Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 3_2015

Ngày Đăng:11/8/2016 1:43:00 PM Lượt xem: 1233


 
Mục tiêu của chương trình đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) là nhằm trang bị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và một số đối tượng khác những kiến thức cơ bản và cần thiết về lý luận chính trị - hành chính; củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Để đạt mục tiêu này, thời gian giành cho toàn khóa học là 6 tháng với  80 bài và 1056 tiết (trong đó số tiết trên lớp bao gồm: học lý thuyết, đánh giá kết quả là 496 tiết và thảo luận là 136 tiết; còn lại là thời gian tự học, tự nghiên cứu 424 tiết). Như vậy, so với tổng số tiết trong chương trình đào tạo thì số giờ thảo luận chiếm tỷ lệ không cao 12,9%, song để đạt mục tiêu của chương trình đào tạo như đã nêu trên thì các tiết học thảo luận giữ vai trò không nhỏ.
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Thái Xuân Đệ - Lê Dân, Nxb Văn hóa – Thông tin năm 2010. Tr.567 thì “Thảo luận là trao đổi ý kiến về một vấn đề, có phân tích lý lẽ”. Thảo luận nói chung không chỉ là trao đổi đơn thuần mà đó là sự phân tích bằng việc dùng lý lẽ trả lời câu hỏi một cách thuyết phục. Thực chất thảo luận là sự trao đổi ý tưởng, quan điểm, nhận thức giữa các học viên với nhau, giữa học viên với giảng viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các vấn đề phù hợp với nội dung đào tạo.
Để các buổi thảo luận ở các chương trình nói chung để đạt kết quả tốt là một việc khó, thảo luận ở Trường Chính trị tỉnh nói riêng còn khó hơn nhiều vì học viên của nhà trường cơ bản là cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh và cơ sở, với đặc thù là vừa học vừa làm.
Đội ngũ giảng viên của nhà trường cơ bản là giảng viên trẻ, được đào tạo bài bản nhưng kiến thức lý luận chưa sâu, nghiệp vụ sư phạm nói chung và kỹ năng thảo luận chưa được trang bị nhiều dẫn đến việc không phải tiết thảo luận nào cũng diễn ra một cách hiệu quả, thu hút được tất cả các thành viên trong lớp chú ý. Đôi khi, có những giờ thảo luận một số học viên ngồi nói chuyện riêng, thậm chí có tâm lý chán nản đứng ngoài cuộc và coi đó là nhiệm vụ của giảng viên. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự chưa chủ động và tinh thần học tập của học viên như e ngại phát biểu trước lớp, chưa tự tin nói ra suy nghĩ của mình, không chuẩn bị hoặc chuẩn bị bài chưa kỹ trước khi đến lớp, chưa tích cực tư duy để đặt câu hỏi, chưa biết cách lắng nghe và ghi chú…
Buổi thảo luận chưa tốt không hoàn toàn do lỗi từ phía học viên, có thể do giảng viên chưa biết cách tổ chức tốt và quan trọng là làm sao để thay đổi những mặt chưa tích cực của học viên. Để tạo cho học viên có thái độ tích cực, có tính chủ động và sáng tạo trong học tập nhất là trong giờ học thảo luận, góp phần rèn luyện cho học viên kỹ năng trình bày ý kiến và thuyết phục người khác, tác giả mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp như sau:
Thứ nhất, giảng viên phải chuẩn bị câu hỏi thảo luận gửi cho lớp học ngay từ khi môn học bắt đầu. Mục đích của hoạt động này là để học viên có sự chuẩn bị chu đáo về các nội dung liên quan đến các tiết học thảo luận. Học viên của nhà trường là cán bộ lãnh đạo quản lý của các cơ quan trong tỉnh với đặc thù vừa học, vừa làm, việc học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp không được thực hiện thường xuyên. Do vậy, khi nhận được câu hỏi thảo luận lớp phân công ngay cho các tổ chuẩn bị có như vậy mới tạo ra sự chủ động chuẩn bị các nội dung có liên quan của người học.
Thứ hai, giảng viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về tất cả các nội dung liên quan đến các chuyên đề cần thảo luận. Để chuẩn bị tốt buổi thảo luận những hoạt động giảng viên cần tiến hành là: nghiên cứu kỹ các bài trong chương trình nhất là những câu hỏi có liên quan để giải đáp các thắc mắc của học viên về các kiến thức có trong nội dung thảo luận ngoài ra có thể liên hệ mở rộng kiến thức; trao đổi trước với các giảng viên đã từng giảng các chuyên đề đó về các vấn đề chưa rõ liên quan đến nội dung câu hỏi, hiệu lực của văn bản, cần chú ý cập nhật các văn bản có liên quan đến môn học.
Thứ tư, trong khi thảo luận nên giành cho học viên một khoảng thời gian nhất định để học viên có ý kiến và có nội dung nào chưa hiểu cần giải thích thêm. Có thể giảng viên phân lớp theo nhóm (theo dãy, theo tổ, theo bàn…) tùy thuộc vào số lượng câu hỏi thảo luận của khoa chuyên môn nhiều hay ít và gọi bất kỳ học viên nào trả lời câu hỏi. Mục đích của việc làm này là để khuyến khích tất cả các học viên cùng tham gia chuẩn bị.
Thứ năm, giảng viên giữ vai trò “trọng tài”, giảng viên không nên giải quyết tất cả các câu hỏi thảo luận mà để cho học viên trong lớp họ tự trao đổi bằng cách nếu tổ 1 trả lời thì tổ 2 bổ sung và phản biện, tổ 2 trả lời thì tổ 3 bổ sung và phản biện... Nếu các tổ giải quyết vấn đề có sự thống nhất cao phù hợp với nội dung chương trình thì giảng viên ghi nhận, khuyến khích các tổ tiếp tục phát huy. Nhưng cũng có lúc trước câu hỏi thảo luận sẽ có nhiều ý kiến trái chiều và lúc này người giảng viên phải thể hiện vai trò “trọng tài” của mình theo quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Những gì chúng ta biết là có giới hạn, nếu bản thân giảng viên không giải quyết được vấn đề tại lớp thì nên cầu thị, tiếp thu và hứa sẽ có câu trả lời lại với lớp vào một dịp hợp lý sau khi đã thống nhất với khoa chuyên môn.
Thứ sáu, để khuyến khích được người học hợp tác và giảng viên tâm huyết - yếu tố quan trọng và quyết định tạo nên chất lượng của các tiết học thảo luận thì Ban Giám hiệu cũng nên xem xét cân nhắc trong việc cộng điểm vào kết quả thi hết phần học cho học viên sôi nổi, có nhiều ý kiến hay trong các buổi thảo luận.
Những tiết học thảo luận không nhiều, nhưng lại là những buổi học rất bổ ích giúp học viên có thêm những kỹ năng nhất định như: kỹ năng nói, kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện, kỹ năng lắng nghe… những kỹ năng vô cùng cần thiết cho đối tượng đào tạo của nhà trường. Do vậy, để các tiết học thảo luận trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành hiệu quả hơn thiết nghĩ thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên là thực sự cần thiết./.
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8581281

Đang Online : 827