Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 3_2015

Ngày Đăng:11/8/2016 10:34:00 AM Lượt xem: 1312


 
                                                             
 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Người thường căn dặn: "Các cô, các chú phải chịu khó học tập lý luận Mác-Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời phải học tập văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ". Bởi cán bộ, đảng viên không chỉ làm tốt công tác chuyên môn của mình mà còn "phải là người tuyên truyền. Phải là những người nói cho dân hiểu. Có phao đồn gì, phải giải thích cho dân. Có mệnh lệnh của Chính phủ, phải giải thích cho dân biết rõ tại sao Chính phủ ban bố mệnh lệnh đó" (Bài nói tại Trường cán bộ tự vệ Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 150).
Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều nội dung trong công tác giáo dục lý luận chính trị.
Ở đây, tôi chỉ xin đề cập đến tư tưởng của Người về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị.
Giáo dục lý luận chính trị là giáo dục, tuyên truyền những vấn đề thuộc lý luận chính trị, bằng việc đi sâu giải thích các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và niềm tin của con người để đi đến hành động đúng đắn. Giáo dục lý luận chính trị đem đến cho mọi người những hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, về thế giới quan, nhân sinh quan, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để từ đó vạch ra cho mình tư tưởng, lối sống, hoài bão, ý chí, nguyện vọng, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức để gạt bỏ cái cũ, tiếp thu có chọn lọc cái mới... Thông qua việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, giáo dục lý luận chính trị còn góp phần hình thành hệ thống quan điểm lý luận chính trị, xây dựng và phát triển tư tưởng xã hội, phát triển những mâu thuẫn xã hội và đưa ra những dự báo để phát triển cho tương lai.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị, theo Hồ Chí Minh, trước hết cả người dạy và người học phải thấy được vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị. Người chỉ rõ: Phải bồi dưỡng giảng viên lý luận cho các chi bộ. Tất cả các đảng viên phải cố  gắng học tập, coi việc học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng của mình. Bởi Hồ Chí Minh coi đối tượng học tập lý luận chính trị trước hết là cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể, cán bộ các ngành chuyên môn của chính quyền. Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời cũng đem tình hình của quần chúng báo cáo cho Đảng để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy cán bộ là gốc của mọi công việc. Do đó, Người khẳng định huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Người ví “lý luận là trí khôn của Đảng. Đảng không có lý luận thì khác nào người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.
Người yêu cầu người làm công tác giáo dục lý luận chính trị trước hết phải "thạo việc", "phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc", và đặc biệt là "phải học thêm mãi". Người thầy nào "tự cho mình là biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất", phải học tập tư tưởng của Khổng Tử "học không biết chán, dạy không biết mỏi". Người thầy dạy lý luận không phải là những người "dạy lý luận suông" mà phải biết đem thực tế để áp dụng vào bài giảng, phải gắn với thực tế (Bài diễn văn khai mạc lớp lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tập 8, trang 493)). Người nói:"Trung ương có những chỉ thị về chủ trương chính sách, Ban huấn luyện phải có những tài liệu dựa theo tình hình cụ thể, kinh nghiệm công tác để giải thích những chủ trương chính sách đó. Như thế thì lý luận mới khỏi bị tách rời thực tế" (Bài nói về công tác huấn luyện và học tập - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, trang 45 ).  
Về phương pháp giáo dục lý luận chính trị, theo Hồ Chí Minh phải là "cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều". Cái quan trọng nhất, cốt yếu nhất là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề. Hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu thật tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiều thì giờ. Trái lại có cách dạy bao quát mà vẫn khiến cho người học hiểu thấu được. Ví như:"muốn dạy cho người ta biết thế nào là con voi thì có thể nói bộ xương nó ra sao, nó có có mấy cái răng, nó sống thế nào, sống được mấy năm...nhưng nếu chưa thể dạy kỹ như thế được thì cũng có thể nói cho người ta biết bao quát hình thù của con voi như: mình nó to bằng ba bốn con trâu, nó có chân lớn như cột nhà, hai tai to như hai cái quạt, một cái vòi và hai cái ngà ở đầu...Như thế để người học không thể lầm con voi với con tôn, con mèo hay con bò được.." (Bài nói về công tác huấn luyện và học tập - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, trang 46).
Theo Người giáo dục lý luận chính trị tức là phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng. Trong công tác giáo dục lý luận chính trị cần phải hiểu rõ người học để nâng cao khả năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ, phải "rèn rũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc".
Việc chọn những tài liệu để giáo dục lý luận chính trị cũng hết sức quan trọng. Theo Người, "trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc. Nhưng tài liệu phải lựa chọn, xếp đặt lại, vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng. Tài liệu không thích hợp thì không có ích lợi gì" (Bài nói về công tác huấn luyện và học tập Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, trang 4 ). Ngoài ra cần phải học những tài liệu thiết thực như những kinh nghiệm trong thực tế công tác của người học. Những kinh nghiệm đó cần phải được trao đổi với nhau, được gom góp lại và phải được coi đó là những bài học quý.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị, thì việc nâng cao và hướng dẫn việc tự học là việc cũng vô cùng quan trọng. Người nhấn mạnh:"không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập". Vậy học ở đâu? Theo Người, cần phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học trong nhân dân. Quan trọng nhất là phải học trong nhân dân."Không học trong nhân dân là một thiếu sót rất lớn"...
Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị luôn soi sáng sư nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Đặc biệt, nó có ý nghĩa rất lớn - là cơ sở lý luận, là những bài học kinh nghiệm thực tiễn, sinh động cho những người làm công tác giảng dạy lý luận chính trị trong các trường chính trị nói chung và Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8581248

Đang Online : 794