Nghiên cứu - Trao đổi
Cụ Nguyễn Văn Tố - Người lãnh đạo đức độ và tài năng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày Đăng: 7/4/2021 7:57 Lượt xem: 252
Cụ Nguyễn Văn Tố là một người yêu nước chân chính, nhà lãnh đạo cần mẫn, sáng tạo, tài năng của Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đặc biệt, trên cương vị Bộ trưởng Bộ cứu tế xã hội và sau này là Trưởng ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cụ đã góp phần vào việc củng cố chính quyền cách mạng, hoàn thiện đường lối đối nội, đối ngoại, đưa đất nước ra khỏi cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Cách mạng Tháng Tám thành công, mến vì đức và trọng vì tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng mời Nguyễn Văn Tố - một nhà tri thức yêu nước có uy tín tại đất Hà Thành cùng ra gánh vác việc nước. Sau khi Chính phủ lâm thời được thành lập, cụ Nguyễn Văn Tố được giao trọng trách giữ vị trí Bộ trưởng Bộ cứu tế xã hội, trên cương vị của mình cụ đã có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực và hiệu quả nhằm giải quyết tốt nạn đói và nạn dốt, hai trong ba loại giặc nguy cấp của cách mạng Việt Nam thời điểm đó. Để giải quyết nạn đói, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố đã quyết định thành lập Hội cứu đói từ trung ương tới tận các làng nhằm tìm nguồn thực phẩm do các nhà hảo tâm giúp đỡ, khuyến khích công việc đồng áng và trông nom đề điều, giúp đỡ Nhân dân trong việc khai khẩn đất hoang hóa để đưa vào sản xuất. Nhờ những nỗ lực không ngừng của Chính phủ mà trọng trách lớn nhất thuộc về Bộ trưởng Bộ cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố, “giặc đói” từng bước được đẩy lùi.
Đối với phong trào diệt “giặc dốt”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố cũng ngày đêm trăn trở tìm giải giáp nhằm nâng cao dân trí, cải thiện tình trạng mù chữ trên diện rộng do ảnh hưởng nặng nề của chính sách ngu dân mà thực dân Pháp đã thi hành ở nước ta. Với chủ trương giúp cho nhiều người dân biết chữ nhất có thể, phong trào dạy chữ quốc ngữ diễn ra sôi nổi, các lớp bình dân học vụ được mở ra khắp các khu phố, thôn xóm; hàng triệu người dân biết chữ, nền giáo dục được cải cách với những nội dung mới nhằm nâng cao lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Sau cuộc tổng tuyển cử Quốc hội khóa I, tại kỳ họp thứ nhất ngày 02/3/1946, cụ Nguyễn Văn Tố đã được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, tương đương chức danh Chủ tịch Quốc hội ngày nay. Trên cương vị này, cụ Nguyễn Văn Tố đã cùng các thành viên trong Ban Thường trực nhanh chóng bắt tay vào củng cố Nhà nước, xây dựng nền dân chủ, thống nhất dân tộc, sẵn sáng kháng chiến trong toàn quốc. Với sự góp ý của Ban thường trực Quốc hội, Chính phủ đã quyết định một số chủ trương đối nội và đối ngoại thể hiện chính sách đoàn kết dân tộc, xây dựng Mặt trận quốc gia liên hiệp và thống nhất để chống thù trong giặc ngoài, giữ vững chính quyền, kiến thiết đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với các nước trên thế giới.
Hoạt động của Quốc hội khóa I trong thời gian Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội đã đưa ra những quyết sách lớn vì nước, vì dân, để lại dấu ấn lớn trong lòng dân tộc và nhân dân cả nước. Theo Báo cáo về hoạt động của Quốc hội do Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố trình bày tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, Chính phủ đã gửi sang để Ban Thường trực xét 98 dự án sắc lệnh. Các sắc lệnh của Chính phủ trên các vấn đề pháp chính, kinh tế, tài chính, xã hội đều được Ban Thường trực Quốc hội xem xét kỹ lưỡng và cho ý kiến kịp thời. Trong thời kỳ này Quốc hội cũng đã thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về nội trị, ngoại giao, về việc thành lập Chính phủ mới, về quyền quan thuế, phát hành giấy bạc Việt Nam… Ban thường vụ Quốc hội dưới sự chỉ đạo của cụ Nguyễn Văn Tố luôn chú trọng đến quyền lợi của quốc gia và nhân dân, đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực thi những phương sách thích hợp để bảo vệ đời sống của Nhân dân, tham gia vào công cuộc kiến thiết đất nước.
Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I, cụ Nguyễn Văn Tố đã cùng các đại biểu biểu quyết tán thành danh sách Chính phủ mới, thảo luận và thông qua dự án Luật lao động. Đặc biệt, cụ còn trực tiếp cùng Quốc hội xây dựng Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của lịch sử nước nhà, Hiến pháp đầu tiên trong toàn cõi Á Đông với sự nhất trí gần như tuyệt đối. Bản Hiếp pháp đã góp phần tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập, dân Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do, phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với nam giới để được hưởng chung mọi quyền tự do của công dân, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được của dân tộc ta.
Trên trên cương vị là Trưởng ban Thường trực Quốc hội, cụ Nguyễn Văn Tố đã có nhiều hoạt động củng cố bộ máy nhà nước, xây dựng nền dân chủ nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cuộc kháng chiến. Thay mặt Quốc hội, Trưởng ban Nguyễn Văn Tố đã ký vào bản Nghị quyết tán thành việc ký hiệp định đình chiến và mở đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp, giúp Đảng và Chính phủ có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. Đây là một quyết sách lớn của Chính phủ, là Hiệp định tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong giai đoạn đầu của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi hiệp định được ký kết, Ban Thường trực Quốc hội hiệu triệu quốc dân đồng bào phải chuẩn bị mọi mặt, đoàn kết, bình tĩnh, tránh khiêu khích và tuân theo mệnh lệnh của Chính phủ.
Đối với Quốc hội, cụ Nguyễn Văn Tố là người giữ trọng trách Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên, cụ đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần vào việc củng cố chính quyền cách mạng, từng bước hoàn thiện đường lối đối nội và đối ngoại của Quốc hội, đưa đất nước ra khỏi những khó khăn, hiểm nghèo. Những hoạt động của Quốc hội trong thời gian này đã để lại những dấu ấn quan trọng, thể hiện rõ vị thế của một đấy nước tự do, độc lập, hợp pháp, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, tinh thần vì dân, vì nước của cán bộ. Các thế hệ đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị mà cụ đã để lại trong công cuộc tiếp tục cải tiền, đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội ngày nay.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946), cụ Nguyễn Văn Tố cùng các thành viên của Chính phủ rời thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc để tiếp tục lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Trong khi đang thực hiện nhiệm vụ được giao, Nguyễn Văn Tố đã bị bắt, bị tra tấn rã man, thậm chí đóng đinh vào người buộc cụ kêu gọi các chiến sĩ Việt Minh ra đầu hàng nhưng cụ vẫn bất khuất, kiên trung và anh dũng hy sinh.
Tuy thời gian cống hiến cho đất nước không nhiều, nhưng dù trên bất cứ cương vị nào cụ Nguyễn Văn Tố vẫn luôn hết lòng vì dân, vì nước. Ở cụ bộc lộ rõ phẩm chất của một nhà lãnh đạo cần mẫn, mẫu mực, cụ đã mang hết tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc. Cụ Nguyễn Văn Tố là tấm gương người trí thức yêu nước hết lòng vì nước, vì dân.
Cách mạng Tháng Tám thành công, mến vì đức và trọng vì tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng mời Nguyễn Văn Tố - một nhà tri thức yêu nước có uy tín tại đất Hà Thành cùng ra gánh vác việc nước. Sau khi Chính phủ lâm thời được thành lập, cụ Nguyễn Văn Tố được giao trọng trách giữ vị trí Bộ trưởng Bộ cứu tế xã hội, trên cương vị của mình cụ đã có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực và hiệu quả nhằm giải quyết tốt nạn đói và nạn dốt, hai trong ba loại giặc nguy cấp của cách mạng Việt Nam thời điểm đó. Để giải quyết nạn đói, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố đã quyết định thành lập Hội cứu đói từ trung ương tới tận các làng nhằm tìm nguồn thực phẩm do các nhà hảo tâm giúp đỡ, khuyến khích công việc đồng áng và trông nom đề điều, giúp đỡ Nhân dân trong việc khai khẩn đất hoang hóa để đưa vào sản xuất. Nhờ những nỗ lực không ngừng của Chính phủ mà trọng trách lớn nhất thuộc về Bộ trưởng Bộ cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố, “giặc đói” từng bước được đẩy lùi.
Đối với phong trào diệt “giặc dốt”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố cũng ngày đêm trăn trở tìm giải giáp nhằm nâng cao dân trí, cải thiện tình trạng mù chữ trên diện rộng do ảnh hưởng nặng nề của chính sách ngu dân mà thực dân Pháp đã thi hành ở nước ta. Với chủ trương giúp cho nhiều người dân biết chữ nhất có thể, phong trào dạy chữ quốc ngữ diễn ra sôi nổi, các lớp bình dân học vụ được mở ra khắp các khu phố, thôn xóm; hàng triệu người dân biết chữ, nền giáo dục được cải cách với những nội dung mới nhằm nâng cao lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Sau cuộc tổng tuyển cử Quốc hội khóa I, tại kỳ họp thứ nhất ngày 02/3/1946, cụ Nguyễn Văn Tố đã được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, tương đương chức danh Chủ tịch Quốc hội ngày nay. Trên cương vị này, cụ Nguyễn Văn Tố đã cùng các thành viên trong Ban Thường trực nhanh chóng bắt tay vào củng cố Nhà nước, xây dựng nền dân chủ, thống nhất dân tộc, sẵn sáng kháng chiến trong toàn quốc. Với sự góp ý của Ban thường trực Quốc hội, Chính phủ đã quyết định một số chủ trương đối nội và đối ngoại thể hiện chính sách đoàn kết dân tộc, xây dựng Mặt trận quốc gia liên hiệp và thống nhất để chống thù trong giặc ngoài, giữ vững chính quyền, kiến thiết đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với các nước trên thế giới.
Hoạt động của Quốc hội khóa I trong thời gian Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội đã đưa ra những quyết sách lớn vì nước, vì dân, để lại dấu ấn lớn trong lòng dân tộc và nhân dân cả nước. Theo Báo cáo về hoạt động của Quốc hội do Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố trình bày tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, Chính phủ đã gửi sang để Ban Thường trực xét 98 dự án sắc lệnh. Các sắc lệnh của Chính phủ trên các vấn đề pháp chính, kinh tế, tài chính, xã hội đều được Ban Thường trực Quốc hội xem xét kỹ lưỡng và cho ý kiến kịp thời. Trong thời kỳ này Quốc hội cũng đã thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về nội trị, ngoại giao, về việc thành lập Chính phủ mới, về quyền quan thuế, phát hành giấy bạc Việt Nam… Ban thường vụ Quốc hội dưới sự chỉ đạo của cụ Nguyễn Văn Tố luôn chú trọng đến quyền lợi của quốc gia và nhân dân, đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực thi những phương sách thích hợp để bảo vệ đời sống của Nhân dân, tham gia vào công cuộc kiến thiết đất nước.
Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I, cụ Nguyễn Văn Tố đã cùng các đại biểu biểu quyết tán thành danh sách Chính phủ mới, thảo luận và thông qua dự án Luật lao động. Đặc biệt, cụ còn trực tiếp cùng Quốc hội xây dựng Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của lịch sử nước nhà, Hiến pháp đầu tiên trong toàn cõi Á Đông với sự nhất trí gần như tuyệt đối. Bản Hiếp pháp đã góp phần tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập, dân Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do, phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với nam giới để được hưởng chung mọi quyền tự do của công dân, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được của dân tộc ta.
Trên trên cương vị là Trưởng ban Thường trực Quốc hội, cụ Nguyễn Văn Tố đã có nhiều hoạt động củng cố bộ máy nhà nước, xây dựng nền dân chủ nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cuộc kháng chiến. Thay mặt Quốc hội, Trưởng ban Nguyễn Văn Tố đã ký vào bản Nghị quyết tán thành việc ký hiệp định đình chiến và mở đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp, giúp Đảng và Chính phủ có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. Đây là một quyết sách lớn của Chính phủ, là Hiệp định tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong giai đoạn đầu của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi hiệp định được ký kết, Ban Thường trực Quốc hội hiệu triệu quốc dân đồng bào phải chuẩn bị mọi mặt, đoàn kết, bình tĩnh, tránh khiêu khích và tuân theo mệnh lệnh của Chính phủ.
Đối với Quốc hội, cụ Nguyễn Văn Tố là người giữ trọng trách Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên, cụ đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần vào việc củng cố chính quyền cách mạng, từng bước hoàn thiện đường lối đối nội và đối ngoại của Quốc hội, đưa đất nước ra khỏi những khó khăn, hiểm nghèo. Những hoạt động của Quốc hội trong thời gian này đã để lại những dấu ấn quan trọng, thể hiện rõ vị thế của một đấy nước tự do, độc lập, hợp pháp, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, tinh thần vì dân, vì nước của cán bộ. Các thế hệ đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị mà cụ đã để lại trong công cuộc tiếp tục cải tiền, đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội ngày nay.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946), cụ Nguyễn Văn Tố cùng các thành viên của Chính phủ rời thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc để tiếp tục lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Trong khi đang thực hiện nhiệm vụ được giao, Nguyễn Văn Tố đã bị bắt, bị tra tấn rã man, thậm chí đóng đinh vào người buộc cụ kêu gọi các chiến sĩ Việt Minh ra đầu hàng nhưng cụ vẫn bất khuất, kiên trung và anh dũng hy sinh.
Tuy thời gian cống hiến cho đất nước không nhiều, nhưng dù trên bất cứ cương vị nào cụ Nguyễn Văn Tố vẫn luôn hết lòng vì dân, vì nước. Ở cụ bộc lộ rõ phẩm chất của một nhà lãnh đạo cần mẫn, mẫu mực, cụ đã mang hết tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc. Cụ Nguyễn Văn Tố là tấm gương người trí thức yêu nước hết lòng vì nước, vì dân.
Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Điệp
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
* Tài liệu tham khảo:
Tiểu sử Nguyễn Văn Tố, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019.
Nguyễn Văn Tố với cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019.
Các tin liên quan:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -