thiết thực đó, phong trào đấu tranh của những cộng sản trong lao tù đạt được nhiều kết quả. Năm 1945, được tin Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã và đang giành thắng lợi trong đất liền, Ban lãnh đạo Chi bộ đẩy mạnh đấu tranh dưới nhiều hình thức, trong đó tập trung dùng biện pháp vận động, thuyết phục tránh thương vong. Ngày 26/8/1945 phong trào đấu tranh giành thắng lợi, không khí độc lập, tự do tràn trên đảo nơi trước đó ít ngày được mệnh danh là địa ngục trần gian.
Nhà lãnh đạo xuất sắc, nhà tổ chức tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hơn bao giờ hết đất nước cần có sức mạnh, trí tuệ của toàn dân để gìn giữ thành quả cách mạng, trong đó rất cần những người có năng lực, kinh nghiệm, bản lĩnh, trưởng thành trong thực tiễn, tiếp tục cống hiến, chung tay gánh vác sự nghiệp cách mạng của dân tộc được Đảng tin tưởng, giao nhiệm vụ. Trên mọi cương vị đồng chí Lê Văn Lương luôn nỗ lực cố gắng và có nhiều đóng góp quan trọng:
Năm 1945, là ủy viên dự khuyết xứ ủy Nam Kỳ, Lê Văn Lương cùng các đồng chí trong xứ ủy chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ, buộc chúng phải chấp nhận thất bại với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh trên toàn miền Nam.
Trên cương vị là Bí thư văn phòng Trung ương Đảng (những năm 1947 - 1948, 1959 - 1960), đồng chí có nhiều đóng góp để xây dựng Văn phòng Trung ương Đảng thực sự là cơ quan tham mưu đắc lực của Đảng với những công việc cụ thể như: soạn thảo Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương (miền Bắc Đông Dương) bàn về tổ chức các ban, tiểu ban ở Trung ương và cấp ủy địa phương; xác định cơ cấu tổ chức, xây dựng nội quy, chế độ, lề lối làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng một cách rõ ràng với từng đơn vị và theo lộ trình cụ thể; quan tâm xây dựng công tác của Văn phòng Trung ương Đảng về tổ chức và cán bộ đảm bảo công việc lãnh đạo của Trung ương được tiến hành đảm bảo nhanh chóng, chính xác, bí mật, an toàn.
Trên cương vị là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (những năm 1948 - 1956, 1973 - 1976), đồng chí đã tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều nội dung quan trọng về công tác tổ chức xây dựng Đảng như Chỉ thị số 28 – CT/TW ngày 14/9/1950 về công tác đảng viên; tham mưu giúp Trung ương, Bộ Chính trị soạn thảo Điều lệ Đảng, chuẩn bị công tác nhân sự cho Đại hội II của Đảng năm 1951, tham mưu ban hành Nghị quyết số 225 – NQ/TW ngày 20/02/1973 về công tác cán bộ trong giai đoạn mới, đóng góp nhiều ý kiến vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III ngày 25/12/1974 về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sực chiến đấu của Đảng. Đây là một văn kiện đặc biệt quan trọng, ra đời đáp ứng yêu cầu tình hình cấp bách về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Có thể nói, những đóng góp nổi bật của đồng chí Lê Văn Lương về công tác tổ chức, cán bộ trở thành những kinh nghiệm quý báu về công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Là Giám đốc đầu tiên của Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949 - 1956), đồng chí Lê Văn Lương một mặt động viên cán bộ, nhân viên, học viên khắc phục mọi khó khăn, vừa xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, vừa thực hiện nhiệm vụ dạy và học, hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện cán bộ mà Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Trong công tác giảng dạy, đồng chí nhấn mạnh yêu cầu phải gắn chặt lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn của cuộc kháng chiến đang diễn ra nhằm đi đến thắng lợi cuối cùng. Bằng nhiều hoạt động thiết thực như trực tiếp giảng dạy, quan tâm, động viên cán bộ, nhân viên và học viên vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy tốt, học tốt; đào tạo ra nhiều lớp cán bộ đủ đức, đủ tài đóng góp công sức vào sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Với cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội trong suốt 10 năm (1977 – 1986) đồng chí đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, chăm lo cuộc sống của nhân dân thành phố, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân Thủ đô trong thời kỳ cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đã 47 năm kể từ khi đất nước thống nhất, thế hệ hôm nay mãi tri ân, tưởng nhớ đến công lao to lớn của những thế hệ đi trước, những chiến sỹ cộng sản kiên trung vì nước vì dân, vì hạnh phúc của dân tộc và nhân loại. Trong đó, không thể không nhắc đến những đóng góp lớn lao của đồng chí Lê Văn Lương - tấm gương sáng, suốt đời tận tụy, thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc, âm vang mãi trong tiềm thức của các thế hệ người Việt Nam.
Thạc sĩ Phạm Thị Thu Trang
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
Các tin liên quan:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -