Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lên những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở Sơn Dương

Ngày Đăng: 9/6/2020 8:10 Lượt xem: 521

          Là huyện miền núi phía Nam thuộc tỉnh Tuyên Quang, Sơn Dương có 30 xã, thị trấn, 400 thôn, tổ dân phố; 04 xã và 01 thị trấn khu vực I, 18 xã khu vực II (06 xã có 19 thôn đặc biệt khó khăn), 10 xã khu vực III (66 thôn đặc biệt khó khăn), 01 xã ATK thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Tổng diện tích tự nhiên 78.795,2 ha), trong đó: đất nông nghiệp 69.206,4 ha, chiếm 87,83% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện
          Trong những năm qua, với lợi thế về điều kiện tự nhiên huyện Sơn Dương đã chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở địa phương. Cùng với việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Dương đã từng bước chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa tập trung; hình thành vùng nguyên liệu như: vùng nguyên liệu chè trên 1.600 ha, vùng nguyên liệu giấy hơn 20.000 ha … toàn huyện có 239 trang trại lớn nhỏ, 39 hợp tác xã nông lâm nghiệp, thành lập 6 làng nghề chè, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm như: Tinh bột nghệ, bột sắn dây, chè, nấm…Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân khoảng 8%/năm… để thúc đẩy quá trình sản xuất huyện đã rất quan tâm đến cở sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất như: đường giao thông; chợ...  tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.
          Huyện xác định phát triển nông nghiệp là trọng tâm trong cơ cấu kinh tế của huyện. Để tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy chuẩn, hữu cơ. UBND huyện đã ban hành Đề án số 228 về phát triển nông nghiệp hàng hóa huyện Sơn Dương giai đoạn 2018-2025, theo hướng mỗi xã tối thiểu phải xây dựng vùng sản xuất hàng hóa từ 3-5 ha; ban hành Đề án số 166/ĐA-UBND ngày 08/5/2019 về phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019-2025; thực hiện mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 45 sản phẩm đăng ký/33 xã, thị trấn. Từ những chủ trương, cơ chế chính sách của huyện, với sự nỗ lực vươn lên của nhân dân trong huyện, đến nay huyện Sơn Dương đã xây dựng được những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế như:
          Mô hình cánh đồng lớn trồng lạc tại địa bàn xã Lâm Xuyên: hiện nay, tổng diện tích thực hiện được trên 20 ha, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất từ trồng, chăm sóc, thu hoạch. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, số công lao động giảm từ 7 công khi sản xuất thủ công còn 0,8 công khi cơ giới hóa/sào. Lợi nhuận tăng so với sản xuất cá thể 567.000 đồng/sào; mSau 2 năm cho sản phẩm, năng suất khoảng 600-700 kg/sào; lợi nhuận so với cây trồng khác tăng 7 triệu đồng/sào, tương đương tăng 189 triệu đồng/ha. Từ năm thứ 5 trở đi khi năng suất đạt tối đa lợi nhuận sẽ tăng lên 450 triệu đồng/ha;
          Từ những kết quả đã đạt được trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua huyện Sơn Dương tiếp tục nhân lên những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn như: mô hình trồng cây Dược liệu (cây cà gai leo) năm 2019 nhân rộng trên 25 ha, một ha cho thu nhập 160 triệu đồng/năm;
          Ngoài ra, huyện khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất rau thủy canh và mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, hiện tại có 02 mô hình: mô hình sản xuất rau thủy canh tại xã Kháng Nhật: Do Công ty TNHH MTV Sơn Dương - Green-farm đầu tư xây dựng (ứng dựng công nghệ Israel), gồm: 3.3000 m2 hệ thống nhà lưới, các thiết bị tưới, cung cấp dinh dưỡng, làm mát…, để sản xuất rau thủy canh, công suất từ 2,0 tấn - 4,0 tấn rau thủy canh/tháng, giá bán bình quân 25.000 đ/01 kg, dưa lưới sản lượng 18 tấn/năm, giá bán bình quân 30.000đ/1kg; doanh thu một năm đạt từ 1,5 - 1,7 tỷ đồng. Mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Sầm Dương gồm: 1.200 m2 nhà lưới, hệ thống tưới, làm mát, bón phân…, công suất khoảng 3,0 tấn rau an toàn/01 tháng; doanh thu hàng năm đạt khoảng từ 600 đến 800 triệu đồng/năm.
            Tuy nhiên hiện nay trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện cũng gặp một số khó khăn như: vị trí địa lý của huyện không thuận lợi so với các địa phương trong cả nước do không có sân bay, cảng biển, cửa khẩu...Nguồn lực chi cho đầu tư phát triển của huyện còn hạn chế, thu ngân sách chỉ chiếm khoảng 1/7 so với tổng chi ngân sách, chủ yếu vẫn là trợ cấp cân đối từ cấp trên; cơ sở hạ tầng, chủ yếu là hạ tầng giao thông còn hạn chế, chủ yếu là các tuyến đường trục dọc, chưa có hệ thống hạ tầng đường ngang để kết nối giao thông liên liên vùng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Một số tuyến quốc lộ đi qua địa bàn huyện như quốc lộ 2C, 37 mặt đường hẹp, không đáp ứng nhu cầu giao thông; một số tuyến đường tỉnh như ĐT 186, ĐT 185 xuống cấp nghiêm trọng…Việc thu hút đầu tư phát triển các mô hình còn  hạn chế, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp.
            Trong thời gian tới huyện tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp hàng hóa theo đề án số 228/ĐA-UBND ngày 09/7/2018 về phát triển nông nghiệp hàng hóa huyện Sơn Dương giai đoạn 2018-2025 và nông nghiệp hữu cơ theo Đề án số 166/ĐA-UBND ngày 08/5/2019 về phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019-2025. Tập trung một số sản phẩm như: cây Chanh Nhật, cây dược liệu, chè hữu cơ, lúa gạo hữu cơ, bột sắn dây, rau an toàn, chăn nuôi theo quy trình VietGAP; cấp chứng chỉ rừng FSC… Ngoài ra tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ và thực hiện các chủ trương của tỉnh, huyện về phát triển kinh tế - xã hội; tập trung giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn.
 
Thạc sĩ Vi Thị Thu Hiền
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8283731

Đang Online : 1790