Nghiên cứu - Trao đổi
Xã Vinh Quang huyện Chiêm Hóa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Ngày Đăng: 22/9/2021 16:26 Lượt xem: 387
Luôn xác định nông nghiệp là ngành sản xuất chính trong xây dựng và phát triển kinh tế, do đó, nhiệm kỳ 2015 - 2020, xã Vinh Quang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Trong điều kiện có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn như: Thời tiết diễn biến phức tạp; dịch bệnh, giá tiêu dùng và vật tư tăng đã tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã, đặc biệt năm 2019 dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn. Nhưng dưới sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã, thời gian qua kinh tế - xã hội của xã tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 36 triệu đồng/người/năm.
Hiện nay, trên địa bàn xã đã phát triển ổn định diện tích đất trồng cây lương thực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường tiêu thụ; tăng cường thâm canh, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển chăn nuôi, tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, mở rộng sản xuất chăn nuôi trang trại, gia trại, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Cụ thể, về trồng trọt, duy trì ổn định diện tích 103 ha đất lúa, tổng sản lượng lương thực hằng năm đạt 2.646 tấn, cây mía diện tích đến nay còn 74,64 ha, năng suất 75 tạ/ha, sản lượng đạt 5.598 tấn; chuyển 423,36 ha diện tích đất trồng mía sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như: (cây nhãn, cây bưởi, cây ngô,...); diện tích cây ăn quả đến nay 218,7 ha chủ yếu là cây nhãn (hiện nay trên địa bàn xã có 72 lò sơ chế long nhãn khô cho thu nhập bình quân hàng năm đạt trên 1,1 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 700 lao động có việc làm thời vụ tại địa phương). Hằng năm thực hiện gieo trồng các loại cây trồng vụ đông, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,81 lần, giá trị thu nhập bình quân đạt 95,3 triệu đồng/ha đất ruộng.
Về chăn nuôi, tập trung phát triển mạnh kinh tế trang trại và xây dựng các mô hình dự án phát triển kinh tế; trên địa bàn xã hiện có 13 trang trại (tăng 5 trang trại so với nhiệm kỳ trước), trong đó triển khai thực hiện hỗ trợ 07 dự án về phát triển chăn nuôi trâu giống chất lượng cao, chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gia cầm với số vốn 700 triệu đồng. Triển khai thực hiện chương trình liên doanh liên kết với các hợp tác xã thực hiện mô hình nuôi trâu vỗ béo theo chuỗi giá trị sản phẩm sinh học của HTX Tiến Quang (Từ khi thành lập tháng 7/2018 đến nay) HTX đã nhập đàn trâu, bò 2.609 con, xuất đàn 2.408 con trọng lượng 908,5 tấn thu được 7,8 tỷ đồng, trừ chi phí ban đầu, lợi nhuận thu được 5,3 tỷ đồng); xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đã hướng dẫn Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tiến Quang tham gia đăng ký Chương trình OCOP đối với sản phẩm Thịt trâu khô, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm được tiếp thị và quảng bá rộng rãi trên thị trường; HTX Như Ngọc phát triển chăn nuôi đàn thỏ duy trì tổng đàn trên 5.000 con. Vận động nhân dân phát triển chăn nuôi cá lồng, đến nay có 62 lồng cá, tận dụng diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 25,6 ha, trong đó chú trọng nuôi các loại cá có giá trị kinh tế, năng suất cao như: cá trắm cỏ, cá rô phi đơn tính, cá chép… và 0.6 ha diện tích ao nuôi ốc nhồi tại thôn Quang Hải, An Ninh... từng bước hình thành các mô hình nuôi trồng thủy sản cho thu nhập ổn định.
Về lâm nghiệp, tăng cường công tác quản lý, chăm sóc, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ phát triển rừng; thực hiện phát triển rừng gắn với sản xuất, chế biến; thường xuyên kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích. Trong giai đoạn 2015 - 2020 đã thực hiện trồng rừng được tổng số 278,7; khai thác gỗ rừng trồng được 42.700m3 gỗ các loại, trên 1.500 tấn tre, nứa làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đan cót xuất khẩu, sản xuất tăm hương,… nâng thu nhập từ kinh tế rừng cho người lao động góp phần tăng thu nhập của người dân từ kinh tế rừng.
Nhờ vậy, nhiệm kỳ 2015 - 2020 kinh tế của xã tiếp tục được tăng trưởng, cơ bản hoàn thành và vượt một số chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ trên thị trường; nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Tuy nhiên, sản xuất nông, lâm thủy sản trên địa bàn xã vẫn gặp nhiều khó khăn như chỉ tiêu cây mía, phát triển đàn gia cầm không đạt; yếu tố cung cầu, giá mía không ổn định, nhân dân chuyển đổi sang trồng cây trồng khác; các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ, giá cả không ổn định, nhân dân chuyển sang chăn nuôi trâu, lợn... từ đó ảnh hưởng đến tâm lý của nhân dân trong trồng trọt, chăn nuôi ...
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ và nhân dân xã Vinh Quang quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng bộ xã đã đề ra. Phấn đấu hết năm 2021 là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025. Để đạt được những mục tiêu trên, xã xác định "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới" là nhiệm vụ hàng đầu. Bên cạnh những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, cần phát triển mô hình sản xuất, chăn nuôi theo hướng liên kết, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với thị trường; xây dựng nông nghiệp công nghệ cao; tận dụng diện tích ao nuôi ốc nhồi ... nỗ lực đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng /người/năm.
Tài liệu tham khảo:
Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Vinh Quang lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Hiện nay, trên địa bàn xã đã phát triển ổn định diện tích đất trồng cây lương thực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường tiêu thụ; tăng cường thâm canh, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển chăn nuôi, tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, mở rộng sản xuất chăn nuôi trang trại, gia trại, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Cụ thể, về trồng trọt, duy trì ổn định diện tích 103 ha đất lúa, tổng sản lượng lương thực hằng năm đạt 2.646 tấn, cây mía diện tích đến nay còn 74,64 ha, năng suất 75 tạ/ha, sản lượng đạt 5.598 tấn; chuyển 423,36 ha diện tích đất trồng mía sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như: (cây nhãn, cây bưởi, cây ngô,...); diện tích cây ăn quả đến nay 218,7 ha chủ yếu là cây nhãn (hiện nay trên địa bàn xã có 72 lò sơ chế long nhãn khô cho thu nhập bình quân hàng năm đạt trên 1,1 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 700 lao động có việc làm thời vụ tại địa phương). Hằng năm thực hiện gieo trồng các loại cây trồng vụ đông, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,81 lần, giá trị thu nhập bình quân đạt 95,3 triệu đồng/ha đất ruộng.
Về chăn nuôi, tập trung phát triển mạnh kinh tế trang trại và xây dựng các mô hình dự án phát triển kinh tế; trên địa bàn xã hiện có 13 trang trại (tăng 5 trang trại so với nhiệm kỳ trước), trong đó triển khai thực hiện hỗ trợ 07 dự án về phát triển chăn nuôi trâu giống chất lượng cao, chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gia cầm với số vốn 700 triệu đồng. Triển khai thực hiện chương trình liên doanh liên kết với các hợp tác xã thực hiện mô hình nuôi trâu vỗ béo theo chuỗi giá trị sản phẩm sinh học của HTX Tiến Quang (Từ khi thành lập tháng 7/2018 đến nay) HTX đã nhập đàn trâu, bò 2.609 con, xuất đàn 2.408 con trọng lượng 908,5 tấn thu được 7,8 tỷ đồng, trừ chi phí ban đầu, lợi nhuận thu được 5,3 tỷ đồng); xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đã hướng dẫn Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tiến Quang tham gia đăng ký Chương trình OCOP đối với sản phẩm Thịt trâu khô, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm được tiếp thị và quảng bá rộng rãi trên thị trường; HTX Như Ngọc phát triển chăn nuôi đàn thỏ duy trì tổng đàn trên 5.000 con. Vận động nhân dân phát triển chăn nuôi cá lồng, đến nay có 62 lồng cá, tận dụng diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 25,6 ha, trong đó chú trọng nuôi các loại cá có giá trị kinh tế, năng suất cao như: cá trắm cỏ, cá rô phi đơn tính, cá chép… và 0.6 ha diện tích ao nuôi ốc nhồi tại thôn Quang Hải, An Ninh... từng bước hình thành các mô hình nuôi trồng thủy sản cho thu nhập ổn định.
Về lâm nghiệp, tăng cường công tác quản lý, chăm sóc, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ phát triển rừng; thực hiện phát triển rừng gắn với sản xuất, chế biến; thường xuyên kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích. Trong giai đoạn 2015 - 2020 đã thực hiện trồng rừng được tổng số 278,7; khai thác gỗ rừng trồng được 42.700m3 gỗ các loại, trên 1.500 tấn tre, nứa làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đan cót xuất khẩu, sản xuất tăm hương,… nâng thu nhập từ kinh tế rừng cho người lao động góp phần tăng thu nhập của người dân từ kinh tế rừng.
Nhờ vậy, nhiệm kỳ 2015 - 2020 kinh tế của xã tiếp tục được tăng trưởng, cơ bản hoàn thành và vượt một số chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ trên thị trường; nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Tuy nhiên, sản xuất nông, lâm thủy sản trên địa bàn xã vẫn gặp nhiều khó khăn như chỉ tiêu cây mía, phát triển đàn gia cầm không đạt; yếu tố cung cầu, giá mía không ổn định, nhân dân chuyển đổi sang trồng cây trồng khác; các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ, giá cả không ổn định, nhân dân chuyển sang chăn nuôi trâu, lợn... từ đó ảnh hưởng đến tâm lý của nhân dân trong trồng trọt, chăn nuôi ...
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ và nhân dân xã Vinh Quang quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng bộ xã đã đề ra. Phấn đấu hết năm 2021 là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025. Để đạt được những mục tiêu trên, xã xác định "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới" là nhiệm vụ hàng đầu. Bên cạnh những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, cần phát triển mô hình sản xuất, chăn nuôi theo hướng liên kết, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với thị trường; xây dựng nông nghiệp công nghệ cao; tận dụng diện tích ao nuôi ốc nhồi ... nỗ lực đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng /người/năm.
Tài liệu tham khảo:
Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Vinh Quang lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Thạc sĩ Trần Phương Linh
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -