Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 1_2015

Ngày Đăng:4/30/2016 10:54:00 PM Lượt xem: 1205

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
 Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 
Phí Thị Ngọc Anh
Phòng NCKH-TT-TL
 
Giảng dạy lý luận chính trị không thể thiếu trong công tác giáo dục - đào tạo, nhất là trong hệ thống các trường cao đẳng, đại học nói chung và hệ thống các trường chính trị nói riêng. Đây chính là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách và đòi hỏi khách quan của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới hội nhập và phát triển. Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang với nhiệm vụ quan trọng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao là đào tạo, bồi dưỡng lý luận, chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ công chức của tỉnh, nên việc nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giảng dạy lý luận chính trị cho học viên Trường Chính trị tỉnh là yêu cầu cơ bản và cấp thiết.
Cũng như ở các trường chính trị khác trong cả nước, công tác giảng dạy lý luận cho học viên của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang cũng liên quan đến nhiều yếu tố: Từ nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục…Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, công tác thư viện nhà trường cũng có vai trò quan trọng không nhỏ với tư cách là phương tiện trợ giúp đắc lực cho quá trình giảng dạy lý luận chính trị. Bởi đây được coi là giảng đường thư hai, nơi tự giáo dục, tự nghiên cứu đối với học viên. Sự trợ giúp của thư viện trong công tác giảng dạy là cần thiết.
          Vai trò của thư viện trong việc giảng dạy lý luận chính trị cho học viên được thể hiện trước hết là việc tạo dựng văn hoá đọc của học viên với kiến thức về ly luận chính trị. Đó là hoạt động mang tính văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tạp chí. Do tính chất đặc trưng riêng kết hợp với quá trình đào tạo, học viên phải tự nghiên cứu, tự học, tự tích luỹ kiến thức. Không giống bất cứ hình thức học tập nào, học tập qua sách báo là dựa hoàn toàn vào sự tự giác của mỗi học viên, chỉ có tự học qua sách báo vv... học viên mới có điều kiện suy ngẫm, tư duy lại những kiến thức của thầy cô đã giảng trên lớp, từ đó hình thành khả năng tìm tòi sáng tạo. Việc đọc sách báo, tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức về lý luận chính trị là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, công tác thư viện đối với việc giảng dạy lý luận chính trị cho học viên được thể hiện:
          - Góp phần nâng cao tri thức chính trị cho học viên, giúp học hiểu sâu sắc hơn những kiến thức lí luận chính trị để hiểu hơn về sự vận động và phát triển của xã hội.
          - Củng cố niềm tin và ý thức chính trị cho học viên, hiểu sâu sắc hơn nữa về diễn biến chính trị trong nước, quốc tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
          - Không bị tác động bởi các hoạt động tuyên truyền phá hoại chính trị tư tưởng... và bị lôi kéo bởi các phần tử xấu.
          - Nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị và sự nhạy cảm chính trị của bản thân, kiên định vững vàng tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước.
          Nhà trường không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học gắn liền với sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến xu thế vận động văn hoá đọc từ nội dung đến phương tiện và đến phương thức tiếp nhận, xử lý thông tin của người đọc.
          Thư viện đã được hình thành với sự ra đời và phát triển của nhà trường, thấy rõ vị trí vai trò của thư viện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Trong những năm qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên, cán bộ và học viên. Thư viện với nhiệm vụ phục vụ tất cả các tài liệu, thông tin cho công tác đào tạo, bồi dưỡng như: nguồn tài liệu sách, báo, giáo trình, tài liệu tham khảo, các luận văn thạc sĩ, tiểu luận tốt nghiệp và các bản nội san xuất bản hàng năm…để học viên tự nghiên cứu, học tập trau dồi tri thức. Hiện nay thư viện đang được sử dụng một tầng 3 của nhà nhà giảng đường lớp học 3 tầng với tổng diện tính khoảng trên 300m2, gồm các phòng: phòng đọc của cán bộ và học viên; phòng mượn tổng hợp; phòng mượn sách kinh điển, phòng lưu kho tài liệu,... Trong thư viện số lượng tài liệu khá đa dạng và phong phú với hơn 3000 đầu sách với gần 10.000 cuốn, đủ  khả năng phục vụ cho học viên theo học tại trường và các lớp mở tại các huyện trong tỉnh, với gần 20 loại báo, tạp chí các loại của Trung ương, địa phương.
          Tuy nhiên hiện nay công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, hiện đại, phương pháp dạy và học của nhà trường cũng đang từng bước đổi mới để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và học tập. Vì vậy trong công tác tổ chức, quản lý của thư viện nhà trường cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn mang tính sơ lược, thiếu tính đồng bộ, chuẩn mực,... cũng như các khả năng đáp ứng hoạt động lâu dài, hỗ trợ các công tác chuyên môn còn thiếu. Các hoạt động nghiệp vụ của thư viện còn mang tính truyền thống, thủ công dẫn đến vấn đề mất thời gian, độ chính xác không cao. Xuất phát từ thực tế đó tác giả có một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện của nhà trường như sau:
 
          Một là; Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, đặc biệt là sự bủng nổ của thông tin và công nghệ thông tin, hoạt động của thư viện nhà trường đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi cần có sự đổi mới và nâng cao phương thức hoạt động theo hướng hiện đại hóa nhằm củng cố và phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của thông tin thư viện đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của học viên trong thời gian tới.
          Hai là; Xây dựng đề án thư viện điện tử và phát triển thư viện từ thư viện truyền thống lên thư viện điện tử, dần dần tiến tới hình thành thư viện số. Công nghệ thông tin hóa trong các công tác nghiệp vụ thư viện như: biên mục, bổ sung tài liệu, quản lý tài liệu, quản lý bạn đọc, giới thiêu tuyên truyền sách, báo ....  làm tốt công tác giới thiệu thông tin về sách, báo, tạp chí đến cán bộ, giảng viên và học viên các lớp.
          Ba là; Thành lập trang website điện tử của nhà trường để có thể thông tin về mọi hoạt động của nhà trường. Trong đó có thể giới thiệu các tài liệu, sách báo của thư viện đến với học viên, giúp cho hoạt động tra cứu tìm thông tin thuận tiện và nhanh nhất.
          Bốn là; Trang bị phần mềm quản lý và phục vụ thư viện. Hoàn thiện trình độ nghiệp vụ cũng như nâng cao trình độ tin học cho cán bộ thư viện trong thời gian tới.

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8277957

Đang Online : 149