Nghiên cứu - Trao đổi
Nâng cao hiệu quả công tác tham gia giám sát và phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tuyên Quang
Ngày Đăng: 11/3/2022 16:52 Lượt xem: 538
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tuyên Quang hiện có 145.548 hội viên, sinh hoạt ở 138 tổ chức cơ sở Hội. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tuyên Quang luôn nhận thức rõ trách nhiệm của tổ chức Hội trong thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Trung ương Hội đã giao. Các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động phát huy vai trò làm chủ của hội viên phụ nữ thực hiện xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát và phản biện xã hội bằng nhiều hình thức linh hoạt, giúp hội viên phụ nữ các cấp tham gia thảo luận, kiến nghị các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên phụ nữ. Phát huy vai trò dân chủ đại diện, các cấp Hội tham gia có trách nhiệm trong các Ban chỉ đạo, cơ quan dân cử để kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; tổ chức vận động hội viên, phụ nữ tham gia có chất lượng các cuộc họp dân cư, tiếp xúc cử tri, thực hiện trách nhiệm đóng góp ý kiến tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo sự đồng thuận, gắn kết ý Đảng, lòng dân, thể hiện trách nhiệm của các cấp Hội trong phát huy quyền dân chủ trực tiếp của phụ nữ.
Đối với công tác giám sát và phản biện xã hội, ngày càng thực chất và tiếp cận với nhu cầu thiết thân của phụ nữ.
Thực hiện chức năng giám sát, trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh khóa XV (2016 – 2021), Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh đã chủ trì giám sát được 06 cuộc và cử nhiều lượt cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của các ngành, đoàn thể tỉnh; cấp huyện, thành phố giám sát được 44 cuộc và cấp cơ sở giám sát được 703 cuộc. Điểm mới của hoạt động giám sát trong nhiệm kỳ này là chủ động hiệp thương các nội dung giám sát với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp. Cùng với việc triển khai các hoạt động giám sát thì vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tham gia phản biện xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan trọng, cán bộ hội các cấp phát huy tích cực vai trò tham gia trong cấp ủy, vai trò là thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến và phản biện xã hội đối với nhiều dự thảo luật, bộ luật, nghị định, chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy và chính quyền địa phương, các văn bản có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ, như: tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, văn kiện Đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và dự thảo Đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tham gia 3.904 cuộc phản biện, trong đó: cấp tỉnh: 05 cuộc, cấp huyện: 32 cuộc, cấp cơ sở: 3.867 cuộc; cử cán bộ Hội tham gia Hội thẩm xét xử 291 vụ án.
Hằng năm, các cấp hội đã vận động đông đảo hội viên, phụ nữ tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp phụ nữ bằng nhiều hình thức góp ý trực tiếp và gián tiếp, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hội viên, tọa đàm, xây dựng hòm thư góp ý để tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ đóng góp ý kiến về sự hài lòng của nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới, các dự án, công trình giao thông nông thôn, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương…Những năm qua, các cấp hội đã đóng góp hàng ngàn ý kiến tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần nâng cao vai trò của tổ chức hội trong hệ thống chính trị của tỉnh.
Cùng với đó, Hội phụ nữ đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa hội viên, phụ nữ với Đảng, Nhà nước trong phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Hội phụ nữ các cấp trong tỉnh luôn chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các diễn đàn, đối thoại để hội viên, phụ nữ thảo luận, trình bày nguyện vọng, nêu kiến nghị với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn kỹ năng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, cụ thể: tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 8.990 lượt hội viên, phụ nữ; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức 18 hội nghị tuyên truyền, tư vấn, đối thoại với người dân về chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế tại 7 huyện/thành phố có 2.622 người tham dự. Thông qua đối thoại, nhiều ý kiến được cấp ủy đảng, chính quyền tiếp thu phục vụ cho công tác lãnh đạo, điều hành, bổ sung, điều chỉnh và ban hành các chính sách bảo đảm phù hợp, hiệu quả. Thông qua đó, mối quan hệ xã hội của tổ chức Hội Phụ nữ với các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội ngày càng được thắt chặt, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập để phụ nữ được thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo công bằng, bình đẳng. Với những kết quả cụ thể đã đạt được qua giám sát và phản biện xã hội, khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã góp phần tích cực trong xây dựng Đảng, chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tham gia giám sát và phản biện xã hội còn có những hạn chế nhất định như:
Các cấp Hội còn gặp nhiều khó khăn trong giám sát đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu và trong phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở thường khó lựa chọn được nội dung giám sát thiết thực và trong phát hiện, kiến nghị, theo dõi việc tiếp thu các vấn đề sau giám sát; việc nghiên cứu chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để phản biện xã hội, tham gia xây dựng, góp ý văn kiện đại hội đảng bộ các cấp đôi khi còn chưa sâu, thiếu tính dự báo nên chất lượng chưa cao; tính chủ động của Hội Liên hiệp Phụ nữ ở một số nơi trong thực hiện phản biện xã hội, đề xuất chính sách, góp ý vào dự thảo Văn kiện đại hội đảng bộ các cấp chưa cao; chưa có nhiều ý kiến góp ý và được tiếp thu liên quan đến các vấn đề của phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới và tổ chức Hội...
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, thiết nghĩ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh, thời gian tới cần quan tâm thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường các chuyên đề tập huấn về công tác giám sát và những văn bản, quy định pháp luật có liên quan nhằm nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn về pháp luật và giới, kỹ năng nghiên cứu phát hiện vấn đề, bản lĩnh chính trị…cho đội ngũ cán bộ Hội tham mưu thực hiện giám sát. Bên cạnh đó, các cấp Hội chủ động triển khai thực hiện các quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là các quy định về giám sát và phản biện xã hội. Cán bộ Hội cần nâng cao nhận thức về chức năng đại diện của tổ chức Hội, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thể hiện rõ bản lĩnh, chính kiến để làm tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Phát huy vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ; tuyên truyền để phụ nữ hiểu được quyền, trách nhiệm và tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội.
Thứ hai, tập trung giám sát các vấn đề phụ nữ quan tâm, phản biện xã hội đối với các lĩnh vực thiết yếu, nhất là các dự án luật, chương trình, đề án liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái và bình đẳng giới, những quy định lồng ghép giới trong các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức nhiều diễn đàn, nhiều buổi sinh hoạt cho hội viên, phụ nữ đóng góp ý kiến với các hình thức đa dạng, phù hợp. Trong đó, tôn trọng vai trò định hướng của tổ chức Hội nhằm cung cấp thông tin đầy đủ giúp chị em phụ nữ nghiên cứu, trao đổi, thảo luận sâu các vấn đề thiết thân liên quan đến phụ nữ, gia đình và bình đẳng giới.
Thứ ba, các cấp Hội cần chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến, triển khai nghị quyết đại hội đảng các cấp đến các tầng lớp phụ nữ và nhân dân, bảo đảm nghị quyết được đi vào cuộc sống. Đồng thời, bám sát các chủ trương, nhiệm vụ của nghị quyết đại hội đảng các cấp làm định hướng trong xây dựng văn kiện đại hội phụ nữ các cấp, cũng như trong xây dựng và thực hiện các nội dung giám sát, phản biện. Kiên trì bám sát thực hiện các yêu cầu, đề xuất và kiến nghị sau hoạt động giám sát để hoạt động giám sát của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ được thực thi, hiệu quả, đóng góp vai trò quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.
Thứ tư, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh cần tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm cơ sở để Hội không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, mà còn tham mưu cho Đảng về các phương thức, cơ chế hiệu quả nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh./.
Đối với công tác giám sát và phản biện xã hội, ngày càng thực chất và tiếp cận với nhu cầu thiết thân của phụ nữ.
Thực hiện chức năng giám sát, trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh khóa XV (2016 – 2021), Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh đã chủ trì giám sát được 06 cuộc và cử nhiều lượt cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của các ngành, đoàn thể tỉnh; cấp huyện, thành phố giám sát được 44 cuộc và cấp cơ sở giám sát được 703 cuộc. Điểm mới của hoạt động giám sát trong nhiệm kỳ này là chủ động hiệp thương các nội dung giám sát với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp. Cùng với việc triển khai các hoạt động giám sát thì vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tham gia phản biện xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan trọng, cán bộ hội các cấp phát huy tích cực vai trò tham gia trong cấp ủy, vai trò là thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến và phản biện xã hội đối với nhiều dự thảo luật, bộ luật, nghị định, chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy và chính quyền địa phương, các văn bản có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ, như: tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, văn kiện Đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và dự thảo Đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tham gia 3.904 cuộc phản biện, trong đó: cấp tỉnh: 05 cuộc, cấp huyện: 32 cuộc, cấp cơ sở: 3.867 cuộc; cử cán bộ Hội tham gia Hội thẩm xét xử 291 vụ án.
Hằng năm, các cấp hội đã vận động đông đảo hội viên, phụ nữ tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp phụ nữ bằng nhiều hình thức góp ý trực tiếp và gián tiếp, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hội viên, tọa đàm, xây dựng hòm thư góp ý để tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ đóng góp ý kiến về sự hài lòng của nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới, các dự án, công trình giao thông nông thôn, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương…Những năm qua, các cấp hội đã đóng góp hàng ngàn ý kiến tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần nâng cao vai trò của tổ chức hội trong hệ thống chính trị của tỉnh.
Cùng với đó, Hội phụ nữ đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa hội viên, phụ nữ với Đảng, Nhà nước trong phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Hội phụ nữ các cấp trong tỉnh luôn chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các diễn đàn, đối thoại để hội viên, phụ nữ thảo luận, trình bày nguyện vọng, nêu kiến nghị với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn kỹ năng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, cụ thể: tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 8.990 lượt hội viên, phụ nữ; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức 18 hội nghị tuyên truyền, tư vấn, đối thoại với người dân về chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế tại 7 huyện/thành phố có 2.622 người tham dự. Thông qua đối thoại, nhiều ý kiến được cấp ủy đảng, chính quyền tiếp thu phục vụ cho công tác lãnh đạo, điều hành, bổ sung, điều chỉnh và ban hành các chính sách bảo đảm phù hợp, hiệu quả. Thông qua đó, mối quan hệ xã hội của tổ chức Hội Phụ nữ với các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội ngày càng được thắt chặt, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập để phụ nữ được thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo công bằng, bình đẳng. Với những kết quả cụ thể đã đạt được qua giám sát và phản biện xã hội, khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã góp phần tích cực trong xây dựng Đảng, chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tham gia giám sát và phản biện xã hội còn có những hạn chế nhất định như:
Các cấp Hội còn gặp nhiều khó khăn trong giám sát đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu và trong phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở thường khó lựa chọn được nội dung giám sát thiết thực và trong phát hiện, kiến nghị, theo dõi việc tiếp thu các vấn đề sau giám sát; việc nghiên cứu chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để phản biện xã hội, tham gia xây dựng, góp ý văn kiện đại hội đảng bộ các cấp đôi khi còn chưa sâu, thiếu tính dự báo nên chất lượng chưa cao; tính chủ động của Hội Liên hiệp Phụ nữ ở một số nơi trong thực hiện phản biện xã hội, đề xuất chính sách, góp ý vào dự thảo Văn kiện đại hội đảng bộ các cấp chưa cao; chưa có nhiều ý kiến góp ý và được tiếp thu liên quan đến các vấn đề của phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới và tổ chức Hội...
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, thiết nghĩ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh, thời gian tới cần quan tâm thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường các chuyên đề tập huấn về công tác giám sát và những văn bản, quy định pháp luật có liên quan nhằm nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn về pháp luật và giới, kỹ năng nghiên cứu phát hiện vấn đề, bản lĩnh chính trị…cho đội ngũ cán bộ Hội tham mưu thực hiện giám sát. Bên cạnh đó, các cấp Hội chủ động triển khai thực hiện các quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là các quy định về giám sát và phản biện xã hội. Cán bộ Hội cần nâng cao nhận thức về chức năng đại diện của tổ chức Hội, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thể hiện rõ bản lĩnh, chính kiến để làm tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Phát huy vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ; tuyên truyền để phụ nữ hiểu được quyền, trách nhiệm và tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội.
Thứ hai, tập trung giám sát các vấn đề phụ nữ quan tâm, phản biện xã hội đối với các lĩnh vực thiết yếu, nhất là các dự án luật, chương trình, đề án liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái và bình đẳng giới, những quy định lồng ghép giới trong các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức nhiều diễn đàn, nhiều buổi sinh hoạt cho hội viên, phụ nữ đóng góp ý kiến với các hình thức đa dạng, phù hợp. Trong đó, tôn trọng vai trò định hướng của tổ chức Hội nhằm cung cấp thông tin đầy đủ giúp chị em phụ nữ nghiên cứu, trao đổi, thảo luận sâu các vấn đề thiết thân liên quan đến phụ nữ, gia đình và bình đẳng giới.
Thứ ba, các cấp Hội cần chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến, triển khai nghị quyết đại hội đảng các cấp đến các tầng lớp phụ nữ và nhân dân, bảo đảm nghị quyết được đi vào cuộc sống. Đồng thời, bám sát các chủ trương, nhiệm vụ của nghị quyết đại hội đảng các cấp làm định hướng trong xây dựng văn kiện đại hội phụ nữ các cấp, cũng như trong xây dựng và thực hiện các nội dung giám sát, phản biện. Kiên trì bám sát thực hiện các yêu cầu, đề xuất và kiến nghị sau hoạt động giám sát để hoạt động giám sát của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ được thực thi, hiệu quả, đóng góp vai trò quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.
Thứ tư, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh cần tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm cơ sở để Hội không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, mà còn tham mưu cho Đảng về các phương thức, cơ chế hiệu quả nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh./.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Thạc sĩ Phạm Thị Hoa
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -