Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu ›› Thư viện trường

Giới thiệu bộ sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Ngày Đăng: 10/5/2017 10:6 Lượt xem: 910


 HỒ CHÍ MINH BIÊN NIÊN TIỂU SỬ
Tác giả: Viện Hồ Chí Minh; GS Xuân Kỳ (chủ biên)
NXB: Chính trị Quốc gia - sự thật, 2016   
Mã số tra cứu: 5502 - 5506

Tóm tắt nội dung:
Từ lâu, nhân dân ta, bạn bè và kiều bào ta ở nước ngoài vẫn mong có bộ sách lớn công bố đầy đủ những tư liệu chính xác về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vô cùng oanh liệt, phong phú và đẹp đẽ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghiên cứu, tìm hiểu, học tập về sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Bộ sách Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử gồm 10 tập (tái bản lần thứ ba có chỉnh sửa bổ sung) là một công trình lịch sử được trình bày dưới hình thức biên niên, là một cuốn sử với đầy đủ các yếu tố niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh,... được ghi chép lại theo trình tự thời gian diễn ra các sự việc, lời nói, bài viết, sinh hoạt, giao tiếp,… của Người đối với thời đại, đất nước, dân tộc, giai cấp...; Mỗi tập sách được kết cấu theo đơn vị thời gian, người đọc được tiếp xúc với một khối lượng tư liệu phong phú, nhiều sự kiện cụ thể, được thể hiện bằng văn phong lịch sử, nhưng lại sinh động, đáp ứng được yêu cầu của người đọc.
Thư viện xin giới thiệu cùng bạn đọc 5 tập đầu (1,2,3,4,5) của bộ sách Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử.
Tập 1: Lấy mốc thời gian từ ngày 19-5-1890, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến trước ngày 3-2-1930, với sự kiện Người đến Trung Quốc chuẩn bị Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
 Các sự kiện trong tập sẽ giới thiệu cuộc đời và hoạt động cách mạng của Người, từ lúc ra đời đến năm 16 tuổi, rời quê hương đi vào Huế lần thứ hai, phản ánh mối quan hệ của Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành với gia đình và quê hương, việc học hành của Người và những nơi Người đã từng đi, từng sống.
Từ năm 16 tuổi đến lúc Người rời Tổ quốc (năm 1911) phản ánh về những hoạt động yêu nước đầu tiên và sau đó là hành trình từ Huế đến Sài Gòn, những nơi Bác dừng chân và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới…Đến năm 1920 với sự kiện Người tham gia Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, là lúc Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Người qua nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ… Cuộc sống của Người trưởng thành dần trong nhận thức qua thực tế xã hội mà Người chứng kiến. Người thường xuyên liên lạc với những người Việt Nam đang sống ở Pháp, đặc biệt là nhà yêu nước Phan Chu Trinh. Những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên báo chí Pháp. Đặc biệt, Người thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam tại Hội nghị Vécxây (Versailles), mở đầu cho cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân và vạch ra con đường giải phóng cho nhân dân các nước thuộc địa.
 
Tập 2: Giới thiệu những sự kiện về hoạt động sôi động, phong phú trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ đầu năm 1930 - khi   thành lập Đảng đến tháng 9-1945 - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
 Hoạt động của Người trong thời gian này gồm các thời kỳ: thời kỳ thống nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam, thành lập chính đảng duy nhất của giai cấp vô sản và hoàn chỉnh dần đường lối cách mạng của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; thời kỳ Người bị bắt giam và xét xử tại tòa án tối cao Hồng Kông; thời kỳ ở Liên Xô học tập tại Trường Quốc tế Lênin, tham gia Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và làm việc tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa; trở lại hoạt động tại Trung Quốc, chắp nối liên lạc để về nước hoạt động.
 Mười lăm năm (1930 - 1945) là thời gian mà Người trải qua nhiều gian khổ, hai lần bị giam cầm trong xà lim và ngục tù của bọn đế quốc phản động.Người đấu tranh để bảo vệ đường lối cách mạng đúng đắn chống mọi khuynh hướng “tả” và “hữu” trong Đảng và trong Quốc tế Cộng sản. Người đã bình tĩnh sáng suốt giữ vững quan điểm đúng đắn của mình. Bằng dũng khí và trí tuệ, sự khéo léo, với ý thức tổ chức, kỷ luật, Người đã phấn đấu quyết liệt và bền bỉ để Đảng do Người sáng lập đi đúng đường lối mà Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định và ngày càng lớn mạnh.
Tập sách kết thúc bằng sự kiện trọng đại ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
 
Tập 3:  Ghi lại những sự kiện hoạt động cách mạng vô cùng sôi động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày nước Việt Nam giành lại độc lập ngày 2-9-1945 đến ngày bắt đầu Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946. Cũng chính ở giai đoạn lịch sử đầy cam go thức thách lớn lao này, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động và trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Người đã sáng suốt lựa chọn những đối sách đúng đắn, giải quyết kịp thời những nhiệm vụ khó khăn phức tạp trong tình thế vận nước như “ nghìn cân treo sợi tóc”; bình tĩnh trước những biến cố phức tạp, linh hoạt trèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam qua thác ghềnh từng bước tiến lên.
Hoạt động của Người trong thời gian này: Xây dựng và củng cố Nhà nước cách mạng: tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội, xây dựng và thông qua Hiến pháp, ký gần 200 sắc lệnh về bộ máy nhà nước; xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thi hành chính sách đại đoàn kết dân tộc; thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo linh hoạt để ứng phó với từng kẻ thù, nhằm giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền dân tộc. Nổi bật là việc ký kết Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 (năm 1946) giữa chính phủ Việt Nam và đại diện Pháp. Bên cạnh đó, Người vừa chỉ đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, vừa chỉ đạo chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc lâu dài: xây dựng căn cứ địa Việt Bắc; công bố một số bài viết chiến thuật quan sự dưới bút danh Q.Th; viết bản chỉ thỉ “công việc khẩn cấp bây giờ” đặt cơ sở cho việc hoạch định đường lối kháng chiến kiến quốc sau đó.
 
Tập 4: Ghi lại những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bốn năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từ 19/12/1946 đến hết năm 1950. Đây là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong những ngày đầu khai sinh đất nước. Chính quyền được củng cố, lực lượng vũ trang thêm vững mạnh, uy tín quốc tế được nâng cao, biên giới được khai thông… tạo ra những điều kiện cơ bản cho những thắng lợi to lớn về sau.
Người đã cùng Trung ương Đảng và Chính phủ xác định đường lối chiến lược cho cuộc kháng chiến cứu nước: trường kỳ, toàn dân, toàn diện vừa kháng chiến vừa kiến quốc; lãnh đạo và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ; chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội, tài chính, văn hóa xã hội, giáo dục y tế… đặt cơ sở cho việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Nhà nước dân chủ mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện và chỉ ra những căn bệnh mới nảy sinh trong hoạt động của cán bộ như bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu xa rời quần chúng…Người chăm lo giáo dục cán bộ đảng viên về đạo đức cách mạng, nêu cao khẩu hiểu “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” cho cán bộ chiến sỹ và toàn dân học tập, rèn luyện. Phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên và huy động sức mạnh vật chất, tình thần của toàn thể nhân dân vào cuộc kháng chiến và kiến quốc. Người phấn đấu không mệt mỏi để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân chỉ đạo thành lập khối liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Việt - Miên - Lào…
Tập sách đã góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng đạo đức, phong cách và một phần đời sống riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 
Tâp 5: Ghi lại những hoạt động cách mạng vô cùng phong phú của chủ tịch Hồ Chí Minh rải rộng khắp núi rừng Chiến khu Việt Bắc và kéo dài trong bốn năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1951 - 1954). Những sự kiện được trình bày phản ánh những hoạt động và chỉ đạo của Hồ Chí Minh với Trung ương Đảng trong việc hoạch định đường lối chiến lược và kịp thời định ra những chính sách, biện pháp cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
Mở đầu tập sách là những sự kiện phản ánh những ý kiên chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đại hội trù bị của Đảng lần thứ II và những chủ trương, đường lối chiến lược trong Báo cáo chính trị do Người trình bày tại Đại hội đại biểu chính thức - nhân tố cực kỳ quan trọng để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đi đến thắng lợi. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Thường vụ Trung ương Đảng hoạch định và hoàn thiện đường lối kháng chiến - đường lối chiến tranh nhân dân, đổi tên Đảng, đưa Đảng ta hoạt động công khai, tăng cương hơn vai trò của Đảng đối với cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Người đã chỉ đạo xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; ban hành luật cải cách ruộng đất - thực hiện người cày có ruộng, tạo ra sức mạnh và khí thế mới cho giai cấp nông dân - quân đội chủ lực của cuộc kháng chiến, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến, Người luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng là nhân tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. Người chăm lo giáo dục công tác tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhấn mạnh vai trò tiên phong gương mẫu trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đồng thời chỉ rõ tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Đó là một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Những sự kiện phản ánh hoạt động đối ngoại như gửi thư, điện; tiếp xúc với các nhà lãnh đạo của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, trả lời các nhà báo nhằm giới thiệu, tuyên truyền những thành tựu của cuộc kháng chiến và kiến quốc…
Phần cuối tập sách là những sự kiện về kháng chiến thắng lợi, hòa bình lặp lại ở Việt Nam. Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ về Thủ đô Hà Nội, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, là một công trình lịch sử phản ánh đầy đủ về công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với phong trào giải phóng dân tộc. Người là tấm gương cao đẹp, về cuộc đời, sự nghiệp, về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản, niềm tự hào vô hạn về lãnh tụ vĩ đại, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng do Bác Hồ sáng lập, mãi mãi đi theo con đường của Người lựa chọn: “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
 
 
Cử nhân Hoàng Thị Dậu
Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8580643

Đang Online : 188