Nghiên cứu - Trao đổi
Nhân dân Kim Bình với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tháng 2/1951
Ngày Đăng: 17/2/2021 14:23 Lượt xem: 362
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn chiến lược về cách mạng đã chỉ đạo tiếp tục củng cố, xây dựng căn cứ địa cách mạng tại Tuyên Quang Xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa là một trong những địa phương có những đóng góp quan trọng vào thành công của sự nghiệp cách mạng nước ta.
Xã Kim Bình có địa thế rừng núi hiểm trở nhưng rất thuận lợi cho việc liên lạc. Từ Kim Bình có thể cơ động đi các tỉnh lân cận như tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên và các địa phương khác trong tỉnh. Hơn nữa, nhân dân địa phương nơi đây có truyền thống cách mạng, tinh thần chiến đấu anh dũng trong kháng chiến, một lòng tin tưởng vào Đảng, Bác Hồ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xã Kim Bình được lựa chọn làm nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) – sự kiện đặc biệt quan trọng trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc ta, là bước ngoặt để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Đây là Đại hội đầu tiên của Đảng được tổ chức ở trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng của Đại hội nên Bác Hồ và Trung ương Đảng xác định phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo bảo đảm cho Đại hội diễn ra an toàn, thành công, kịp thời trong hoàn cảnh phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ. Được giao trọng trách quan trọng, nhân dân xã Kim Bình đã tích cực tham gia phục vụ, bảo vệ Đại hội, đóng góp công sức to lớn vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ.
Xây dựng, chuẩn bị cơ sở vật chất bảo đảm khu vực diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951) an toàn, bí mật.
Nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ sự an toàn tuyệt đối để Đại hội II của Đảng diễn ra thành công, nhân dân xã Kim Bình đã tự nguyện, hăng hái tham gia hàng vạn ngày công để chuẩn bị vật liệu, máy móc, làm đường, đào hầm, đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm phục vụ xây dựng, chuẩn bị cho Đại hội. Tháng 7/1950 công việc xây dựng khu vực Đại hội được triển khai, nhân dân nhanh chóng bắt tay vào khai thác các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cây tre, nứa, lá cọ để làm nhà ở, làm hội trường, đào hầm hào trú ẩn. Trong quá trình thực hiện, nhân dân địa phương tuân thủ nguyên tắc 3 không là không biết, không nói, không nghe. Quá trình xây dựng địa điểm đại hội, Bác Hồ trực tiếp đến kiểm tra, động viên lực lượng thi công theo đúng lời Bác dặn: Trên trời nhìn xuống không thấy gì, dưới đất bốn mặt nhìn vào cũng không thấy gì. Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc chỉ trong vòng 4 tháng, công việc đã hoàn thành với 30 ngôi nhà được xây dựng trên khu đồi Nà Loáng, thôn Phú An (nay là thôn Bó Củng, xã Kim Bình). Kiến trúc nhà được thiết kế đơn giản, khoa học, hợp với địa hình miền núi, thuận lợi cho làm việc và sinh hoạt. Khu vực bao gồm Hội trường, nhà ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, nhà ở và làm việc của các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, nhà của các đại biểu trong và ngoài nước, nhà ăn, trạm xá, trạm gác, cổng chào, sân thể thao... Toàn bộ khu vực Đại hội tạo thành khuôn viên rộng, khép kín, núp dưới những tán lá cọ, xung quanh là hệ thống hầm hào trú ẩn, dưới chân đồi về phía Tây có dòng suối Cổ Linh chảy qua rất thuận tiện cho việc cung cấp nước sinh hoạt. Tại lễ khai mạc Đại hội II của Đảng, trong lời phát biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt đồng bào cả nước đánh giá cao những đóng góp to lớn của nhân dân địa phương để Đại hội diễn ra thành công.
Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, đặc biệt là Đại hội II của Đảng.
Ngoài nhiệm vụ xây dựng khu vực Đại hội, trong kháng chiến gian khổ nhân dân xã Kim Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ. Trong thời gian trước và trong Đại hội, nhận được sự chỉ đạo của cấp trên, chính quyền và nhân dân xã Kim Bình tăng cường kiểm soát các cửa ngõ vào khu vực an toàn khu, kết hợp với lực lượng vũ trang làm tốt công tác trinh sát, điều tra chống gián điệp, phản động trên địa bàn. Công tác bảo mật phòng gian được tăng cường đảm bảo cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt an toàn khi di chuyển địa điểm cũng như trong quá trình làm việc. Ghi nhận những đóng góp to lớn ấy của địa phương, năm 1998 xã Kim Bình được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 2/1991, di tích lịch sử Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, được công nhận là khu di tích Quốc gia đặc biệt ngày 02/02/2017.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Bình đoàn kết, thống nhất xây dựng quê hương phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
Phát huy truyền thống quý báu của địa phương trong kháng chiến, giai đoạn hiện nay, Đảng bộ và nhân dân xã Kim Bình đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương giàu mạnh. Kết quả, những năm gần đây diện mạo xã Kim Bình thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Về kinh tế, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 6,59 xuống còn 5,07% (giảm 1,52%), công tác lao động việc làm có chuyển biến theo hướng tích cực. Là xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015, đến nay xã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn, tập trung thực hiện kế hoạch xây dựng “Nông thôn mới kiểu mẫu” tại thôn Bó Củng và thực hiện thường xuyên cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên phạm vi toàn xã. Phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa được chú trọng, năm 2020 xã đã giới thiệu, quảng bá các mặt hàng của địa phương tại Hội chợ Thương mại – Du lịch tỉnh Tuyên Quang như mắm cá chép ruộng Cổ Linh, rượu chuối Kim Bình, Tinh dầu xả, Bánh lẳng...Công tác phát triển du lịch tiếp tục được quan tâm, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Về văn hóa - xã hội, lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt kết quả khởi sắc, đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường; duy trì, giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ cấp độ 2. Thực hiện tốt việc củng cố, duy trì và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Kịp thời động viên, khích lệ giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong các năm học.
Phát huy truyền thống tương thân tương ái, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tiến hành rà soát, hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID – 19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của chính phủ nhằm ổn định tâm lý người dân, động viên nhân dân khắc phục khó khăn yên tâm lao động sản xuất, nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân vững tin theo Đảng hăng hái trong các phong trào thi đua, xứng đáng là xã giàu truyền thống cách mạng, vươn lên phát triển toàn diện, hòa chung không khí hội nhập và phát triển trong toàn tỉnh và cả nước.
70 năm đã trôi qua, Đại hội lần thứ II của Đảng vẫn là dấu mốc quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng về mọi mặt, Đảng ta đã có những quyết sách quan trọng để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. Có được thành quả đó, một lần nữa phải khẳng định sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân xã Kim Bình trong kháng chiến. Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân nơi đây trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Kim Bình tiếp tục phấn đấu là xã đi đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mãi là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ tỉnh Tuyên Quang nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo số 22 -BC/ĐU ngày 18/01/2021 của Đảng ủy xã Kim Bình về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và công tác vận động quần chúng năm 2020;
Phương hướng nhiệm vụ năm 2021
2. Sách Đại hội II của Đảng tại Tuyên Quang thủ đô kháng chiến, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011
3. Sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Xã Kim Bình có địa thế rừng núi hiểm trở nhưng rất thuận lợi cho việc liên lạc. Từ Kim Bình có thể cơ động đi các tỉnh lân cận như tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên và các địa phương khác trong tỉnh. Hơn nữa, nhân dân địa phương nơi đây có truyền thống cách mạng, tinh thần chiến đấu anh dũng trong kháng chiến, một lòng tin tưởng vào Đảng, Bác Hồ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xã Kim Bình được lựa chọn làm nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) – sự kiện đặc biệt quan trọng trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc ta, là bước ngoặt để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Đây là Đại hội đầu tiên của Đảng được tổ chức ở trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng của Đại hội nên Bác Hồ và Trung ương Đảng xác định phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo bảo đảm cho Đại hội diễn ra an toàn, thành công, kịp thời trong hoàn cảnh phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ. Được giao trọng trách quan trọng, nhân dân xã Kim Bình đã tích cực tham gia phục vụ, bảo vệ Đại hội, đóng góp công sức to lớn vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ.
Xây dựng, chuẩn bị cơ sở vật chất bảo đảm khu vực diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951) an toàn, bí mật.
Nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ sự an toàn tuyệt đối để Đại hội II của Đảng diễn ra thành công, nhân dân xã Kim Bình đã tự nguyện, hăng hái tham gia hàng vạn ngày công để chuẩn bị vật liệu, máy móc, làm đường, đào hầm, đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm phục vụ xây dựng, chuẩn bị cho Đại hội. Tháng 7/1950 công việc xây dựng khu vực Đại hội được triển khai, nhân dân nhanh chóng bắt tay vào khai thác các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cây tre, nứa, lá cọ để làm nhà ở, làm hội trường, đào hầm hào trú ẩn. Trong quá trình thực hiện, nhân dân địa phương tuân thủ nguyên tắc 3 không là không biết, không nói, không nghe. Quá trình xây dựng địa điểm đại hội, Bác Hồ trực tiếp đến kiểm tra, động viên lực lượng thi công theo đúng lời Bác dặn: Trên trời nhìn xuống không thấy gì, dưới đất bốn mặt nhìn vào cũng không thấy gì. Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc chỉ trong vòng 4 tháng, công việc đã hoàn thành với 30 ngôi nhà được xây dựng trên khu đồi Nà Loáng, thôn Phú An (nay là thôn Bó Củng, xã Kim Bình). Kiến trúc nhà được thiết kế đơn giản, khoa học, hợp với địa hình miền núi, thuận lợi cho làm việc và sinh hoạt. Khu vực bao gồm Hội trường, nhà ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, nhà ở và làm việc của các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, nhà của các đại biểu trong và ngoài nước, nhà ăn, trạm xá, trạm gác, cổng chào, sân thể thao... Toàn bộ khu vực Đại hội tạo thành khuôn viên rộng, khép kín, núp dưới những tán lá cọ, xung quanh là hệ thống hầm hào trú ẩn, dưới chân đồi về phía Tây có dòng suối Cổ Linh chảy qua rất thuận tiện cho việc cung cấp nước sinh hoạt. Tại lễ khai mạc Đại hội II của Đảng, trong lời phát biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt đồng bào cả nước đánh giá cao những đóng góp to lớn của nhân dân địa phương để Đại hội diễn ra thành công.
Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, đặc biệt là Đại hội II của Đảng.
Ngoài nhiệm vụ xây dựng khu vực Đại hội, trong kháng chiến gian khổ nhân dân xã Kim Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ. Trong thời gian trước và trong Đại hội, nhận được sự chỉ đạo của cấp trên, chính quyền và nhân dân xã Kim Bình tăng cường kiểm soát các cửa ngõ vào khu vực an toàn khu, kết hợp với lực lượng vũ trang làm tốt công tác trinh sát, điều tra chống gián điệp, phản động trên địa bàn. Công tác bảo mật phòng gian được tăng cường đảm bảo cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt an toàn khi di chuyển địa điểm cũng như trong quá trình làm việc. Ghi nhận những đóng góp to lớn ấy của địa phương, năm 1998 xã Kim Bình được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 2/1991, di tích lịch sử Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, được công nhận là khu di tích Quốc gia đặc biệt ngày 02/02/2017.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Bình đoàn kết, thống nhất xây dựng quê hương phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
Phát huy truyền thống quý báu của địa phương trong kháng chiến, giai đoạn hiện nay, Đảng bộ và nhân dân xã Kim Bình đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương giàu mạnh. Kết quả, những năm gần đây diện mạo xã Kim Bình thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Về kinh tế, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 6,59 xuống còn 5,07% (giảm 1,52%), công tác lao động việc làm có chuyển biến theo hướng tích cực. Là xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015, đến nay xã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn, tập trung thực hiện kế hoạch xây dựng “Nông thôn mới kiểu mẫu” tại thôn Bó Củng và thực hiện thường xuyên cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên phạm vi toàn xã. Phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa được chú trọng, năm 2020 xã đã giới thiệu, quảng bá các mặt hàng của địa phương tại Hội chợ Thương mại – Du lịch tỉnh Tuyên Quang như mắm cá chép ruộng Cổ Linh, rượu chuối Kim Bình, Tinh dầu xả, Bánh lẳng...Công tác phát triển du lịch tiếp tục được quan tâm, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Về văn hóa - xã hội, lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt kết quả khởi sắc, đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường; duy trì, giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ cấp độ 2. Thực hiện tốt việc củng cố, duy trì và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Kịp thời động viên, khích lệ giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong các năm học.
Phát huy truyền thống tương thân tương ái, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tiến hành rà soát, hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID – 19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của chính phủ nhằm ổn định tâm lý người dân, động viên nhân dân khắc phục khó khăn yên tâm lao động sản xuất, nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân vững tin theo Đảng hăng hái trong các phong trào thi đua, xứng đáng là xã giàu truyền thống cách mạng, vươn lên phát triển toàn diện, hòa chung không khí hội nhập và phát triển trong toàn tỉnh và cả nước.
70 năm đã trôi qua, Đại hội lần thứ II của Đảng vẫn là dấu mốc quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng về mọi mặt, Đảng ta đã có những quyết sách quan trọng để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. Có được thành quả đó, một lần nữa phải khẳng định sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân xã Kim Bình trong kháng chiến. Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân nơi đây trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Kim Bình tiếp tục phấn đấu là xã đi đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mãi là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ tỉnh Tuyên Quang nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo số 22 -BC/ĐU ngày 18/01/2021 của Đảng ủy xã Kim Bình về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và công tác vận động quần chúng năm 2020;
Phương hướng nhiệm vụ năm 2021
2. Sách Đại hội II của Đảng tại Tuyên Quang thủ đô kháng chiến, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011
3. Sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Thạc sĩ Phạm Thị Thu Trang
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -