Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 1_2015

Ngày Đăng:4/30/2016 10:34:00 PM Lượt xem: 2728

VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG  TÁC PHẨM KINH ĐIỂN MÁC - LÊNIN TRONG GIẢNG DẠY PHẦN I.1. “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -  LÊ NIN” CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
    
Dương Thuý Ngọc
Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) là một trong ba bộ hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin, là sự hoàn thiện chủ nghĩa Mác ở cả ba phương diện: triết học, kinh tế chính trị, lý luận chính trị- xã hội. Nội dung cơ bản mà CNXHKH nghiên cứu là các quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội trong giai đoạn chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tri thức của bộ môn chính là công cụ, là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, CNXHKH là môn cơ sở quan trọng. Xuất phát từ đặc điểm tri thức và vai trò của bộ môn, những năm qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy CNXHKH nói riêng, các môn lý luận Mác - Lênin nói chung, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy được Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang hết sức quan tâm. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều buổi toạ đàm về đổi mới phương pháp dạy và học được tổ chức thực hiện từ các đơn vị khoa, phòng… đã đem lại những bước chuyển biến lớn.
Với mục đích trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản cho học viên, rất nhiều phương pháp giảng dạy được giảng viên lý luận Mác - Lênin lựa chọn như thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm... trong đó phương pháp khai thác và sử dụng các tác phẩm kinh điển có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn tạo nên thành công của một bài giảng. Vì chủ nghĩa xã hội khoa học cũng giống như các môn lý luận Mác - Lênin, có mối quan hệ mật thiết với các tác phẩm kinh điển, đều được xây dựng trên cơ sở di sản các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin.
 Lựa chọn đúng đắn các kiến thức kinh điển cùng với việc kết hợp khéo léo các phương pháp giảng dạy và vốn ngôn từ phong phú chính là cách thức để giảng viên làm “mềm hoá” sự trừu tượng của các tác phẩm kinh điển. Từ đó, việc giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ đạt hiệu quả cao hơn, học viên sẽ dễ thấm nhuần và hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về nguồn gốc, bản chất của những nội dung trong giáo trình; khắc phục cơ bản tình trạng học viên chỉ hiểu phần ngọn mà không hiểu được phần gốc.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, đòi hỏi giảng viên giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học phải không ngừng tự nghiên cứu, tự rèn luyện và học tập nâng cao trình độ; tự trang bị, trau dồi cho mình một khối lượng kiến thức kinh điển uyên thâm. Tuy nhiên, các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin là một kho tàng tri thức đồ sộ, mang tính thời đại, bao quát và giải đáp những vẫn đề to lớn của nhân loại. Lựa chọn, sử dụng tác phẩm kinh điển nào trong cả kho tàng đó? Việc khai thác và sử dụng các kiến thức kinh điển như thế nào cho phù hợp với từng nội dung của bài học? Giữa các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin với nội dung bài học có mối quan hệ gì?... Đó là những vấn đề đặt ra cho mỗi giảng viên khi muốn thành công với phương pháp khai thác và sử dụng các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin trong giảng dạy.
- Thứ nhất: giảng viên lựa chọn những tác phẩm kinh điển tiêu biểu của chủ nghĩa Mác - Lênin, có giá trị và phù hợp với nội dung bài giảng
Tác phẩm kinh điển Mác - Lênin với đặc điểm cơ bản là chứa đựng những thuật ngữ chính trị trừu tượng và không phải dễ dàng hiểu được ngay khi mới tiếp cận, nhất là đối với những học viên lần đầu nghiên cứu và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Vì vậy, giảng viên phải biết lựa chọn khéo léo và chính xác nhất lượng kiến thức kinh điển cho phù hợp với từng nội dung của bài giảng. Không phải học phần nào, nội dung nào cũng trích dẫn kinh điển. Yêu cầu đặt ra cho giảng viên là phải có nghệ thuật tìm tòi, khai thác, sử dụng và lồng ghép có hiệu quả những kiến thức kinh điển phù hợp với nội dung bài giảng, liên hệ sâu sắc được với thực tiễn.
Ví dụ: Với Bài 5 “Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân” trong học phần “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm cho học viên hiểu rõ, đầy đủ và sâu sắc “quan niệm về giai cấp công nhân” và “sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân”, giảng viên có thể lựa chọn và khai thác những tư tưởng cơ bản trong các tác phẩm kinh điển như: “Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu” (1844), “Gia đình thần thánh”, (1844), “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” (1844-1845), “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” (1847), “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848)...
- Thứ hai: Khái quát những nội dung cơ bản trong các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin đã được lựa chọn và xây dựng thành một cuốn cẩm nang phục vụ cho giảng dạy.
Sau khi đã lựa chọn được tác phẩm kinh điển phù hợp với từng nội dung bài giảng, giảng viên cần khái quát được những vấn đề cơ bản của tác phẩm như: hoàn cảnh ra đời, nội dung chính, vai trò, tác dụng, ý nghĩa phương pháp luận... Sau đó, xây dựng thành một cuốn cẩm nang riêng của giảng viên, ghi chép cụ thể với nội dung từng phần học trong bài thì trích nội dung ở những chương nào, trang nào cho phù hợp với bài giảng.
Ví dụ: với Bài 6 “Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” trong học phần “Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm sáng tỏ về “hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa” giảng viên giới thiệu cho học viên tìm đọc hai tác phẩm của Lênin “Nhà nước và cách mạng” tập 33, trang 121 và tác phẩm “Chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước” tập 33, trang 223.
- Thứ ba: Giảng viên cần tạo được sự thay đổi căn bản trong nhận thức của người học, khắc phục được quan niệm sai lầm là không cần thiết phải sử dụng tác phẩm kinh điển Mác - Lênin trong giảng dạy vì nội dung kinh điển quá khó và quá trừu tượng; trong khi các kiến thức của giáo trình đã được phân tích một cách rõ ràng, đầy đủ. Muốn đạt được như vậy, giảng viên cần lấy người học làm trung tâm, để học viên cùng tham gia vào nghiên cứu làm rõ các kiến thức kinh điển có liên quan đến nội dung bài giảng. Việc trích dẫn kinh điển phải đảm bảo ở mức độ vừa phải nhưng đúng trọng tâm nội dung cần nghiên cứu, tránh tuyệt đối lối dạy chỉ “tầm chương trích cú”.
Khai thác và sử dụng các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin trong giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Xuất phát từ chính đặc thù tri thức của bộ môn và mục đích trang bị cho học viên những tri thức nền tảng về những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì việc khai thác và lồng ghép các tác phẩm kinh điển như thế nào cho phù hợp đòi hỏi năng lực chuyên môn, tinh thần tự học tập, tự rèn luyện, lòng yêu nghề và cả nghệ thuật sư phạm của người giảng viên.
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8681561

Đang Online : 191