Nghiên cứu - Trao đổi
Xã Tân Tiến huyện Yên Sơn - Bước chuyển mình khởi sắc năm 2022
Ngày Đăng: 9/5/2022 7:45 Lượt xem: 627
Đầu năm 2022, các cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) vô cùng phấn khởi khi được nhận Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào ngày 22/01/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Đây là thành quả đáng trân trọng của cả tập thể các cán bộ và nhân dân toàn xã sau 10 năm xây dựng, phát triển đưa Tân Tiến từ một xã 135, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn đã trở thành một trong các xã đi đầu, đạt chuẩn 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, có nhiều nét đổi thay rõ rệt, cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống của bà con nhân dân ngày càng được cải thiện.
Với vị trí địa lý nằm ở phía Đông Bắc của huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp xã Trung Trực, Kiến Thiết; phía Đông giáp xã Đạo Viện; phía Tây giáp xã Tân Long, Xuân Vân; phía Nam giáp xã Phú Thịnh (huyện Yên Sơn) và Phường Nông Tiến (thành phố Tuyên Quang), xã Tân Tiến có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.696,04 ha; trong đó đất sử dụng sản xuất nông nghiệp là 605,82 ha; đất lâm nghiệp 4.816,7936 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản là 20,4 ha; đất phi nông nghiệp có 28,11 ha và đất chưa sử dụng 61,78 ha. Toàn xã có 1.112 hộ với 4.120 nhân khẩu sinh sống trên 7 thôn; có 13 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 24,9%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 75,1%.
Với đặc điểm là một xã còn nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiệp, khi bắt đầu triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Tân Tiến đã gặp không ít khó khăn khi trong khi nhận thức của một số cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, nền kinh tế còn yếu kém và lao động phổ thông là chính. Tuy nhiên, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và đồng lòng của cả hệ thống chính trị của xã với phương châm tinh gọn, có chuyên môn, cũng như sự đoàn kết, quyết tâm, ủng hộ của bà con trong xã, Tân Tiến đã dần chuyển mình, trưởng thành hơn, mang trong mình một sức sống mới và đạt được những kết quả đáng mừng.
Đến với Tân Tiến những ngày cuối tháng Tư dưới ánh nắng đầu mùa tinh khôi, tôi cảm nhận được một diện mạo mới của một vùng quê nông thôn Tân Tiến đang vươn mình phát triển. Chào đón tôi là con đường trung tâm được nhựa hóa và bê tông hóa theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” bảo đảm cho các phương tiện tham gia giao thông đi lại thuận tiện. Bên cạnh đó, đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản cho bà con đi lại được cứng hóa dài 4,04/8,01 km, đạt 50,43%. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt dài 9,3/14,51 km đạt 64,09%. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm dài 5,33/9,41 km đạt 56,64%. Cơ sở hạ tầng của xã từng bước được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hiện nay, 1.112 hộ trong xã đã được sử dụng điện ổn định, thường xuyên, an toàn từ mạng lưới điện quốc gia với tổng số 06 trạm biến áp tại các thôn (đạt 100%). Với diện tích trồng lúa là 254,7 ha, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã được chú trọng đầu tư, đáp ứng tưới nước chủ động với diện tích đất trồng lúa 02 vụ được tưới chủ động là 103,22 %.
Cấp ủy, chính quyền xã đã chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo, giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cho các thôn; triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo và cận nghèo. Kết quả, số hộ nghèo trên toàn xã là 59/1.112 hộ, chiếm tỷ lệ 5,31%. Lĩnh vực giáo dục đào tạo có những thành tựu mới, trên địa bàn xã Tân Tiến có 02/03 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở mức độ 1. Tân Tiến được công nhận là xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 (đúng độ tuổi mức 1), đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ.
Kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất được chính quyền xã đặc biệt chú trọng, đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà cũng như đặc điểm vị trí địa lý của địa phương, đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho thanh niên, người lao động tuyển dụng lao động đi làm việc trong và ngoài nước. Cụ thể hiện nay, xã Tân Tiến đã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Đến nay, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng vượt bậc lên 41,78 triệu đồng/người/năm (tăng 34,18 triệu đồng/người/năm) so với năm 2011. Toàn xã có 2.964 người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, trong đó số người trong độ tuổi lao động có việc làm là 2.861 người (đạt tỷ lệ 98,18%). Bên cạnh đó, với lợi thế chủ yếu phát triển kinh tế rừng và kinh nghiệm làm rừng lâu năm của bà con, chính quyền xã đã tích cực triển khai các dự án, mô hình làm kinh tế và vận động bà con nhân dân tham gia như: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với sản phẩm “Măng tre khô Tân Tiến” (với sức tiêu thụ khoảng 12 tấn/năm); mô hình Nuôi ong mật rừng; dự án nuôi trâu vỗ béo, nuôi gà, ...
Không chỉ chú trọng phát triển sản xuất, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Kết quả, toàn xã có 7/7 thôn đạt danh hiệu “Thôn văn hóa” (đạt 100%) và có nhà văn hóa, khu thể thao đáp ứng yêu cầu về sinh hoạt văn hóa, thể thao để bà con vui chơi, rèn luyện thể thao sau những giờ lao động sản xuất vất vả, đồng thời góp phần nâng cao tinh thần gắn bó, đoàn kết, tình làng nghĩa xóm trong nhân dân. Đồng thời, Đảng ủy, UBND xã đã tích cực chỉ đạo, phân công cán bộ và các chính quyền – đoàn thể phụ trách từng khu vực, giúp đỡ ngày công lao động để xóa nhà tạm, dột nát, tuyên truyền nhân dân nâng cấp nhà ở, phát huy vai trò của các tổ tự quản về vệ sinh môi trường trong vệ sinh đường làng ngõ xóm. Đến nay, trên địa bàn toàn xã không còn nhà tạm dột nát, số hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Xây dựng là 962/1.112 hộ, đạt 86,5%. Đặc biệt, xã đã thành lập 01 mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình tại Trạm y tế xã Tân Tiến.
Về môi trường, 100% số hộ trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; số hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 1.026/1.112 hộ, đạt 92,27%; có nhà tắm hợp vệ sinh: có 993/1.112 hộ, đạt 89,3%; có nhà tiêu hợp vệ sinh: có 1.026/1.112 hộ, đạt 92,27%. Rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình được thu gom, phân loại và xử lý tại nguồn đảm bảo vệ sinh.
Với vị trí địa lý nằm ở phía Đông Bắc của huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp xã Trung Trực, Kiến Thiết; phía Đông giáp xã Đạo Viện; phía Tây giáp xã Tân Long, Xuân Vân; phía Nam giáp xã Phú Thịnh (huyện Yên Sơn) và Phường Nông Tiến (thành phố Tuyên Quang), xã Tân Tiến có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.696,04 ha; trong đó đất sử dụng sản xuất nông nghiệp là 605,82 ha; đất lâm nghiệp 4.816,7936 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản là 20,4 ha; đất phi nông nghiệp có 28,11 ha và đất chưa sử dụng 61,78 ha. Toàn xã có 1.112 hộ với 4.120 nhân khẩu sinh sống trên 7 thôn; có 13 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 24,9%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 75,1%.
Với đặc điểm là một xã còn nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiệp, khi bắt đầu triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Tân Tiến đã gặp không ít khó khăn khi trong khi nhận thức của một số cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, nền kinh tế còn yếu kém và lao động phổ thông là chính. Tuy nhiên, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và đồng lòng của cả hệ thống chính trị của xã với phương châm tinh gọn, có chuyên môn, cũng như sự đoàn kết, quyết tâm, ủng hộ của bà con trong xã, Tân Tiến đã dần chuyển mình, trưởng thành hơn, mang trong mình một sức sống mới và đạt được những kết quả đáng mừng.
Đến với Tân Tiến những ngày cuối tháng Tư dưới ánh nắng đầu mùa tinh khôi, tôi cảm nhận được một diện mạo mới của một vùng quê nông thôn Tân Tiến đang vươn mình phát triển. Chào đón tôi là con đường trung tâm được nhựa hóa và bê tông hóa theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” bảo đảm cho các phương tiện tham gia giao thông đi lại thuận tiện. Bên cạnh đó, đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản cho bà con đi lại được cứng hóa dài 4,04/8,01 km, đạt 50,43%. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt dài 9,3/14,51 km đạt 64,09%. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm dài 5,33/9,41 km đạt 56,64%. Cơ sở hạ tầng của xã từng bước được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hiện nay, 1.112 hộ trong xã đã được sử dụng điện ổn định, thường xuyên, an toàn từ mạng lưới điện quốc gia với tổng số 06 trạm biến áp tại các thôn (đạt 100%). Với diện tích trồng lúa là 254,7 ha, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã được chú trọng đầu tư, đáp ứng tưới nước chủ động với diện tích đất trồng lúa 02 vụ được tưới chủ động là 103,22 %.
Cấp ủy, chính quyền xã đã chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo, giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cho các thôn; triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo và cận nghèo. Kết quả, số hộ nghèo trên toàn xã là 59/1.112 hộ, chiếm tỷ lệ 5,31%. Lĩnh vực giáo dục đào tạo có những thành tựu mới, trên địa bàn xã Tân Tiến có 02/03 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở mức độ 1. Tân Tiến được công nhận là xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 (đúng độ tuổi mức 1), đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ.
Kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất được chính quyền xã đặc biệt chú trọng, đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà cũng như đặc điểm vị trí địa lý của địa phương, đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho thanh niên, người lao động tuyển dụng lao động đi làm việc trong và ngoài nước. Cụ thể hiện nay, xã Tân Tiến đã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Đến nay, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng vượt bậc lên 41,78 triệu đồng/người/năm (tăng 34,18 triệu đồng/người/năm) so với năm 2011. Toàn xã có 2.964 người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, trong đó số người trong độ tuổi lao động có việc làm là 2.861 người (đạt tỷ lệ 98,18%). Bên cạnh đó, với lợi thế chủ yếu phát triển kinh tế rừng và kinh nghiệm làm rừng lâu năm của bà con, chính quyền xã đã tích cực triển khai các dự án, mô hình làm kinh tế và vận động bà con nhân dân tham gia như: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với sản phẩm “Măng tre khô Tân Tiến” (với sức tiêu thụ khoảng 12 tấn/năm); mô hình Nuôi ong mật rừng; dự án nuôi trâu vỗ béo, nuôi gà, ...
Không chỉ chú trọng phát triển sản xuất, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Kết quả, toàn xã có 7/7 thôn đạt danh hiệu “Thôn văn hóa” (đạt 100%) và có nhà văn hóa, khu thể thao đáp ứng yêu cầu về sinh hoạt văn hóa, thể thao để bà con vui chơi, rèn luyện thể thao sau những giờ lao động sản xuất vất vả, đồng thời góp phần nâng cao tinh thần gắn bó, đoàn kết, tình làng nghĩa xóm trong nhân dân. Đồng thời, Đảng ủy, UBND xã đã tích cực chỉ đạo, phân công cán bộ và các chính quyền – đoàn thể phụ trách từng khu vực, giúp đỡ ngày công lao động để xóa nhà tạm, dột nát, tuyên truyền nhân dân nâng cấp nhà ở, phát huy vai trò của các tổ tự quản về vệ sinh môi trường trong vệ sinh đường làng ngõ xóm. Đến nay, trên địa bàn toàn xã không còn nhà tạm dột nát, số hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Xây dựng là 962/1.112 hộ, đạt 86,5%. Đặc biệt, xã đã thành lập 01 mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình tại Trạm y tế xã Tân Tiến.
Về môi trường, 100% số hộ trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; số hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 1.026/1.112 hộ, đạt 92,27%; có nhà tắm hợp vệ sinh: có 993/1.112 hộ, đạt 89,3%; có nhà tiêu hợp vệ sinh: có 1.026/1.112 hộ, đạt 92,27%. Rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình được thu gom, phân loại và xử lý tại nguồn đảm bảo vệ sinh.
Ảnh: MTTQ xã Tân Tiến vận động nhân dân tích cực thực hiện
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
(Nguồn: MTTQ xã Tân Tiến)
Để đạt được những kết quả trên, không thể không kể đến sự nhiệt tình, trách nhiệm của các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã đưa ra các nghị quyết chính xác, phù hợp và sát với tình hình thực tiễn ở địa phương; đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ xã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò gương mẫu đi đầu trong các hoạt động; các chi bộ đã tích cực tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nhân dân hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của nông thôn mới. Và đặc biệt là sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết, đồng lòng chung tay vừa hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế vừa chăm lo rèn luyện tinh thần văn hóa của bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Có thể nói, trải qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Tân Tiến đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự đồng lòng của toàn bộ cán bộ và nhân dân trong xã, cuộc sống của bà con ở Tân Tiến nay đã được thay đổi hoàn toàn một diện mạo tươi sắc mới, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông, y tế,… Đây là nền tảng cơ sở vững chắc và là động lực to lớn, củng cố niềm tin cho Đảng bộ, cán bộ và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã cùng đồng sức đồng lòng, chung tay xây dựng xã Tân Tiến hướng tới xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.
Cử nhân Nguyễn Thị Huyền Quyên
Giảng viên tập sự khoa Nhà nước và pháp luật
Tài liệu tham khảo: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn
Tin mới nhất:
- ❧ 79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc -
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -