Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2019 >> Số 01/2019
Ngày Đăng:6/25/2019 10:21:00 PM Lượt xem: 1044
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở TỈNH TUYÊN QUANG
Thạc sĩ Phùng Thị Khánh Lệ
Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
Thạc sĩ Phùng Thị Khánh Lệ
Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề quan trọng trong đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc là một trong những nhiệm vụ có vị trí chiến lược quan trọng, lâu dài của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển của đất nước, sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc gắn liền với sự củng cố phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã nhận định “Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc… Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc phải có thái độ trân trọng đối với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người. Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi” [1]
Đảng đã đề ra nguyên tắc và nội dung cơ bản của chủ trương và chính sách dân tộc là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các nguyên tắc trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động mạnh mẽ tới việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt quá trình phát triển. Do vậy, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc cần quán triệt đầy đủ các nguyên tắc nêu trên, bởi thiếu hoặc không tôn trọng các nguyên tắc sẽảnh hưởng đến quan hệ giữa các dân tộc.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta đã chỉ rõ “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hành phúc; đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”[2] ; Đại hội VIII, IX, X, XI, XII Đảng ta tiếp tục khẳng định:“Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[3]; “Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”[4] ; “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ”[5]; Đại hội XI “Các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[6]; Đại hội XII “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển”[7], trong đó cũng chỉ rõ những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện, đó là: "Nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc"[8]
Đoàn kết các dân tộc được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội. Các dân tộc trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội cần có sự phối hợp, đoàn kết để thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Cụ thể:
Trong chính trị, cần thực hiện tốt các chủ trương của Đảng về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân, nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong kinh tế cần đẩy mạnh phát triển kinh tế miền núi, thực hiện các chương trình, dự án phát triển ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện định canh định cư, giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế trang trại…
Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội cần đẩy mạnh xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có 22 dân tộc cùng sinh sống trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 54% tổng dân số, do đó thực hiện đoàn kết các dân tộc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Tuyên Quang nhất quán thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV xác định: “Giữ vững và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vận động, tập hợp nhân dân các dân tộc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo. Quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh”. Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVI tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, là động lực và nguồn lực cho sự phát triển của tỉnh…thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”[9].
Trong những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã chú trọng thưc hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trịở cơ sở, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, thực hiện đoàn kết các dân tộc để xây dựng khối đại đoàn kết, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.Trong đó tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, chính sách dân tộc như Chương trình 135; Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo... Nhờ vậy, các hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tạo quỹ đất, vay vốn để phát triển sản xuất; hỗ trợ nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Một bộ phận người dân được hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Giai đoạn 2011 - 2015 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 53,83% đầu năm 2011 xuống còn 15,77% năm 2015, bình quân giảm 7,61%/ năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 65,86% đầu năm 2011 xuống còn 22,4% năm 2015, bình quân giảm 8,69%/ năm. Giai đoạn 2016 - 2018: Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm 8,49% (từ 27,81% đầu năm 2016 xuống còn 15,38% cuối năm 2018); bình quân giảm 4,25%/năm.
Tỉnh Tuyên Quang đã tích cực triển khai chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn, toàn tỉnh hiện đã xây dựng được trên 2.700km đường giao thông nông thôn, gần 100% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm. Các công trình xây dựng đường điện và trạm biến áp cung cấp điện cho các xã miền núi, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Đến năm 2018, 100% xã, 2.044/2096 thôn, bản và trên 97,8% số hộ dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia. Các chương trình, dự án, kết cấu hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư đã cơ bản giải quyết nhu cầu về điện, đường, trường, trạm tạo tiền đề quan trọng để nâng cao khả năng tiếp cận của đồng bào đối với các dịch vụ xã hội… nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng được nâng cao. Không những quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, tỉnh Tuyên Quang còn chú trọng việc bảo tồn và phát huy phong tục tập quán, các giá trị văn hóa truyền thống, tiếng nói, chữ viết, lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo của các dân tộc. Qua đó đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ tinh thần của đồng bào các dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng.
Có thể khẳng định rằng, đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Thực hiện nhất quán nguyên tắc đoàn kết các dân tộc sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội, ổn định đời sống, an ninh quốc phòng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã nhận định “Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc… Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc phải có thái độ trân trọng đối với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người. Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi” [1]
Đảng đã đề ra nguyên tắc và nội dung cơ bản của chủ trương và chính sách dân tộc là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các nguyên tắc trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động mạnh mẽ tới việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt quá trình phát triển. Do vậy, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc cần quán triệt đầy đủ các nguyên tắc nêu trên, bởi thiếu hoặc không tôn trọng các nguyên tắc sẽảnh hưởng đến quan hệ giữa các dân tộc.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta đã chỉ rõ “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hành phúc; đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”[2] ; Đại hội VIII, IX, X, XI, XII Đảng ta tiếp tục khẳng định:“Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[3]; “Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”[4] ; “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ”[5]; Đại hội XI “Các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[6]; Đại hội XII “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển”[7], trong đó cũng chỉ rõ những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện, đó là: "Nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc"[8]
Đoàn kết các dân tộc được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội. Các dân tộc trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội cần có sự phối hợp, đoàn kết để thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Cụ thể:
Trong chính trị, cần thực hiện tốt các chủ trương của Đảng về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân, nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong kinh tế cần đẩy mạnh phát triển kinh tế miền núi, thực hiện các chương trình, dự án phát triển ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện định canh định cư, giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế trang trại…
Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội cần đẩy mạnh xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có 22 dân tộc cùng sinh sống trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 54% tổng dân số, do đó thực hiện đoàn kết các dân tộc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Tuyên Quang nhất quán thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV xác định: “Giữ vững và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vận động, tập hợp nhân dân các dân tộc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo. Quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh”. Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVI tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, là động lực và nguồn lực cho sự phát triển của tỉnh…thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”[9].
Trong những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã chú trọng thưc hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trịở cơ sở, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, thực hiện đoàn kết các dân tộc để xây dựng khối đại đoàn kết, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.Trong đó tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, chính sách dân tộc như Chương trình 135; Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo... Nhờ vậy, các hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tạo quỹ đất, vay vốn để phát triển sản xuất; hỗ trợ nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Một bộ phận người dân được hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Giai đoạn 2011 - 2015 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 53,83% đầu năm 2011 xuống còn 15,77% năm 2015, bình quân giảm 7,61%/ năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 65,86% đầu năm 2011 xuống còn 22,4% năm 2015, bình quân giảm 8,69%/ năm. Giai đoạn 2016 - 2018: Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm 8,49% (từ 27,81% đầu năm 2016 xuống còn 15,38% cuối năm 2018); bình quân giảm 4,25%/năm.
Tỉnh Tuyên Quang đã tích cực triển khai chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn, toàn tỉnh hiện đã xây dựng được trên 2.700km đường giao thông nông thôn, gần 100% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm. Các công trình xây dựng đường điện và trạm biến áp cung cấp điện cho các xã miền núi, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Đến năm 2018, 100% xã, 2.044/2096 thôn, bản và trên 97,8% số hộ dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia. Các chương trình, dự án, kết cấu hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư đã cơ bản giải quyết nhu cầu về điện, đường, trường, trạm tạo tiền đề quan trọng để nâng cao khả năng tiếp cận của đồng bào đối với các dịch vụ xã hội… nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng được nâng cao. Không những quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, tỉnh Tuyên Quang còn chú trọng việc bảo tồn và phát huy phong tục tập quán, các giá trị văn hóa truyền thống, tiếng nói, chữ viết, lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo của các dân tộc. Qua đó đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ tinh thần của đồng bào các dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng.
Có thể khẳng định rằng, đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Thực hiện nhất quán nguyên tắc đoàn kết các dân tộc sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội, ổn định đời sống, an ninh quốc phòng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H.1987, tr.98
[2]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thât, H.1991, tr.77
[3]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H.1997, tr.125
[4]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.127
[5]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, 2006, tr.121
[6]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, 2011, tr.51
[7]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016, tr.164
[8]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016, tr.164-165
[9] Văn kiện ĐHĐB Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, 2015, tr.130
Các tin liên quan:
- ❧ CÁN BỘ, GIẢNG VÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN TRỌNG NHÂN DÂN - Ngày đăng('6/25/2019 10:31:00 PM')
- ❧ TÁC PHẨM DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY - Ngày đăng('8/1/2019 2:17:00 PM')
- ❧ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, GẮN VỚI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XII - Ngày đăng('6/25/2019 10:27:00 PM')
- ❧ NÊU GƯƠNG - MỘT PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN HIỆU QUẢ - Ngày đăng('6/25/2019 10:27:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ 4 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, NHIỆM KỲ 2015-2020 - Ngày đăng('6/25/2019 10:15:00 PM')
- ❧ HỘI CỰU CHIẾN BINH TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TỚI THẾ HỆ TRẺ - Ngày đăng('6/25/2019 10:12:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA CHI ĐOÀN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN NHIỆM KỲ 2017 - 2019 - Ngày đăng('6/25/2019 10:11:00 PM')
- ❧ KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG: TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN - Ngày đăng('6/25/2019 10:08:00 PM')
- ❧ HIỆU QUẢ VÀ SỨC LAN TỎA CỦA PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/25/2019 10:03:00 PM')
- ❧ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA TỈNH TUYÊN QUANG TRONG NHỮNG NĂM QUA - Ngày đăng('6/25/2019 10:07:00 PM')
- ❧ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU TỪ MÔ HÌNH “ĐƯỜNG HOA PHỤ NỮ” CỦA HỘI PHỤ NỮ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/25/2019 9:56:00 PM')
- ❧ PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA - Ngày đăng('6/25/2019 9:52:00 PM')
- ❧ HIỆU QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở XÃ YÊN LÂM, HUYỆN HÀM YÊN - Ngày đăng('6/25/2019 9:32:00 PM')
- ❧ HUYỆN YÊN SƠN ĐƯA NGHỊ QUYẾT SỐ 16-NQ/TU NGÀY 22/5/2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG (KHÓA XVI) VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀO CUỘC SỐNG - Ngày đăng('6/25/2019 9:31:00 PM')
- ❧ “NÔNG THÔN MỚI, SỨC SỐNG MỚI, DIỆN MẠO MỚI” TRÊN MẢNH ĐẤT SƠN NAM - Ngày đăng('6/25/2019 9:22:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA ĐOÀN VIÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN LÂM BÌNH - Ngày đăng('6/25/2019 9:20:00 PM')