Nghiên cứu - Trao đổi

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị

Ngày Đăng: 27/9/2017 9:27 Lượt xem: 555

       Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được triển khai sớm trong khoa học xã hội, ban đầu được giới hạn trong các ngành nhân học, xã hội với các khái niệm như: dân tộc học, điền giã, quan sát tham dự…Từ những năm 1970 trở đi, nghiên cứu định tính được bắt đầu sử dụng trong các ngành khoa học khác và trở thành một dạng nghiên cứu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, công tác xã hội, nghiên cứu quản lý, nghiên cứu truyền thông…
       Nghiên cứu định tính được hiểu là một cách tiếp cận để thấu hiểu, thông qua các quá trình khám phá, trải nghiệm, dựa trên quan niệm, động cơ nghiên cứu, dự định và hành vi nghiên cứu để  có được kết quả hay phát hiện mới mà không thông qua quy trình mang tính thống kê hay không dựa trên việc xác định số lượng. Khác với nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính là quá trình nghiên cứu mà mẫu nghiên cứu có chủ đích, nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào chủ đích phản ánh chiều cạnh của vấn đề nghiên cứu để lựa chọn mẫu cho phù hợp. Trong nghiên cứu định tính, nhà nghiên cứu đóng vai trò then chốt trong quá trình thu thập thông tin. Quá trình đó không được định hình sẵn mà thông qua nghiên cứu mới bộc lộ. Vì vậy, phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa công việc đặt ra với người thu thập thông tin. Trong khi phân tích dữ liệu có những khác biệt đáng kể, nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều cách để phân tích: có thể trích đoạn từ những phỏng vấn sâu để bình luận; có thể diễn giải bằng văn phong của mình hoặc có thể trích đoạn từ những phỏng vấn sâu và đưa ra kết luận. Khi nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu, có thể sử dụng cách xây dựng câu chuyện hoặc sâu chuỗi vài câu chuyện để đưa ra nhận xét khái quát. Sau đó kết hợp với các dữ liệu định lượng để đưa ra mức độ phổ biến của vấn đề nghiên cứu. Một khác biệt nữa giữa nghiên cứu định tính với nghiên cứu định  lượng là ở chỗ: nhà nghiên cứu mã hóa dữ liệu và phân tích dữ liệu theo một cách nhất quán và đáng tin cậy. Nghĩa là trong quá trình nghiên cứu để thuận lợi, nhà nghiên cứu phải mã hóa tài liệu để phân tích và đưa ra nhận xét khái quát về vấn đề quan tâm. Sau đó mới đến bước khám phá hay đề xuất giả thuyết. Nếu nghiên cứu định lượng là để kiểm chứng giả thuyết thì nghiên cứu định tính là để đưa ra những dự đoán và từ đó đề xuất giả thuyết về một vấn đề nào đó. Về tính hiệu lực của nội dung thông tin khi nghiên cứu định tính có thể thấy bản chất của vấn đề. Đôi khi những nghiên cứu mang tính định lượng không thấy được bản chất của vấn đề mà phải kết hợp với nghiên cứu định tính. Những dữ liệu định tính không phải lúc nào cũng diễn giải được bằng các biểu đồ, khái niệm toán học. Nó có thể hữu ích trong những trường hợp mà kết quả định lượng gây khó hiểu, đồng thời, hữu ích trong việc đưa ra những biến số mới, trong nghiên cứu chính sách và nghiên cứu đánh giá, bởi những kết quả mà nghiên cứu định lượng có được chưa thể nói lên bản chất của vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu định tính còn có vai trò quan trọng để nhà nghiên cứu thấu hiểu bên trong việc thực hiện các chương trình, chính sách quan trọng để điều chỉnh cho phù hợp. Đối với việc phát triển câu hỏi định lượng, nghiên cứu định tính còn rất hữu ích bởi kết quả nghiên cứu định tính sẽ giúp nhà nghiên cứu xây dựng hệ thống bảng hỏi trong nghiên cứu định tính chuẩn xác, thu được kết quả nhà nghiên cứu mong đợi.
       Trong nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị, phương pháp nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu không thể thiếu được. Với số lượng khoảng 10 đề tài khoa học các cấp mỗi năm thì việc trang bị các phương pháp nghiên cứu khoa học để đạt hiệu quả mong muốn là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, cần lưu ý một số điểm sau đây:
       Một là, xác định trong quá trình thực hiện đề tài khoa học, phương pháp nghiên cứu chủ yếu, không thể thiếu được là phương pháp nghiên cứu định tính. Người nghiên cứu phải nắm vững những đặc điểm của nghiên cứu định tính để áp dụng một cách khoa học vào thực hiện đề tài.
       Hai là, có thể kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để đạt hiệu quả. Nghiên cứu định tính cho ta những dự báo, giả thuyết về vấn đề nghiên cứu và nghiên cứu định lượng sẽ là để chúng ta kiểm chứng những giả thuyết đó. Trong nhiều trường hợp, chỉ nghiên cứu định lượng sẽ khó cho ta những kết quả chân thực, vì vậy phải kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu, đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ với các phương pháp nghiên cứu khác.
       Ba là, thông thường, phương pháp nghiên cứu định tính giúp ta xác định được những vấn đề cần kiểm chứng để xây dựng nội dung đề tài khoa học và đưa ra các giải pháp. Vì vậy,  nghiên cứu định tính giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc xây dựng hệ thống các câu hỏi, các dữ liệu để thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng trong quá trình thực hiện đề tài.
       Nghiên cứu khoa học ở trường chính trị không phải là công việc mới mẻ đối với đội ngũ giảng viên. Tuy vậy, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu chưa bài bản, khoa học. Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, mỗi giảng viên cần tìm hiểu kỹ các phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp nghiên cứu định tính khi thực hiện các đề tài
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
P
hó Hiệu trưởng
 
 
 

Tin mới nhất:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8289444

Đang Online : 3059