Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2019 >> Số 01/2019
Ngày Đăng:6/25/2019 10:08:00 PM Lượt xem: 2073
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG: TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN
Thạc sĩ Hán Thị Hạnh Thúy
Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Thạc sĩ Hán Thị Hạnh Thúy
Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Công tác giảng dạy lý luận chính trị là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hoạt động của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đứng trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy lý luận chính trị, đòi hỏi mỗi giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang nói chung và khoa Nhà nước và pháp luật nói riêng phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực công tác, mà trước hết là nâng cao chất lượng bài giảng.
Giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang và khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Hiện nay, khoa Nhà nước và pháp luật có 07 giảng viên, 100% có trình độ thạc sĩ, giảng viên trong khoa có độ tuổi trung bình là 39 tuổi, có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy từ khá trở lên (trong đó có 5/7 giảng viên đạt giảng viên dạy giỏi cấp trường trong nhiều năm). Khoa đảm nhận giảng dạy phần III.1 Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa và III.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước có 18 bài với 222 tiết và 2 bài thi hết phần; đồng thời là lực lượng nòng cốt tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng như: Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và các lớp bồi dưỡng khác... Để nâng cao chất lượng dạy và học, những năm qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Nhà nước và pháp luật đã xây dựng và tổ chức thực hiện rất nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng công tác định hướng phân công bài giảng mới; công tác chuẩn bị giáo án, thông qua bài giảng, phân công giảng viên lên lớp và tổ chức thao giảng, dự giờ cho các giảng viên trong khoa, cụ thể:
Một là, định hướng phân công bài giảng mới: Với mục tiêu mọi giảng viên đều giảng được tất cả các bài trong phần III.1 và III.2, hằng năm khoa đã phối hợp với phòng Đào tạo tham mưu cho Ban Giám hiệu phân công bài giảng theo hướng phù hợp với năng lực, sở trường của giảng viên. Số lượng bài giảng tăng dần từ tập sự giảng viên đến giảng viên và giảng viên chính nhằm đảm bảo đủ số tiết theo quy định cho từng chức danh giảng viên và đảm bảo chất lượng khóa học. Thực hiện phân công bài giảng theo hướng chuyên môn hóa để phát huy năng lực của mỗi giảng viên đồng thời có phương án thay thế khi cần thiết nhằm đáp ứng điều kiện các lớp ở cơ sở xa trường (tức là một bài có ít nhất hai giảng viên có thể đảm nhiệm với chất lượng tương đương).
Hai là, công tác chuẩn bị giáo án và thông qua bài: Hoạt động dạy học nói chung và giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, soạn giáo án được quy định là công việc bắt buộc mọi giảng viên phải thực hiện. Hơn nữa, soạn giáo án là bước chuẩn bị, có ý nghĩa quyết định vào thành công của bài giảng. Với việc chuẩn bị tốt giáo án, sẽ giúp người giảng nắm chắc và kiểm soát được nội dung, trên cơ sở đó lựa chọn, xác định phương pháp, phương tiện giảng dạy phù hợp. Hơn nữa, chuẩn bị tốt giáo án còn giúp cho người giảng cân đối được thời gian phù hợp với nội dung từng phần và toàn bài trong giảng dạy.Các nhà khoa học giáo dục đều thống nhất chuẩn bị tốt giáo án đã nắm được 70% thành công “thất bại khi chuẩn bị chính là chuẩn bị để thất bại”.
Chính vì vậy, mỗi giảng viên trước khi được phân công lên lớp cần nghiên cứu kỹ bài đã được phân công và soạn bài phải bám sát với giáo trình, xác định rõ mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm của từng tiết, từng tiểu tiết để phân bổ thời gian cho tương xứng, đồng thời hướng học viên vào những nội dung chính của bài để học viên khắc ghi và có thể liên hệ vào thực tiễn công tác sát hợp hơn. Phải thường xuyên bám sát, nắm vững các văn bản của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự trong nước và quốc tế, cũng như các tài liệu tham khảo khác có liên quan để đưa vào bài giảng một cách kịp thời nhất. Việc đưa những ví dụ vào bài giảng phải được lựa chọn ngay từ trong quá trình chuẩn bị giáo án, các ví dụ phải mang tính điển hình vừa sát mục tiêu của bài, vừa sát với thực tiễn của địa phương.
Khi giáo án soạn xong, giảng viên đăng ký với lãnh đạo khoa để xây dựng kế hoạch thông qua bài theo từng tháng, từng quý, từng năm. Việc thông qua bài do phó trưởng khoa phụ trách phần học chủ trì, trưởng khoa phụ trách chung. Toàn bộ nội dung thông qua được ghi chép rõ ràng trong sổ họp khoa. Về cách thức thông qua bài, khoa thường áp dụng hai cách: Giảng viên đọc chi tiết nội dung toàn bộ giáo án, cả nội dung bài giảng, các ví dụ và phương pháp định áp dụng trước khoa hoặc giảng viên giảng trước khoa toàn bộ nội dung bài giảng.
Các giảng viên góp ý chi tiết nội dung bài giảng cả nội dung kiến thức lý luận, thực tiễn và phương pháp giảng dạy, gợi ý cả cách thiết kế slide cho phù hợp nội dung từng phần học, tiết học... Giảng viên được thông qua bài có thể trao đổi thoải mái về các nội dung được góp ý để đi đến cách hiểu thống nhất, chính xác. Kết quả, nếu bài giảng đạt yêu cầu, nhất trí thông qua, yêu cầu giảng bổ sung chỉnh sửa theo góp ý của khoa; nếu bài giảng chưa đạt yêu cầu, giảng viên được thông qua bài tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa và đăng ký với khoa chuyên môn để thông qua lại. Đến thời điểm hiện tại 100% giảng viên khoa được thông qua bài trước khi lên lớp, 6/7 giảng viên của khoa đã soạn và thông qua 90% bài giảng thuộc chương trình TCLLCT-HC. 100% giáo án của giảng viên thực hiện theo mẫu giáo án của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khi lên lớp có xác nhận của lãnh đạo khoa và Ban Giám hiệu nhà trường.
Ba là, công tác phân công giảng viên lên lớp:Trong những năm qua, công tác này được khoa chuyên môn và phòng Đào tạo phối hợp một cách nhịp nhàng, theo hướng chuyên môn hóa, vừa đảm bảo định chuẩn, định mức (theo nội quy, quy chế) của khoa và của từng cá nhân giảng viên, vừa phát huy được sở trường, thế mạnh, vừa phát huy tính chủ động, năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên, từ đó giúp người học làm sáng rõ hơn những vấn đề về lý luận và thực tiễn. Cũng từ việc chuyên môn hóa bài giảng, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, cộng với vốn kiến thức được tích lũy sâu sẽ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên trẻ, còn ít năm giảng dạy, vốn trải nghiệm và phương pháp còn hạn chế, tạo điều kiện để giảng viên trẻ phát huy được sự năng động, sáng tạo trong giảng dạy.
Khi đến phần học của khoa, phòng Đào tạo xây dựng dự thảo lịch lên lớp gửi về khoa chuyên môn. Trên cơ sở dự thảo, lãnh đạo khoa trao đổi, thảo luận, xin ý kiến của các giảng viên, giảng viên được trình bày ý kiến của mình về bài giảng được dự kiến phân công. Sau khi tổng hợp ý kiến của giảng viên, lãnh đạo khoa thống nhất với phòng Đào tạo xây dựng lịch lên lớp trình Ban Giám hiệu ký duyệt. Với cách làm này đã phát huy được tính dân chủ trong khoa, phát huy được sở trường, thế mạnh của từng giảng viên, tạo cho giảng viên tâm lý thoải mái, lên lớp tự tin, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và có thể kịp thời điều chỉnh bài khi giảng viên có công việc không thể lên lớp theo kế hoạch
Bốn là, hoạt động thao giảng, dự giờ: Trong những năm qua, khoa tổ chức thực hiện tốt Quy chế thao giảng, dự giờ ban hành kèm theo Quyết định 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nay là Quyết định 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02/5/2019, mỗi giảng viên 01 năm phải thao giảng trước khoa ít nhất 2 tiết có chấm điểm, được khoa dự giờ ít nhất 45 phút. Sau thao giảng, dự giờ có nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm. Việc thao giảng do trưởng khoa chủ trì, việc dự giờ do phó trưởng khoa phụ trách môn học chủ trì.
Bên cạnh việc thao giảng, dự giờ cấp khoa là hoạt động thao giảng, dự giờ cấp trường, những giảng viên đạt loại giỏi cấp khoa có thể tham gia thao giảng cấp trường. Năm 2018, là năm có số giảng viên khoa đạt giảng viên giỏi nhiều nhất khi 5/7 giảng viên của khoa thao giảng cấp trường được Hội đồng khoa học đánh giá bài giảng đạt loại giỏi.Ngoài ra giảng viên trong khoa còn được Hội đồng khoa học nhà trường dự giờ để góp ý, rút kinh nghiệm; giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật cũng tích cực dự giờ của giảng viên ở các khoa khác để trau dồi kinh nghiệm, học tập phương pháp. Trung bình, một năm mỗi giảng viên của khoa đi dự giờ khoảng trên 40 tiết giảng.
Có được kết quả trên là do khoa luôn nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ của các khoa, phòng chuyên môn và sự nỗ lực của bản thân từng giảng viên trong khoa. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được công tác định hướng phân công bài giảng mới; công tác chuẩn bị giáo án, thông qua bài giảng, phân công giảng viên lên lớp và tổ chức thao giảng, dự giờ cho các giảng viên trong khoa vẫn còn hạn chế như: Công tác chuẩn bị giáo án một số bài của một số giảng viên có mục còn chưa chi tiết, nội dung chưa sâu, chưa bổ sung đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nội dung nghiên cứu; kiến thức thực tế chưa phong phú, cập nhật còn chậm; việc góp ý trong công tác thông qua bài soạn có lúc còn nể nang, chưa quyết liệt, chưa kỹ; hoạt động thao giảng, dự giờ cấp khoa nhiều buổi không tập trung được 100% giảng viên đi nghe và việc họp rút kinh nghiệm có lúc còn chưa kịp thời... Nguyên nhân là do một số giảng viên trong khoa có lúc đầu tư thời gian cho công tác nghiên cứu soạn bài, chuẩn bị giáo án còn chưa thỏa đáng, chưa khoa học; việc phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình trong hoạt động chuyên môn của giảng viên trong khoa có lúc còn chưa cao; đa số các chuyên đề trong giáo trình có nội dung rất dài mà số tiết thì ít nếu giảng viên không có kỹ năng lựa chọn nội dung để phân tích hoặc giới thiệu cho học viên nghiên cứu sẽ dẫn tới tình trạng “cháy” giáo án; vào dịp khoa tham gia giảng dạy nhiều lớp cùng một thời điểm hoặc thực hiện nhiều công việc chuyên môn khác thì khó tập trung 100% giảng viên đi dự giờ và góp ý bài giảng ngay sau khi dự giờ...
Để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trên, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học của khoa nói riêng và nhà trường nói chung, theo tôi trong thời gian tới cần làm tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, việc phân công bài giảng mới cần có kế hoạch và thực hiện sớm để giảng viên có thời gian đầu tư soạn, giảng. Cần nghiên cứu thêm ở góc độ các mối liên hệ giữa giảng viên với giảng viên, giữa cá nhân với tập thể, giữa khoa chuyên môn với các khoa phòng khác (trong công tác phối hợp) để đảm bảo định mức giờ giảng, đồng thời phát huy tính dân chủ và đoàn kết của các giảng viên trong khoa và với các khoa phòng khác. Muốn làm như vậy, trước hết lãnh đạo khoa cần quan tâm năng lực, sở trường và nguyện vọng của từng giảng viên, đặc biệt cần nắm chắc kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, nhiệm vụ do Học viện và tỉnh giao, từ đó phối hợp với phòng Đào tạo, tham mưu cho Ban Giám hiệu phân công bài giảng cho phù hợp với từng giảng viên.
Thứ hai, từng giảng viên trong khoa cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị giáo án và quan tâm đầu tư đúng mức tất cả các nội dung trong giáo án. Thực tế cho thấy, một giáo án được chuẩn bị tốt, đầy đủ nội dung sẽ giúp cho giảng viên chủ động, kiểm soát được nội dung, cân đối được thời gian và có thể tránh được những sai sót, nhất là trong quá trình giảng dạy. Do đó yêu cầu đặt ra: Trong phần kế hoạch bài giảng, phải xác định rõ mục tiêu bài giảng, nhất là về kỹ năng và thái độ. Để xác định đúng kỹ năng và thái độ phải nắm chắc nội dung của bài giảng. Mỗi bài giảng có nội dung riêng, theo nội dung đó sẽ hình thành ở người học kỹ năng cụ thể gì? Thái độ cụ thể như thế nào? Phải được xác định và thể hiện rõ trong giáo án; tránh chung chung, hoặc giống nhau giữa các bài.
Đối với hệ thống tài liệu tham khảo và câu hỏi ôn tập, thảo luận, ngoài hệ thống kiến thức trong giáo trình giảng viên nên nghiên cứu mở rộng hơn, có tính cập nhật và chuyên sâu hơn. Đặc biệt, giảng viên phải thường xuyên, kịp thời cập nhật và quán triệt tới học viên các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương có liên quan đến nội dung bài giảng. Làm tốt được điều này, một mặt, khẳng định trình độ chuyên môn, thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học của giảng viên và nâng cao niềm tin ở học viên vào giảng viên; mặt khác, giúp học viên có điều kiện đầu tư nghiên cứu sâu hơn về nội dung bài học.
Đối với nội dung bài giảng, giảng viên cần nắm chắc và phải trình bày đầy đủ, cụ thể trong giáo án từ nội dung học viên ghi, nội dung giảng viên giảng, kể cả những vấn đề liên hệ thực tế hay những ví dụ cụ thể để minh họa.
Thứ ba, tăng cường vai trò và trách nhiệm quản lý của lãnh đạo khoa: Với tư cách trực tiếp quản lý nội dung, chương trình theo phân công, khoa chuyên môn giữ vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm chính về chất lượng, hiệu quả thực hiện nội dung chương trình nói chung và chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên trong khoa nói riêng. Chính vì vậy, công tác định hướng phân công bài mới, chuẩn bị giáo án, thông qua bài và tổ chức thao giảng dự giờ cho các giảng viên trong khoa phải có sự tham gia cũng như chịu trách nhiệm của lãnh đạo khoa chuyên môn. Để thể hiện vai trò và trách nhiệm đó, lãnh đạo khoa chuyên môn cần làm tốt công tác thông qua bài, phải nhận xét cụ thể và đánh giá rõ ràng về kiến thức chuyên môn và nội dung giáo án của giảng viên trong khoa. Một mặt giúp giảng viên vững vàng về chuyên môn, chuẩn bị tốt hơn giáo án của mình; mặt khác, tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc xét duyệt giáo án – với tư cách là văn bản có tính chất pháp lý để đánh giá về nội dung giảng dạy của giảng viên trên lớp.
Trên đây là một số kết quả và giải pháp trong công tác định hướng phân công bài giảng; công tác chuẩn bị giáo án, thông qua bài, công tác phân công bài giảng và tổ chức thao giảng, dự giờ cho giảng viên của khoa Nhà nước và pháp luật Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp./.
Một là, định hướng phân công bài giảng mới: Với mục tiêu mọi giảng viên đều giảng được tất cả các bài trong phần III.1 và III.2, hằng năm khoa đã phối hợp với phòng Đào tạo tham mưu cho Ban Giám hiệu phân công bài giảng theo hướng phù hợp với năng lực, sở trường của giảng viên. Số lượng bài giảng tăng dần từ tập sự giảng viên đến giảng viên và giảng viên chính nhằm đảm bảo đủ số tiết theo quy định cho từng chức danh giảng viên và đảm bảo chất lượng khóa học. Thực hiện phân công bài giảng theo hướng chuyên môn hóa để phát huy năng lực của mỗi giảng viên đồng thời có phương án thay thế khi cần thiết nhằm đáp ứng điều kiện các lớp ở cơ sở xa trường (tức là một bài có ít nhất hai giảng viên có thể đảm nhiệm với chất lượng tương đương).
Hai là, công tác chuẩn bị giáo án và thông qua bài: Hoạt động dạy học nói chung và giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, soạn giáo án được quy định là công việc bắt buộc mọi giảng viên phải thực hiện. Hơn nữa, soạn giáo án là bước chuẩn bị, có ý nghĩa quyết định vào thành công của bài giảng. Với việc chuẩn bị tốt giáo án, sẽ giúp người giảng nắm chắc và kiểm soát được nội dung, trên cơ sở đó lựa chọn, xác định phương pháp, phương tiện giảng dạy phù hợp. Hơn nữa, chuẩn bị tốt giáo án còn giúp cho người giảng cân đối được thời gian phù hợp với nội dung từng phần và toàn bài trong giảng dạy.Các nhà khoa học giáo dục đều thống nhất chuẩn bị tốt giáo án đã nắm được 70% thành công “thất bại khi chuẩn bị chính là chuẩn bị để thất bại”.
Chính vì vậy, mỗi giảng viên trước khi được phân công lên lớp cần nghiên cứu kỹ bài đã được phân công và soạn bài phải bám sát với giáo trình, xác định rõ mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm của từng tiết, từng tiểu tiết để phân bổ thời gian cho tương xứng, đồng thời hướng học viên vào những nội dung chính của bài để học viên khắc ghi và có thể liên hệ vào thực tiễn công tác sát hợp hơn. Phải thường xuyên bám sát, nắm vững các văn bản của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự trong nước và quốc tế, cũng như các tài liệu tham khảo khác có liên quan để đưa vào bài giảng một cách kịp thời nhất. Việc đưa những ví dụ vào bài giảng phải được lựa chọn ngay từ trong quá trình chuẩn bị giáo án, các ví dụ phải mang tính điển hình vừa sát mục tiêu của bài, vừa sát với thực tiễn của địa phương.
Khi giáo án soạn xong, giảng viên đăng ký với lãnh đạo khoa để xây dựng kế hoạch thông qua bài theo từng tháng, từng quý, từng năm. Việc thông qua bài do phó trưởng khoa phụ trách phần học chủ trì, trưởng khoa phụ trách chung. Toàn bộ nội dung thông qua được ghi chép rõ ràng trong sổ họp khoa. Về cách thức thông qua bài, khoa thường áp dụng hai cách: Giảng viên đọc chi tiết nội dung toàn bộ giáo án, cả nội dung bài giảng, các ví dụ và phương pháp định áp dụng trước khoa hoặc giảng viên giảng trước khoa toàn bộ nội dung bài giảng.
Các giảng viên góp ý chi tiết nội dung bài giảng cả nội dung kiến thức lý luận, thực tiễn và phương pháp giảng dạy, gợi ý cả cách thiết kế slide cho phù hợp nội dung từng phần học, tiết học... Giảng viên được thông qua bài có thể trao đổi thoải mái về các nội dung được góp ý để đi đến cách hiểu thống nhất, chính xác. Kết quả, nếu bài giảng đạt yêu cầu, nhất trí thông qua, yêu cầu giảng bổ sung chỉnh sửa theo góp ý của khoa; nếu bài giảng chưa đạt yêu cầu, giảng viên được thông qua bài tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa và đăng ký với khoa chuyên môn để thông qua lại. Đến thời điểm hiện tại 100% giảng viên khoa được thông qua bài trước khi lên lớp, 6/7 giảng viên của khoa đã soạn và thông qua 90% bài giảng thuộc chương trình TCLLCT-HC. 100% giáo án của giảng viên thực hiện theo mẫu giáo án của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khi lên lớp có xác nhận của lãnh đạo khoa và Ban Giám hiệu nhà trường.
Ba là, công tác phân công giảng viên lên lớp:Trong những năm qua, công tác này được khoa chuyên môn và phòng Đào tạo phối hợp một cách nhịp nhàng, theo hướng chuyên môn hóa, vừa đảm bảo định chuẩn, định mức (theo nội quy, quy chế) của khoa và của từng cá nhân giảng viên, vừa phát huy được sở trường, thế mạnh, vừa phát huy tính chủ động, năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên, từ đó giúp người học làm sáng rõ hơn những vấn đề về lý luận và thực tiễn. Cũng từ việc chuyên môn hóa bài giảng, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, cộng với vốn kiến thức được tích lũy sâu sẽ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên trẻ, còn ít năm giảng dạy, vốn trải nghiệm và phương pháp còn hạn chế, tạo điều kiện để giảng viên trẻ phát huy được sự năng động, sáng tạo trong giảng dạy.
Khi đến phần học của khoa, phòng Đào tạo xây dựng dự thảo lịch lên lớp gửi về khoa chuyên môn. Trên cơ sở dự thảo, lãnh đạo khoa trao đổi, thảo luận, xin ý kiến của các giảng viên, giảng viên được trình bày ý kiến của mình về bài giảng được dự kiến phân công. Sau khi tổng hợp ý kiến của giảng viên, lãnh đạo khoa thống nhất với phòng Đào tạo xây dựng lịch lên lớp trình Ban Giám hiệu ký duyệt. Với cách làm này đã phát huy được tính dân chủ trong khoa, phát huy được sở trường, thế mạnh của từng giảng viên, tạo cho giảng viên tâm lý thoải mái, lên lớp tự tin, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và có thể kịp thời điều chỉnh bài khi giảng viên có công việc không thể lên lớp theo kế hoạch
Bốn là, hoạt động thao giảng, dự giờ: Trong những năm qua, khoa tổ chức thực hiện tốt Quy chế thao giảng, dự giờ ban hành kèm theo Quyết định 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nay là Quyết định 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02/5/2019, mỗi giảng viên 01 năm phải thao giảng trước khoa ít nhất 2 tiết có chấm điểm, được khoa dự giờ ít nhất 45 phút. Sau thao giảng, dự giờ có nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm. Việc thao giảng do trưởng khoa chủ trì, việc dự giờ do phó trưởng khoa phụ trách môn học chủ trì.
Bên cạnh việc thao giảng, dự giờ cấp khoa là hoạt động thao giảng, dự giờ cấp trường, những giảng viên đạt loại giỏi cấp khoa có thể tham gia thao giảng cấp trường. Năm 2018, là năm có số giảng viên khoa đạt giảng viên giỏi nhiều nhất khi 5/7 giảng viên của khoa thao giảng cấp trường được Hội đồng khoa học đánh giá bài giảng đạt loại giỏi.Ngoài ra giảng viên trong khoa còn được Hội đồng khoa học nhà trường dự giờ để góp ý, rút kinh nghiệm; giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật cũng tích cực dự giờ của giảng viên ở các khoa khác để trau dồi kinh nghiệm, học tập phương pháp. Trung bình, một năm mỗi giảng viên của khoa đi dự giờ khoảng trên 40 tiết giảng.
Có được kết quả trên là do khoa luôn nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ của các khoa, phòng chuyên môn và sự nỗ lực của bản thân từng giảng viên trong khoa. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được công tác định hướng phân công bài giảng mới; công tác chuẩn bị giáo án, thông qua bài giảng, phân công giảng viên lên lớp và tổ chức thao giảng, dự giờ cho các giảng viên trong khoa vẫn còn hạn chế như: Công tác chuẩn bị giáo án một số bài của một số giảng viên có mục còn chưa chi tiết, nội dung chưa sâu, chưa bổ sung đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nội dung nghiên cứu; kiến thức thực tế chưa phong phú, cập nhật còn chậm; việc góp ý trong công tác thông qua bài soạn có lúc còn nể nang, chưa quyết liệt, chưa kỹ; hoạt động thao giảng, dự giờ cấp khoa nhiều buổi không tập trung được 100% giảng viên đi nghe và việc họp rút kinh nghiệm có lúc còn chưa kịp thời... Nguyên nhân là do một số giảng viên trong khoa có lúc đầu tư thời gian cho công tác nghiên cứu soạn bài, chuẩn bị giáo án còn chưa thỏa đáng, chưa khoa học; việc phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình trong hoạt động chuyên môn của giảng viên trong khoa có lúc còn chưa cao; đa số các chuyên đề trong giáo trình có nội dung rất dài mà số tiết thì ít nếu giảng viên không có kỹ năng lựa chọn nội dung để phân tích hoặc giới thiệu cho học viên nghiên cứu sẽ dẫn tới tình trạng “cháy” giáo án; vào dịp khoa tham gia giảng dạy nhiều lớp cùng một thời điểm hoặc thực hiện nhiều công việc chuyên môn khác thì khó tập trung 100% giảng viên đi dự giờ và góp ý bài giảng ngay sau khi dự giờ...
Để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trên, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học của khoa nói riêng và nhà trường nói chung, theo tôi trong thời gian tới cần làm tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, việc phân công bài giảng mới cần có kế hoạch và thực hiện sớm để giảng viên có thời gian đầu tư soạn, giảng. Cần nghiên cứu thêm ở góc độ các mối liên hệ giữa giảng viên với giảng viên, giữa cá nhân với tập thể, giữa khoa chuyên môn với các khoa phòng khác (trong công tác phối hợp) để đảm bảo định mức giờ giảng, đồng thời phát huy tính dân chủ và đoàn kết của các giảng viên trong khoa và với các khoa phòng khác. Muốn làm như vậy, trước hết lãnh đạo khoa cần quan tâm năng lực, sở trường và nguyện vọng của từng giảng viên, đặc biệt cần nắm chắc kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, nhiệm vụ do Học viện và tỉnh giao, từ đó phối hợp với phòng Đào tạo, tham mưu cho Ban Giám hiệu phân công bài giảng cho phù hợp với từng giảng viên.
Thứ hai, từng giảng viên trong khoa cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị giáo án và quan tâm đầu tư đúng mức tất cả các nội dung trong giáo án. Thực tế cho thấy, một giáo án được chuẩn bị tốt, đầy đủ nội dung sẽ giúp cho giảng viên chủ động, kiểm soát được nội dung, cân đối được thời gian và có thể tránh được những sai sót, nhất là trong quá trình giảng dạy. Do đó yêu cầu đặt ra: Trong phần kế hoạch bài giảng, phải xác định rõ mục tiêu bài giảng, nhất là về kỹ năng và thái độ. Để xác định đúng kỹ năng và thái độ phải nắm chắc nội dung của bài giảng. Mỗi bài giảng có nội dung riêng, theo nội dung đó sẽ hình thành ở người học kỹ năng cụ thể gì? Thái độ cụ thể như thế nào? Phải được xác định và thể hiện rõ trong giáo án; tránh chung chung, hoặc giống nhau giữa các bài.
Đối với hệ thống tài liệu tham khảo và câu hỏi ôn tập, thảo luận, ngoài hệ thống kiến thức trong giáo trình giảng viên nên nghiên cứu mở rộng hơn, có tính cập nhật và chuyên sâu hơn. Đặc biệt, giảng viên phải thường xuyên, kịp thời cập nhật và quán triệt tới học viên các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương có liên quan đến nội dung bài giảng. Làm tốt được điều này, một mặt, khẳng định trình độ chuyên môn, thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học của giảng viên và nâng cao niềm tin ở học viên vào giảng viên; mặt khác, giúp học viên có điều kiện đầu tư nghiên cứu sâu hơn về nội dung bài học.
Đối với nội dung bài giảng, giảng viên cần nắm chắc và phải trình bày đầy đủ, cụ thể trong giáo án từ nội dung học viên ghi, nội dung giảng viên giảng, kể cả những vấn đề liên hệ thực tế hay những ví dụ cụ thể để minh họa.
Thứ ba, tăng cường vai trò và trách nhiệm quản lý của lãnh đạo khoa: Với tư cách trực tiếp quản lý nội dung, chương trình theo phân công, khoa chuyên môn giữ vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm chính về chất lượng, hiệu quả thực hiện nội dung chương trình nói chung và chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên trong khoa nói riêng. Chính vì vậy, công tác định hướng phân công bài mới, chuẩn bị giáo án, thông qua bài và tổ chức thao giảng dự giờ cho các giảng viên trong khoa phải có sự tham gia cũng như chịu trách nhiệm của lãnh đạo khoa chuyên môn. Để thể hiện vai trò và trách nhiệm đó, lãnh đạo khoa chuyên môn cần làm tốt công tác thông qua bài, phải nhận xét cụ thể và đánh giá rõ ràng về kiến thức chuyên môn và nội dung giáo án của giảng viên trong khoa. Một mặt giúp giảng viên vững vàng về chuyên môn, chuẩn bị tốt hơn giáo án của mình; mặt khác, tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc xét duyệt giáo án – với tư cách là văn bản có tính chất pháp lý để đánh giá về nội dung giảng dạy của giảng viên trên lớp.
Trên đây là một số kết quả và giải pháp trong công tác định hướng phân công bài giảng; công tác chuẩn bị giáo án, thông qua bài, công tác phân công bài giảng và tổ chức thao giảng, dự giờ cho giảng viên của khoa Nhà nước và pháp luật Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp./.
Các tin liên quan:
- ❧ CÁN BỘ, GIẢNG VÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN TRỌNG NHÂN DÂN - Ngày đăng('6/25/2019 10:31:00 PM')
- ❧ TÁC PHẨM DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY - Ngày đăng('8/1/2019 2:17:00 PM')
- ❧ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, GẮN VỚI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XII - Ngày đăng('6/25/2019 10:27:00 PM')
- ❧ NÊU GƯƠNG - MỘT PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN HIỆU QUẢ - Ngày đăng('6/25/2019 10:27:00 PM')
- ❧ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/25/2019 10:21:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ 4 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, NHIỆM KỲ 2015-2020 - Ngày đăng('6/25/2019 10:15:00 PM')
- ❧ HỘI CỰU CHIẾN BINH TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TỚI THẾ HỆ TRẺ - Ngày đăng('6/25/2019 10:12:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA CHI ĐOÀN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN NHIỆM KỲ 2017 - 2019 - Ngày đăng('6/25/2019 10:11:00 PM')
- ❧ HIỆU QUẢ VÀ SỨC LAN TỎA CỦA PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/25/2019 10:03:00 PM')
- ❧ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA TỈNH TUYÊN QUANG TRONG NHỮNG NĂM QUA - Ngày đăng('6/25/2019 10:07:00 PM')
- ❧ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU TỪ MÔ HÌNH “ĐƯỜNG HOA PHỤ NỮ” CỦA HỘI PHỤ NỮ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/25/2019 9:56:00 PM')
- ❧ PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA - Ngày đăng('6/25/2019 9:52:00 PM')
- ❧ HIỆU QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở XÃ YÊN LÂM, HUYỆN HÀM YÊN - Ngày đăng('6/25/2019 9:32:00 PM')
- ❧ HUYỆN YÊN SƠN ĐƯA NGHỊ QUYẾT SỐ 16-NQ/TU NGÀY 22/5/2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG (KHÓA XVI) VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀO CUỘC SỐNG - Ngày đăng('6/25/2019 9:31:00 PM')
- ❧ “NÔNG THÔN MỚI, SỨC SỐNG MỚI, DIỆN MẠO MỚI” TRÊN MẢNH ĐẤT SƠN NAM - Ngày đăng('6/25/2019 9:22:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA ĐOÀN VIÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN LÂM BÌNH - Ngày đăng('6/25/2019 9:20:00 PM')