Nghiên cứu - Trao đổi
Huỳnh Tấn Phát - một kiến trúc sư tài ba có nhiều công trình góp phần tô đẹp diện mạo của đất nước
Ngày Đăng: 15/2/2023 7:48 Lượt xem: 563
Đồng chí Huỳnh Tấn Phát là lãnh đạo kiệt xuất, một nhân cách lớn, trí tuệ, tài hoa và hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Trước khi trở thành nhà cách mạng, ông là kiến trúc sư nổi tiếng từ những năm 40 của thế XX, các công trình kiến trúc của ông thể hiện sâu sắc tư duy văn hóa, lối sống, nhân cách của ông. Đó cũng chính là những phẩm chất cao đẹp làm nên chân dung của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.
Đồng chí Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15/02/1913 tại làng Tân Hưng, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (nay là ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình địa chủ phá sản. Được gia đình cho ăn học, với tư chất thông minh, Huỳnh Tấn Phát lần lượt tốt nghiệp bậc tiểu học, bậc trung học tại Trường dòng Laxan Tabe Mỹ Tho, Trường Trung học Mỹ Tho, Trường Trung học Pétrus Ký (Sài Gòn).
Từ thời còn trẻ, đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã ấp ủ hoài bão lớn và khát vọng cháy bỏng đem tài năng và trí tuệ làm đẹp cuộc đời. Năm 1933, Huỳnh Tấn Phát thi đậu vào khoa Kiến trúc khóa 8 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau 5 năm học tập, ông đỗ thủ khoa và trở về Sài Gòn, làm việc trong Văn phòng kiến trúc sư Chauchaon, người Pháp. Tuy mới ra trường, nhưng với năng khiếu bẩm sinh và năng lực sáng tạo dồi dào, Huỳnh Tấn Phát đã thực hiện thành công đồ án thiết kế công trình và được giới kiến trúc sư đánh giá cao.
Năm 1940, đồng chí Huỳnh Tấn Phát mở văn phòng kiến trúc và năm 1941, đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế khu trung tâm hội chợ triển lãm Đông Dương. Với tài năng của mình, trong thời gian từ năm 1938 đến năm 1943, đồng chí đã thiết kế nhiều công trình được xây dựng tại Sài Gòn, Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt... Các công trình kiến trúc đều thể hiện tư duy sâu sắc về văn hóa Á Đông, về năng lực sáng tạo thể hiện qua những hình khối kiến trúc được bố cục chặt chẽ, hiện đại, nhưng khoáng đạt, cởi mở và hài hòa với cảnh quan nhiệt đới phương Nam, đã gây nên một sự chú ý đặc biệt trong giới trí thức Nam Kỳ và cả sự ngưỡng mộ của người Pháp.
Với năng lực và tài năng dồi dào, con đường phát triển mở rộng trước mắt, song từ nhỏ đã chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, đồng bào sống trong cơ cực, lầm than dưới ách quân xâm lược. Trong ông đã hình thành tình cảm yêu nước, thương dân, nhân tố quan trọng thúc đẩy Huỳnh Tấn Phát giác ngộ lý tưởng cộng sản và đi theo cách mạng. Tháng 3/1945, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sài Gòn. Mỗi khi có điều kiện ông lại mang tay nghề kiến trúc phục vụ cách mạng.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) với bao nhiệm vụ nặng nề, nhưng đồng chí Huỳnh Tấn Phát vẫn dành thời gian hiếm hoi để thiết kế và chỉ đạo xây dựng nhiều công trình trong chiến khu. Và nhiều phác thảo kiến trúc, quy hoạch các công trình dự định xây dựng tại Lộc Ninh, Thủ đô Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam trong điều kiện chiến tranh ác liệt đã thể hiện tầm nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai, khả năng sáng tạo tuyệt vời, tư duy thông tuệ của một kiến trúc sư tài năng, một nhà văn hóa lớn.
Sau khi đất nước thống nhất, đồng chí Huỳnh Tấn Phát được Đảng và Nhân dân giao nhiều trọng trách như: Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Trưởng Ban quy hoạch đô thị, Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng Thủ đô Hà Nội năm 1976; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1977, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1981; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước năm 1982; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam năm 1983, đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng Thủ đô Hà Nội và nền kiến trúc Việt Nam.
Đồng chí đã để lại những công trình, tác phẩm xuất sắc như: Bản quy hoạch Thủ đô Hà Nội năm 1981, Bảo tàng các Vua Hùng, Nhà hát Hòa Bình Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh 1979 - 1985 (được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996). Trong đó Bản quy hoạch Thủ đô Hà Nội năm 1981 đã vạch ra những nét cơ bản cho sự phát triển của thủ đô sau này đồng thời cũng góp phần xây dựng nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
Với tài năng và trí tuệ đóng góp cho đất nước, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là người "làm đẹp cuộc đời”. Tháng 9/1989, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát vĩnh biệt chúng ta. Đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân cả nước luôn luôn nhớ về một nhà cách mạng có nhân cách lớn, một kiến trúc sư tài năng, người đã tham gia đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền Kiến trúc cách mạng và xây dựng phát triển Hội kiến trúc sư Việt Nam ngày nay.
Đồng chí Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15/02/1913 tại làng Tân Hưng, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (nay là ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình địa chủ phá sản. Được gia đình cho ăn học, với tư chất thông minh, Huỳnh Tấn Phát lần lượt tốt nghiệp bậc tiểu học, bậc trung học tại Trường dòng Laxan Tabe Mỹ Tho, Trường Trung học Mỹ Tho, Trường Trung học Pétrus Ký (Sài Gòn).
Từ thời còn trẻ, đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã ấp ủ hoài bão lớn và khát vọng cháy bỏng đem tài năng và trí tuệ làm đẹp cuộc đời. Năm 1933, Huỳnh Tấn Phát thi đậu vào khoa Kiến trúc khóa 8 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau 5 năm học tập, ông đỗ thủ khoa và trở về Sài Gòn, làm việc trong Văn phòng kiến trúc sư Chauchaon, người Pháp. Tuy mới ra trường, nhưng với năng khiếu bẩm sinh và năng lực sáng tạo dồi dào, Huỳnh Tấn Phát đã thực hiện thành công đồ án thiết kế công trình và được giới kiến trúc sư đánh giá cao.
Năm 1940, đồng chí Huỳnh Tấn Phát mở văn phòng kiến trúc và năm 1941, đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế khu trung tâm hội chợ triển lãm Đông Dương. Với tài năng của mình, trong thời gian từ năm 1938 đến năm 1943, đồng chí đã thiết kế nhiều công trình được xây dựng tại Sài Gòn, Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt... Các công trình kiến trúc đều thể hiện tư duy sâu sắc về văn hóa Á Đông, về năng lực sáng tạo thể hiện qua những hình khối kiến trúc được bố cục chặt chẽ, hiện đại, nhưng khoáng đạt, cởi mở và hài hòa với cảnh quan nhiệt đới phương Nam, đã gây nên một sự chú ý đặc biệt trong giới trí thức Nam Kỳ và cả sự ngưỡng mộ của người Pháp.
Với năng lực và tài năng dồi dào, con đường phát triển mở rộng trước mắt, song từ nhỏ đã chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, đồng bào sống trong cơ cực, lầm than dưới ách quân xâm lược. Trong ông đã hình thành tình cảm yêu nước, thương dân, nhân tố quan trọng thúc đẩy Huỳnh Tấn Phát giác ngộ lý tưởng cộng sản và đi theo cách mạng. Tháng 3/1945, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sài Gòn. Mỗi khi có điều kiện ông lại mang tay nghề kiến trúc phục vụ cách mạng.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) với bao nhiệm vụ nặng nề, nhưng đồng chí Huỳnh Tấn Phát vẫn dành thời gian hiếm hoi để thiết kế và chỉ đạo xây dựng nhiều công trình trong chiến khu. Và nhiều phác thảo kiến trúc, quy hoạch các công trình dự định xây dựng tại Lộc Ninh, Thủ đô Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam trong điều kiện chiến tranh ác liệt đã thể hiện tầm nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai, khả năng sáng tạo tuyệt vời, tư duy thông tuệ của một kiến trúc sư tài năng, một nhà văn hóa lớn.
Sau khi đất nước thống nhất, đồng chí Huỳnh Tấn Phát được Đảng và Nhân dân giao nhiều trọng trách như: Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Trưởng Ban quy hoạch đô thị, Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng Thủ đô Hà Nội năm 1976; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1977, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1981; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước năm 1982; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam năm 1983, đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng Thủ đô Hà Nội và nền kiến trúc Việt Nam.
Đồng chí đã để lại những công trình, tác phẩm xuất sắc như: Bản quy hoạch Thủ đô Hà Nội năm 1981, Bảo tàng các Vua Hùng, Nhà hát Hòa Bình Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh 1979 - 1985 (được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996). Trong đó Bản quy hoạch Thủ đô Hà Nội năm 1981 đã vạch ra những nét cơ bản cho sự phát triển của thủ đô sau này đồng thời cũng góp phần xây dựng nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
Với tài năng và trí tuệ đóng góp cho đất nước, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là người "làm đẹp cuộc đời”. Tháng 9/1989, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát vĩnh biệt chúng ta. Đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân cả nước luôn luôn nhớ về một nhà cách mạng có nhân cách lớn, một kiến trúc sư tài năng, người đã tham gia đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền Kiến trúc cách mạng và xây dựng phát triển Hội kiến trúc sư Việt Nam ngày nay.
Thạc sĩ Trình Thị Thu Thảo
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn số 68-HD/BTGTU, ngày 16/12/2022 về tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/2/1913 - 15/2/2023).
Các tin liên quan:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -