Nghiên cứu - Trao đổi

Mùa thu độc lập

Ngày Đăng: 1/9/2017 10:55 Lượt xem: 447

           72 năm đã trôi qua, nhưng mỗi năm, khi tiết trời chạm thu, cũng là lúc mỗi người con Việt Nam nhớ về một cột mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc: Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
           Ngày 26/8/1945, sau khi nghe các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương báo cáo tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước, Bác đã đề xuất với Thường vụ một số việc cấp bách như: Mở rộng thành phần Chính phủ lâm thời, thực hiện đoàn kết rộng rãi, mời thêm những nhân sĩ, trí thức yêu nước vào thành viên Chính phủ; soạn thảo ngay bản Tuyên ngôn độc lập và tổ chức cuộc mít tinh lớn tại Hà Nội với sự tham dự của đông đảo nhân dân để Chính phủ cách mạng ra mắt quốc dân và công bố bản Tuyên ngôn độc lập với đồng bào trong nước và nhân dân thế giới.
           Ngày 27/7/1945, Thường vụ Trung ương, Uỷ ban dân tộc giải phóng họp về việc thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia họp, bàn nhiều công việc quan trọng, trong đó có việc tổ chức lễ tuyên bố độc lập, dự kiến là ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đảm nhận việc soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
          Kể từ ngày 28/8/1945, tức là ngày 21/7 năm Ất Dậu - khi mà nhân dân ở Hà Tiên và Đồng Nai Thượng (nay thuộc tỉnh Lâm Đồng) giành được chính quyền về tay nhân dân, Bác Hồ bắt đầu viết Tuyên ngôn tại tầng 2, nhà ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ ở số 48 phố Hàng Ngang - một gia đình doanh nhân giàu lòng yêu nước. 
          Buổi trưa ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”[1]… “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! …. Nước Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”[2]
          Đối với Đảng ta và Hồ Chí Minh, trước hết, Tuyên ngôn phải trực tiếp bảo vệ thành quả đầu tiên nhưng quan trọng bậc nhất của một cuộc cách mạng xã hội - vấn đề chính quyền. Thời điểm ấy được lựa chọn vào ngày 2-9-1945, và địa điểm ấy được xác định là Quảng trường Ba Đình (chứ không phải là Nhà hát lớn như dự kiến ban đầu). Trên thực tế, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước ta đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Cuối tháng Tám năm 1945, lấy danh nghĩa quân Đồng minh, gần 20 vạn quân Tưởng, theo gót là lực lượng phản động Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội ồ ạt kéo vào miền Bắc nước ta. Chúng ráo riết thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động. Đằng sau quân Tưởng là Mỹ với dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ “ủy trị” của họ. Ở miền Nam, cũng với danh nghĩa quân Đồng minh, quân Anh vào giải giáp quân Nhật, núp sau quân Anh là quân Pháp. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.Vận mệnh nước Việt Nam mới “như ngàn cân treo sợi tóc”. Việc lựa chọn một cách chính xác và tài tình về thời gian và địa điểm công bố bản Tuyên ngôn đã đem đến một hiệu ứng lịch sử hết sức tích cực. Nó không những tạo ra cho Chính phủ Lâm thời vị thế chủ nhà trước khi quân Đồng minh kéo vào, mà còn góp phần cảnh báo, ngăn ngừa từ xa mọi mưu đồ định lợi dụng chiêu bài giải giáp quân Nhật để thủ tiêu các thành quả cách mạng.
          Tuyên ngôn Độc lập là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân Việt Nam, là biểu hiện hùng hồn khí phách bản lĩnh kiên cường, ý chí bất khuất của dân tộc ta. Bản tuyên ngôn độc lập không chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc nhỏ yếu. Nó vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính quốc tế, vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có ý nghĩa thời đại.
          Tiếp đó, toàn thể nhân viên trong Chính phủ làm lễ tuyên thệ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trình bày về tình hình trong nước và những chính sách của Chính phủ. Đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền báo cáo về việc đoàn đại biểu chính phủ đi tước ấn kiếm Bảo Đại và trình bày với quốc dân chiếc “ấn quốc bảo” và thanh kiếm vàng mà Bảo Đại mới trao trả cho nhân dân. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh nói về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đoàn kết ủng hộ Chính phủ, thi hành triệt để chương trình kiến quốc của Việt Minh. Tới 3 giờ chiều, toàn thể quốc dân tuyên thệ. Sau mỗi lời thề, toàn thể đồng bào đều giơ tay hô lớn “Xin thề !” tỏ ra ý chí bền vững không gì lay chuyển nổi của cả một dân tộc đứng lên giành tự do độc lập.
         Ngày 2/9/1945 mãi đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một trang chói lọi, chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình, tiến tới xây dựng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Thời gian đã lùi xa, nhưng tinh thần độc lập mùa thu năm 1945 sẽ còn sống mãi!
                                                   Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thủy
                                                     Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
 
 

[1] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2011, t.4, tr.1
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2011, t.4, tr.3

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo điều chỉnh thời gian Đại hội chi bộ khoa, phòng trực thuộc Đảng bộ Trường Chính trị nhiệm kỳ 2025 - 2027

Thông báo thời gian tổ chức Đại hội chi bộ khoa, phòng trực thuộc Đảng bộ Trường Chinh trị nhiệm kỳ 2025 - 2027

Thông báo phân công viết bài đăng Thông tin lý luận và thực tiễn; Trang Thông tin điện tử năm 2025

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 9040061

Đang Online : 25