Nghiên cứu - Trao đổi

Biện pháp gây dựng, nâng cao uy tín thực chất cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

Ngày Đăng: 21/11/2022 16:18 Lượt xem: 1470

          Uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở phản ánh mối quan hệ thực chất giữa người lãnh đạo, quản lý với các nhóm xã hội và cá nhân có tiếp nhận sự ảnh hưởng tác động. Uy tín của người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở bao gồm hai thành tố cơ bản là uy quyền và tín nhiệm. Uy tín của người lãnh đạo, quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác của tổ chức, của cá nhân người lãnh đạo, quản lý, ảnh hướng lợi ích của tập thể và nhân dân. Nếu uy tín của người lãnh đạo càng được củng cố, nâng cao thì hiệu quả công tác càng lớn, ngược lại nếu uy tín của người lãnh đạo bị giảm hoặc bị mất dẫn đến giảm uy tín cá nhân và của tổ chức, gây thiệt hại cho tập thể và nhân dân.
           Uy tín của người lãnh đạo có hai hình thức là uy tín thực chất và uy tín giả hiệu. Trong đó, uy tín thực chất khác biệt với uy tín giả hiệu. Nếu uy tín giả  hiệu có được do áp lực, khoảng cách, uy tín từ sự “thông thái rởm” hay uy tín “mị dân” thì uy tín thực chất có được dựa trên việc đánh giá theo các tiêu chí sau:
          Một là, quan hệ với thông tin trong quản lý: sự quan tâm, sẵn sàng cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cần thiết của quần chúng, nhân dân cho hoạt động lãnh đạo, quản lý và sự tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin từ nhân dân phục vụ cho hoạt động lãnh đạo quản lý;
          Hai là, kết quả thực hiện quyết định quản lý phản ánh thực chất uy quyền và ảnh hưởng tác động của người lãnh đạo quản lý đối với đối tượng quản lý.  Mọi quyết định lãnh đạo quản lý dù bằng lời nói hay văn bản đều được chấp hành nghiêm chỉnh và báo cáo kịp thời lý do chưa thực hiện xong là biểu hiện hiệu quả lãnh đạo, quản lý và các xử lý sau khi quyết định đã được thực hiện hay chưa được thực hiện đều là yếu tố góp phần thể hiện uy tín của người lãnh đạo. Một quyết định đúng, có kết quả tốt cũng có thể làm mất uy tín nếu người lãnh đạo tỏ ra kiêu ngạo và phân phối không thỏa đáng cho mọi người. Một quyết định sai hoặc thất bại vẫn có thể giữ vững và nâng cao uy tín nếu người lãnh đạo biết kịp thời tự phê bình nghiêm túc, quyết tâm sửa chữa sai sót và được mọi người đồng tình ủng hộ;
          Ba là, thực trạng công việc lúc cán bộ đi vắng, khi lãnh đạo vắng mặt mà công việc của đơn vị vẫn tiến hành bình thường, suôn sẻ và mọi người mong đợi sự có mặt của lãnh đạo cũng là một dấu hiệu mang tính kiểm tra, thực nghiệm về nhiều mặt, trong đó có dấu hiệu quan trọng về uy tín của lãnh đạo và mối quan hệ gắn bó thực chất của lãnh đạo với mọi người trong đơn vị;
          Bốn là, sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của quần chúng và cấp dưới như sự thán phục, tín nhiệm khi được hỏi ý kiến (kết quả lấy phiếu tín nhiệm) là kênh thông tin quan trọng phản ánh uy tín thực chất của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
          Năm là, sự đánh giá cao của cấp trên phải thống nhất với sự thán phục của bạn hữu, đồng nghiệp và sự phục tùng tự nguyện của quần chúng, cấp dưới. Sự thống nhất này chính là nguyên tắc xem xét uy tín thực chất của người lãnh đạo, quản lý. Bởi vì, những biểu hiện uy tín của người lãnh đạo quản lý theo hướng được lòng cấp trên mất lòng cấp dưới hoặc được sự ủng hộ của cấp dưới những không được cấp trên tin dùng đều là biểu hiện của bệnh quan liêu, xa rời quần chúng hay giảm sút niềm tin của quần chúng, thậm chí là sự mất uy tín với tổ chức, hệ thống và quần chúng.
          Sáu là, người cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn có bản lĩnh, không bị sa ngã trước âm mưu, cám dỗ, mua chuộc, lôi kéo, trung lập, vô hiệu của đối thủ, những kẻ cơ hội, thực dụng thì càng được quần chúng tin yêu, bảo vệ, uy tín càng cao, càng bền vững.
          Bảy là, việc riêng của cán bộ lãnh đạo, quản lý (làm nhà, mua sắm, hiếu, hỉ…) được mọi người quan tâm với thái độ thiện trí và đúng mực, tự nguyên là dấu hiệu chứng tỏ uy tín thực chất của lãnh đạo. Cán bộ lãnh đạo luôn tỉnh táo, phân biệt rõ với việc quan tâm nhằm mục đích nịnh bợ, vụ lợi, cơ hội để từ chối, ngăn chặn nhằm giữ gìn uy tín thực chất của mình.
          Tám là, sự đối xử của mọi người với người lãnh đạo quản lý sau khi thôi giữ chức vụ, quyền lực như sự khâm phục, luyến tiếc, ngưỡng mộ, gần gũi, giúp đỡ chân thành …là biểu hiện của uy tín thực chất đáng tín cây nhất có tính chất kiểm tra, khẳng định.
          Tám biểu hiện của uy tín thực chất có mối quan hệ găn bó mật thiết với nhau, tạo nên một hệ thống đối chiếu so sánh, phân tích, tự kiển tra, tự đánh giá uy tín của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở. Từ đó đánh giá đùng thực trạng uy tín của bản thân để có biện pháp gây dựng, nâng cao uy tin thực chất.
          Để gây dựng, nâng cao uy tín thực chất cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần chú ý một số biện pháp sau:
          Thứ nhất, kiên trì tự phấn đấu rèn luyện, sự tín nhiệm thực chất bao giờ cũng là do “hữu xạ tự nhiên hương”. Cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở có bản lĩnh vững vàng, có những phẩm chất tốt, kiên trì phấn đấu, rèn luyện, học tập chắc chắn sẽ được mọi người chú ý và tín nhiệm để họ lựa chọn đặt niềm tin hay làm chỗ dựa về tinh thần.
          Thứ hai, khát vong và ý chí vươn lên, chịu khó, chịu khổ, đương đầu với thử thách, đảm nhiệm nhiệm vụ mới vì mục đích phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.
          Thứ ba, quan hệ với nhân dân phải khiêm tốn và có nguyên tắc. Điều đó thể hiện ở người lãnh đạo luôn tôn trọng nhân dân, học hỏi và thực sự cầu thị từ nhân dân, luôn lạc quan, giàu long nhân ái và độ lượng với nhân dân. Nhưng luôn nghiêm khắc với bản thân, sống có tình nghĩa, khiêm tốn, tự trọng và tự tin…Đó là những yếu tố hợp thành phẩm chất tốt đẹp của người lãnh đạo và là cơ sở gây dựng uy tín bền vững cho người lãnh đạo.
          Thứ tư, thường xuyên tự kiểm tra, tự phê bình nghiêm túc. Khi uy tín bị giảm sút thì chỉ có biện pháp duy nhất để khôi phục nhanh chóng và có kết quả là tự phê bình nghiêm túc, tự kiểm tra tìm ra được nguyên nhân và xử lý kịp thời bằng những việc làm cụ thể đạt hiệu quả rõ rệt với chất lượng cao. Trong trường hợp này, trù dập, hay nương nhẹ, lẩn tránh hay đối phó chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng mất uy tín và càng bế tắc về phương pháp quản lý.
          Thứ năm, gắn bó với nhân dân, giữ vững sự tín nhiệm của nhân dân. Đối thoại và thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe dư luận quần chúng, giải đáp và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc tư tưởng, khai thác tiềm năng, lợi thế để cùng nhân dân thực hiện mục tiêu đã định. Đó là cách tốt nhất để nâng cao cả hai mặt hợp thành của uy tín là uy quyền và sự tín nhiệm.
          Thứ sau, quan hệ đúng mức với cấp trên, quan hệ với cấp trên trung thực, thẳng thắn, nhờ giúp đỡ với những yêu cầu rõ ràng, cụ thể.
          Thứ bảy, thực hiện dân chủ, công khai trong hoạt động lãnh đạo quản lý, tuy nhiên cũng cần yếu tố độc lập trong quyết định của cá nhân, dám chịu trách nhiệm, không né tránh hoặc đổ trách nhiệm cho người khác khi phạm sai lầm, thất bại. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, rèn luyện, điều chỉnh những phẩm chất phấn đấu trở thành một thủ lĩnh không chính thức.
          Con đường xây dựng củng cố, nâng cao uy tín thực chất bao giờ cũng công phu, gian khổ và gắn chặt với yêu cầu công việc, với phẩm chất, đạo đức trung thực, trong sáng. Khi gây dựng củng cố uy tín không được coi uy tín là mục tiêu cuối cùng mà là phương tiện để đạt mục tiêu lãnh đạo, quản lý và coi việc gây dựng, nâng cao uy tín thực chất là việc làm thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình công tác, hoạt động thực tiễn của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở.
 
Thạc sĩ Phạm Thị Huệ
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật

Tin mới nhất:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8699560

Đang Online : 71