Nghiên cứu - Trao đổi
Mặt trận Việt Minh – biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm nên thắng lợi vĩ đại Cách mạng tháng Tám năm 1945
Ngày Đăng: 25/8/2023 16:5 Lượt xem: 479
Truyền thống đoàn kết từ lâu đã trở thành giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh nội sinh để đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ vững hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết thông qua Mặt trận dân tộc thống nhất. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 là minh chứng rõ nét về vai trò đoàn kết của Mặt trận Việt Minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Ngày 01/9/1939, với sự kiện Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến môi trường hòa bình thế giới, chính sách cai trị của các nước tư bản tiến hành ở các nước thuộc địa, phụ thuộc có sự thay đổi lớn về tính chất, mức độ. Năm 1940, thực dân Pháp, phát xít Nhật đẩy mạnh khai thác Đông Dương về mọi mặt, khiến cho cuộc sống của nhân dân ta rơi vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Đại bộ phận cuộc sống của nhân dân lâm vào tình cảnh kiệt quệ, khốn cùng; vì vậy đấu tranh giành quyền sống, quyền được tự do trở thành mục tiêu sống còn của nhân dân.
Trước những chuyển biến lớn của tình hình thế giới, trong nước đồng chí Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ phải tiếp tục duy trì Mặt trận dân tộc thống nhất. Không những thế, vấn đề đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc cần được xác định là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Vì vậy, Người nhấn mạnh: “Trước tình hình mới, vấn đề đoàn kết toàn dân giải phóng dân tộc ngày càng quan trọng. Ta phải nghĩ đến việc lập một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có tên gọi cho thích hợp. Việt Nam giải phóng đồng minh hay Việt Nam độc lập đồng minh, có thể gọi tắt là Việt Minh cho nhân dân dễ nhớ”[1]. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941, Đảng ta và đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, trong đó nhấn mạnh vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất và quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) vào ngày 19/5/1941.
Ngay sau khi thành lập, Mặt trận Việt Minh đã tích cực phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết lực lượng toàn dân tộc, thể hiện cụ thể qua một số hoạt động chủ yếu sau:
Xây dựng chương trình hành động: Sau khi thành lập, ngày 25/10/1941 Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ, mục đích của Mặt trận. Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm, bao gồm một hệ thống chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa và những chính sách cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, tư sản, địa chủ… Nội dung chính của chương trình là: “cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; 2. Làm cho nước Việt Nam được sung sướng, tự do”. Chương trình Việt Minh phù hợp với nguyện vọng muốn giành độc lập, tự do của toàn dân tộc. Do đó, phong trào Việt Minh có sức hút to lớn, nhanh chóng lan tỏa từ Cao Bằng ra các tỉnh miền núi phía Bắc, từ Bắc vào Nam.
Quy tụ các đoàn thể quần chúng yêu nước với các tên thống nhất là “hội cứu quốc”: Mặt trận nhấn mạnh các giai cấp, tầng lớp, đảng phái đều có thể tham gia vào tổ chức, dù quan điểm chính kiến có thể khác nhau nhưng cùng có một điểm tương đồng là độc lập, tự do, dân chủ cho dân tộc. Đối tượng đoàn kết được mở rộng ở mức cao nhất, chỉ loại trừ những kẻ phản bội, tay sai. Do vậy, các tổ chức yêu nước của quần chúng nhân dân lần lượt đổi tên để tập hợp tối đa sức mạnh dân tộc như: Công nhân cứu quốc hội, Nông dân cứu quốc hội, Phụ nữ cứu quốc hội, Phụ lão cứu quốc hội, Nhi đồng cứu vong đoàn…Đặc biệt, tổ chức này không chỉ có sỹ, nông, công, thương, binh tham gia mà có cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng…; không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ, lập trường, chính kiến… Cơ sở Mặt trận Việt Minh nhanh chóng lan rộng vào các đồn điền, xí nghiệp trong nước, phát triển sang cả Lào, Thái Lan tạo điều kiện cho người Việt định cư tại đây nhiệt tình tham gia, góp phần vào sự nghiệp cứu quốc.
Xây dựng lực lượng vũ trang với hình thức từ thấp đến cao, từ tự vệ đến tự vệ chiến đấu, tiến lên xây dựng tổ du kích và đội du kích tập trung. Từ tháng 7/1941, lực lượng du kích Bắc Sơn - Võ Nhai mang tên Cứu quốc quân thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ Trung ương, bảo vệ cơ sở cách mạng, lập ra đội tự vệ, tiêu diệt một số Việt gian đầu sỏ. Không những vậy, Cứu quốc quân còn tuyên truyền địch vận, tổ chức cho nhân dân nhiều hình thức đấu tranh đòi tự do họp chợ, tự do đi lại, tự do làm ăn, đòi thả người bị bắt, đòi trở về làng cũ… nhằm hỗ trợ đấu tranh vũ trang. Những kết quả đạt được của lực lượng Cứu quốc quân đã được Ban chấp hành Trung ương ghi nhận, động viên và cổ vũ kịp thời.
Thành lập cơ quan ngôn luận của tổ chức: Ngày 25/01/1942, Tổng bộ Việt Minh xuất bản báo Cứu quốc làm cơ quan tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi đoàn kết đánh đuổi Pháp – Nhật. Tuy số lần xuất bản không nhiều, nhưng báo Cứu quốc đã có tác dụng tích cực trong cổ động, tổ chức quần chúng tập hợp đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập dân tộc. Ngoài ra, ở một số địa phương cũng sáng lập ra một số tờ báo như báo Việt Nam độc lập (gọi tắt là báo Việt lập) ở tỉnh Cao Bằng, báo Thanh Nghị của đội ngũ trí thức, công chức, sinh viên, học sinh, thanh niên Hà Nội; Nam Kỳ ra báo Giải phóng… Bên cạnh đó, Mặt trận Việt Minh và đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn nhiều tác phẩm như: Lịch sử nước ta, Địa lý Việt Nam, sách Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc… để xuất bản và tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng.
Đoàn kết toàn dân trực tiếp đấu tranh khi “thời cơ cách mạng” đến: tối 12/8/1945, được tin phát xít Nhật chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định thời cơ cách mạng, phải nhanh chóng triển khai phát động khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Đề cập đến vấn đề này, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “tích cực nắm thời cơ, không tích cực thì thời cơ không chờ mình”[2]. Do vậy, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13- 15/8/1945 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng như lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền; công tác đối nội, đối ngoại được thi hành sau khi cách mạng giành thắng lợi… Trong công tác đối nội, Mặt trận Việt Minh xây dựng 10 chính sách lớn, coi đó là chính sách cơ bản, trước mắt trong toàn bộ hoạt động của toàn Đảng, toàn dân ta. Ngay sau Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) được tổ chức ngày 16/8/1945 đã thống nhất chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn quốc, các đại biểu tham dự tán thành 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh - mang tầm vóc của Hiến chương lâm thời xác lập định hướng phát triển cho tương lai của một nước Việt Nam mới.
Với sự lãnh đạo nhạy bén, quyết đoán của Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng với vai trò của Mặt trận Việt Minh, các giai cấp, tầng lớp, đảng phái nhiệt tình ủng hộ, tự nguyện gia nhập Mặt trận Việt Minh, vùng lên đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Những khẩu hiệu như “Hoan hô việt Minh”, “ủng hộ Việt Minh”, “đả đảo chính phủ bù nhìn” được hô vang, biến cuộc đấu tranh trở thành dòng thác cách mạng lớn trong cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã diễn ra nhanh chóng trong vòng 02 tuần lễ, “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”[3]. Đó là kỳ tích lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Như vậy, thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Trong đó, Mặt trận Việt Minh - một tổ chức có sức hấp dẫn mạnh mẽ với mọi tầng lớp nhân dân, đã thể hiện nhiều chức năng của chính quyền cách mạng, vừa đoàn kết toàn dân, vừa tập dượt quần chúng thông qua các hình thức đấu tranh. Bằng tổ chức Mặt trận, sức mạnh quật cường, tinh thần sáng tạo của dân tộc được nhân lên gấp bội, đạt tới cấp độ cao nhất; ý chí và hành động đấu tranh của toàn dân được thống nhất và tập trung ở mục tiêu cứu quốc. Sự ra đời và sứ mệnh của Mặt trận Việt Minh đã tạo nên sức mạnh vô địch, góp phần quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc như Hồ Chí Minh đã viết: “Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết”[4]. Mặt trận Việt Minh đã thực hiện thành công mục tiêu xây dựng khối đoàn kết thống nhất vững chắc, sâu rộng, hoàn thành xuất sắc chương trình hành động của mình.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập sâu rộng, kế thừa những truyền thống quý bái của dân tộc ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò “nòng cốt chính trị”, đoàn kết, đoàn kết hơn nữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, luôn là biểu tượng sáng ngời cho giá trị đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Lương Bằng, “Gặp Bác ở Tân Trào” trong Tân Trào, 1945 – 1985, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tiên xuất bản, 1985, tr.53 - 54
2. Cách mạng tháng Tám – cuộc đổi đời của dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, H.2010
3. Đầu nguồn (Hồi ký về Bác Hồ), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975, tr.47.
4. Giáo trình TCLLCT Mặt trận Tổ quốc việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H.2011, t.4
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr.172
Ngày 01/9/1939, với sự kiện Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến môi trường hòa bình thế giới, chính sách cai trị của các nước tư bản tiến hành ở các nước thuộc địa, phụ thuộc có sự thay đổi lớn về tính chất, mức độ. Năm 1940, thực dân Pháp, phát xít Nhật đẩy mạnh khai thác Đông Dương về mọi mặt, khiến cho cuộc sống của nhân dân ta rơi vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Đại bộ phận cuộc sống của nhân dân lâm vào tình cảnh kiệt quệ, khốn cùng; vì vậy đấu tranh giành quyền sống, quyền được tự do trở thành mục tiêu sống còn của nhân dân.
Trước những chuyển biến lớn của tình hình thế giới, trong nước đồng chí Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ phải tiếp tục duy trì Mặt trận dân tộc thống nhất. Không những thế, vấn đề đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc cần được xác định là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Vì vậy, Người nhấn mạnh: “Trước tình hình mới, vấn đề đoàn kết toàn dân giải phóng dân tộc ngày càng quan trọng. Ta phải nghĩ đến việc lập một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có tên gọi cho thích hợp. Việt Nam giải phóng đồng minh hay Việt Nam độc lập đồng minh, có thể gọi tắt là Việt Minh cho nhân dân dễ nhớ”[1]. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941, Đảng ta và đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, trong đó nhấn mạnh vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất và quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) vào ngày 19/5/1941.
Ngay sau khi thành lập, Mặt trận Việt Minh đã tích cực phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết lực lượng toàn dân tộc, thể hiện cụ thể qua một số hoạt động chủ yếu sau:
Xây dựng chương trình hành động: Sau khi thành lập, ngày 25/10/1941 Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ, mục đích của Mặt trận. Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm, bao gồm một hệ thống chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa và những chính sách cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, tư sản, địa chủ… Nội dung chính của chương trình là: “cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; 2. Làm cho nước Việt Nam được sung sướng, tự do”. Chương trình Việt Minh phù hợp với nguyện vọng muốn giành độc lập, tự do của toàn dân tộc. Do đó, phong trào Việt Minh có sức hút to lớn, nhanh chóng lan tỏa từ Cao Bằng ra các tỉnh miền núi phía Bắc, từ Bắc vào Nam.
Quy tụ các đoàn thể quần chúng yêu nước với các tên thống nhất là “hội cứu quốc”: Mặt trận nhấn mạnh các giai cấp, tầng lớp, đảng phái đều có thể tham gia vào tổ chức, dù quan điểm chính kiến có thể khác nhau nhưng cùng có một điểm tương đồng là độc lập, tự do, dân chủ cho dân tộc. Đối tượng đoàn kết được mở rộng ở mức cao nhất, chỉ loại trừ những kẻ phản bội, tay sai. Do vậy, các tổ chức yêu nước của quần chúng nhân dân lần lượt đổi tên để tập hợp tối đa sức mạnh dân tộc như: Công nhân cứu quốc hội, Nông dân cứu quốc hội, Phụ nữ cứu quốc hội, Phụ lão cứu quốc hội, Nhi đồng cứu vong đoàn…Đặc biệt, tổ chức này không chỉ có sỹ, nông, công, thương, binh tham gia mà có cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng…; không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ, lập trường, chính kiến… Cơ sở Mặt trận Việt Minh nhanh chóng lan rộng vào các đồn điền, xí nghiệp trong nước, phát triển sang cả Lào, Thái Lan tạo điều kiện cho người Việt định cư tại đây nhiệt tình tham gia, góp phần vào sự nghiệp cứu quốc.
Xây dựng lực lượng vũ trang với hình thức từ thấp đến cao, từ tự vệ đến tự vệ chiến đấu, tiến lên xây dựng tổ du kích và đội du kích tập trung. Từ tháng 7/1941, lực lượng du kích Bắc Sơn - Võ Nhai mang tên Cứu quốc quân thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ Trung ương, bảo vệ cơ sở cách mạng, lập ra đội tự vệ, tiêu diệt một số Việt gian đầu sỏ. Không những vậy, Cứu quốc quân còn tuyên truyền địch vận, tổ chức cho nhân dân nhiều hình thức đấu tranh đòi tự do họp chợ, tự do đi lại, tự do làm ăn, đòi thả người bị bắt, đòi trở về làng cũ… nhằm hỗ trợ đấu tranh vũ trang. Những kết quả đạt được của lực lượng Cứu quốc quân đã được Ban chấp hành Trung ương ghi nhận, động viên và cổ vũ kịp thời.
Thành lập cơ quan ngôn luận của tổ chức: Ngày 25/01/1942, Tổng bộ Việt Minh xuất bản báo Cứu quốc làm cơ quan tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi đoàn kết đánh đuổi Pháp – Nhật. Tuy số lần xuất bản không nhiều, nhưng báo Cứu quốc đã có tác dụng tích cực trong cổ động, tổ chức quần chúng tập hợp đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập dân tộc. Ngoài ra, ở một số địa phương cũng sáng lập ra một số tờ báo như báo Việt Nam độc lập (gọi tắt là báo Việt lập) ở tỉnh Cao Bằng, báo Thanh Nghị của đội ngũ trí thức, công chức, sinh viên, học sinh, thanh niên Hà Nội; Nam Kỳ ra báo Giải phóng… Bên cạnh đó, Mặt trận Việt Minh và đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn nhiều tác phẩm như: Lịch sử nước ta, Địa lý Việt Nam, sách Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc… để xuất bản và tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng.
Đoàn kết toàn dân trực tiếp đấu tranh khi “thời cơ cách mạng” đến: tối 12/8/1945, được tin phát xít Nhật chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định thời cơ cách mạng, phải nhanh chóng triển khai phát động khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Đề cập đến vấn đề này, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “tích cực nắm thời cơ, không tích cực thì thời cơ không chờ mình”[2]. Do vậy, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13- 15/8/1945 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng như lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền; công tác đối nội, đối ngoại được thi hành sau khi cách mạng giành thắng lợi… Trong công tác đối nội, Mặt trận Việt Minh xây dựng 10 chính sách lớn, coi đó là chính sách cơ bản, trước mắt trong toàn bộ hoạt động của toàn Đảng, toàn dân ta. Ngay sau Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) được tổ chức ngày 16/8/1945 đã thống nhất chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn quốc, các đại biểu tham dự tán thành 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh - mang tầm vóc của Hiến chương lâm thời xác lập định hướng phát triển cho tương lai của một nước Việt Nam mới.
Với sự lãnh đạo nhạy bén, quyết đoán của Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng với vai trò của Mặt trận Việt Minh, các giai cấp, tầng lớp, đảng phái nhiệt tình ủng hộ, tự nguyện gia nhập Mặt trận Việt Minh, vùng lên đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Những khẩu hiệu như “Hoan hô việt Minh”, “ủng hộ Việt Minh”, “đả đảo chính phủ bù nhìn” được hô vang, biến cuộc đấu tranh trở thành dòng thác cách mạng lớn trong cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã diễn ra nhanh chóng trong vòng 02 tuần lễ, “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”[3]. Đó là kỳ tích lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Như vậy, thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Trong đó, Mặt trận Việt Minh - một tổ chức có sức hấp dẫn mạnh mẽ với mọi tầng lớp nhân dân, đã thể hiện nhiều chức năng của chính quyền cách mạng, vừa đoàn kết toàn dân, vừa tập dượt quần chúng thông qua các hình thức đấu tranh. Bằng tổ chức Mặt trận, sức mạnh quật cường, tinh thần sáng tạo của dân tộc được nhân lên gấp bội, đạt tới cấp độ cao nhất; ý chí và hành động đấu tranh của toàn dân được thống nhất và tập trung ở mục tiêu cứu quốc. Sự ra đời và sứ mệnh của Mặt trận Việt Minh đã tạo nên sức mạnh vô địch, góp phần quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc như Hồ Chí Minh đã viết: “Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết”[4]. Mặt trận Việt Minh đã thực hiện thành công mục tiêu xây dựng khối đoàn kết thống nhất vững chắc, sâu rộng, hoàn thành xuất sắc chương trình hành động của mình.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập sâu rộng, kế thừa những truyền thống quý bái của dân tộc ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò “nòng cốt chính trị”, đoàn kết, đoàn kết hơn nữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, luôn là biểu tượng sáng ngời cho giá trị đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Lương Bằng, “Gặp Bác ở Tân Trào” trong Tân Trào, 1945 – 1985, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tiên xuất bản, 1985, tr.53 - 54
2. Cách mạng tháng Tám – cuộc đổi đời của dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, H.2010
3. Đầu nguồn (Hồi ký về Bác Hồ), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975, tr.47.
4. Giáo trình TCLLCT Mặt trận Tổ quốc việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H.2011, t.4
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr.172
[1] Đầu nguồn (Hồi ký về Bác Hồ), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975, tr.47.
[2] Nguyễn Lương Bằng, “Gặp Bác ở Tân Trào” trong Tân Trào, 1945 – 1985, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tiên xuất bản, 1985, tr.53 - 54
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H.2011, t.4, tr.3
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H.2004, t.3, tr.198
ThS. GVC Phạm Thị Thu Trang
Khoa Xây dựng Đảng
Khoa Xây dựng Đảng
Tin mới nhất:
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -
- ❧ Xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho đoàn viên thanh niên -