Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu ›› Thư viện trường
Giới thiệu sách
Ngày Đăng: 9/3/2022 11:2 Lượt xem: 857
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG LŨNG ĐOẠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY
Tác giả: TS Đào Ngọc Báu (chủ biên)
NXB: Lý luận chính trị, 2021
Hội nhập quốc tế đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích nhưng cũng làm cho nền kinh tế phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh. Một trong những vấn đề đó là hành vi lũng đoạn của các công ty xuyên quốc gia, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, trong đó có cả doanh nghiệp chuẩn công ích. Làm thế nào để kiểm soát hữu hiệu các hành vi lũng đoạn thị trường và có thể kết hợp hiệu quả thúc đẩy tập trung hóa thị trường với kiểm soát hành vi lũng đoạn trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản cuốn sách: Các giải pháp phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay do TS. Đào Ngọc Báu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ biên
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chương 2: Thực trạng phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 2: Quan điểm, giải pháp phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung cuốn sách làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến phòng chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị trên hai phương diện lý luận và thể chế như: hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm đối với chủ thể vi phạm; hoàn thiện khung pháp luật đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuẩn công ích; hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan phòng, chống lũng đoạn kinh tế và nâng cao năng lực thực hiện pháp luật.
Phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những yêu cầu cơ bản để bảo đảm sự phát triển bền vững và lành mạnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
THÀNH PHỐ THÔNG MINH KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM
Tác giả: TS Trần Quang Phú (chủ biên)
NXB: Lý luận chính trị, 2021
Việt Nam hiện có khoảng trên 800 đô thị lớn, nhỏ với tỉ lệ đô thị hóa đạt 30,2% trong đó hai đô thị đặc biệt có quy mô lớn là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có gần 30 đô thị tương đối lớn, dân cư đô thị ở 5 thành phố lớp chiếm hơn 40% dân số, đóng góp trên 50% GDP cả nước, thu ngân sách chiếm 70% tổng thu toàn quốc. Do đó phát triển đô thị hiệu quả bền vững luôn là một nội dung quan trọng mà chính phủ rất quan tâm.
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:
Chương 1: Lý luận về phát triển thành phố thông minh
Làm rõ khái niệm, tính tất yếu, nội dung phát triển của thành phố thông minh như: kinh tế thông minh; chính quyền thông minh; giao thông, môi trường, dân cư thông minh…
Chương 2: Kinh nghiệm phát triển thành phố thông minh trên thế giới
Nêu kinh nghiệm của một số thành phố trên thế giới như: Seoul - Hàn Quốc về phát triển chính quyền thông minh; Amsterdam - Hà Lan về phát triển nền kinh tế thông minh; Khu hành chính Hong Kong về phát triển cư dân thông minh… đó là những gợi mở về phát triển để Việt Nam tham khảo.
Chương 3: Thực trạng phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018
Nêu thực trạng phát triển của một số tỉnh, thành phố thông minh tại Việt Nam như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh…
Chương 4: Quan điểm, chính sách và giải pháp phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030
Phát triển thành phố thông minh phải gắn với định hướng, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội phù hợp với đặc thù của từng đô thị cụ thể; đặt lộ trình phát triển theo từng giai đoạn, có chính sách, giải pháp phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tác giả: PGS,TS Phạm Văn Linh (chủ biên)
NXB: Chính trị quốc gia, Sự thật 2021
Ở Việt Nam sau khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1945). Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960) đã đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà nội dung chủ yếu là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất; cách mạng khoa học - kỹ thuật; cách mạng tư tưởng - văn hóa; trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, coi công nghiệp hóa xã hội là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ…
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương
Chương I: Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng của một số đảng cộng sản trên thế giới về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Chương II: Nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện Việt Nam.
Chương III: Bối cảnh tác động đến nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hiện nay.
Chương IV: Tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện mới.
Nội dung cuốn sách làm rõ về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và mối quan hệ biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó khẳng định các giá trị bền vững, những vấn đề cần bổ sung, phát triển đặc biệt là cách mạng 4.0, đề xuất, kiến nghị những nội dung phù hợp vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Qua đó góp phần đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái của các thê lực thù địch xuyên tạc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch đối với sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Tác giả: TS Đào Ngọc Báu (chủ biên)
NXB: Lý luận chính trị, 2021
Hội nhập quốc tế đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích nhưng cũng làm cho nền kinh tế phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh. Một trong những vấn đề đó là hành vi lũng đoạn của các công ty xuyên quốc gia, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, trong đó có cả doanh nghiệp chuẩn công ích. Làm thế nào để kiểm soát hữu hiệu các hành vi lũng đoạn thị trường và có thể kết hợp hiệu quả thúc đẩy tập trung hóa thị trường với kiểm soát hành vi lũng đoạn trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản cuốn sách: Các giải pháp phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay do TS. Đào Ngọc Báu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ biên
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chương 2: Thực trạng phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 2: Quan điểm, giải pháp phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung cuốn sách làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến phòng chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị trên hai phương diện lý luận và thể chế như: hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm đối với chủ thể vi phạm; hoàn thiện khung pháp luật đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuẩn công ích; hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan phòng, chống lũng đoạn kinh tế và nâng cao năng lực thực hiện pháp luật.
Phòng, chống lũng đoạn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những yêu cầu cơ bản để bảo đảm sự phát triển bền vững và lành mạnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
THÀNH PHỐ THÔNG MINH KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM
Tác giả: TS Trần Quang Phú (chủ biên)
NXB: Lý luận chính trị, 2021
Việt Nam hiện có khoảng trên 800 đô thị lớn, nhỏ với tỉ lệ đô thị hóa đạt 30,2% trong đó hai đô thị đặc biệt có quy mô lớn là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có gần 30 đô thị tương đối lớn, dân cư đô thị ở 5 thành phố lớp chiếm hơn 40% dân số, đóng góp trên 50% GDP cả nước, thu ngân sách chiếm 70% tổng thu toàn quốc. Do đó phát triển đô thị hiệu quả bền vững luôn là một nội dung quan trọng mà chính phủ rất quan tâm.
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:
Chương 1: Lý luận về phát triển thành phố thông minh
Làm rõ khái niệm, tính tất yếu, nội dung phát triển của thành phố thông minh như: kinh tế thông minh; chính quyền thông minh; giao thông, môi trường, dân cư thông minh…
Chương 2: Kinh nghiệm phát triển thành phố thông minh trên thế giới
Nêu kinh nghiệm của một số thành phố trên thế giới như: Seoul - Hàn Quốc về phát triển chính quyền thông minh; Amsterdam - Hà Lan về phát triển nền kinh tế thông minh; Khu hành chính Hong Kong về phát triển cư dân thông minh… đó là những gợi mở về phát triển để Việt Nam tham khảo.
Chương 3: Thực trạng phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018
Nêu thực trạng phát triển của một số tỉnh, thành phố thông minh tại Việt Nam như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh…
Chương 4: Quan điểm, chính sách và giải pháp phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030
Phát triển thành phố thông minh phải gắn với định hướng, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội phù hợp với đặc thù của từng đô thị cụ thể; đặt lộ trình phát triển theo từng giai đoạn, có chính sách, giải pháp phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tác giả: PGS,TS Phạm Văn Linh (chủ biên)
NXB: Chính trị quốc gia, Sự thật 2021
Ở Việt Nam sau khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1945). Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960) đã đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà nội dung chủ yếu là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất; cách mạng khoa học - kỹ thuật; cách mạng tư tưởng - văn hóa; trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, coi công nghiệp hóa xã hội là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ…
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương
Chương I: Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng của một số đảng cộng sản trên thế giới về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Chương II: Nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện Việt Nam.
Chương III: Bối cảnh tác động đến nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hiện nay.
Chương IV: Tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện mới.
Nội dung cuốn sách làm rõ về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và mối quan hệ biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó khẳng định các giá trị bền vững, những vấn đề cần bổ sung, phát triển đặc biệt là cách mạng 4.0, đề xuất, kiến nghị những nội dung phù hợp vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Qua đó góp phần đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái của các thê lực thù địch xuyên tạc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch đối với sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Hoàng Thị Dậu
Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu