Nghiên cứu - Trao đổi
Thành Long nỗ lực đưa Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang vào cuộc sống
Ngày Đăng: 14/3/2023 7:49 Lượt xem: 301
Thành Long là một xã nằm ở phía nam của huyện Hàm Yên. Trong những năm trở lại đây, cùng với các địa phương khác trong huyện, Thành Long đã và đang có nhiều đổi thay đáng kể trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong đó, nổi bật nhất là lĩnh vực kinh tế nông, lâm nghiệp.
Đây chính là kết quả mà chính quyền và nhân dân các dân tộc Thành Long đã chung sức, đồng lòng đưa Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Tuyên Quang về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 vào cuộc sống.
Ngay sau khi Nghị quyết có hiệu lực, chính quyền xã Thành Long đã xây dựng và tập trung chỉ đạo có hiệu quả các đề án, kế hoạch, chính sách về phát triển vững chắc nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, xây dựng nông thôn mới, tạo chuyển biến tích cực về đời sống nông dân, nông thôn. Xã đặc biệt chú trọng việc gieo trồng đúng khung thời vụ, kết hợp chăm sóc phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây trồng. Thành lập 16 tổ khuyến nông cộng đồng, khuyến khích nhân dân phát triển nông nghiệp có hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
Duy trì và phát triển chăn nuôi, khuyến khích nhân dân đầu tư và nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh đến nhân dân về hỗ trợ chăn nuôi, tái đàn. Công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dịch cho đàn gia súc, gia cầm được chú trọng, trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Công tác phát triển rừng được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng thời tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, kiện toàn Ban chỉ đạo và phát triển rừng, thực hiện cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra quản lý diện tích rừng phòng hộ tại các thôn Trung Thành 1 và Phúc Long 1.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới phương thức canh tác bước đầu có hiệu quả đã hình thành liên kết chuỗi sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.
Nhờ cơ chế, chính sách đúng đắn, sát với nhu cầu thực tiễn, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương mà sau hơn một năm Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đi vào cuộc sống đã đem lại khởi sắc đáng kể cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của Thành Long.
Tổng sản lượng lương thực (lúa , ngô) năm 2022 đạt 3.242,4 tấn, trong đó sản lượng thóc 2.701 tấn, ngô 241,8 tấn, tăng 1% so với năm 2021.
Xã tiếp tục chăn sóc và thu hái 159,5 ha chè với năng suất 92 tạ/ha, sản lượng 1.475,4 tấn; thực hiện rà soát diện tích chè đưa vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; chăm sóc và thu hoạch 48 ha/48 ha cây cam với sản lượng đạt 753,1 tấn. Ngoài ra còn chăm sóc và thu hoạch 4,5 ha cây bưởi, năng suất 157 tạ/ha, sản lượng 70,65 tấn; cây chanh 47,6 ha, sản lượng 67,2 tấn.
Duy trì và phát triển đàn gia súc với 1.380 con đàn trâu; 90 con bò, tăng 20% so với năm 2021; đàn lợn 2.900 con, tăng 74% so với năm 2021; đàn gia cầm 52.875 con, tăng 14,9% so với năm 2021; diện tích nuôi thả cá 42 ha, sản lượng 39,5 tấn. Đặc biệt sau khi triển khai Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, đã có nhiều hộ chăn nuôi tập trung đăng ký thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết, cụ thể đến hết năm 2022 có 50 hộ có nhu cầu hỗ trợ, vay vốn: Trong đó, hộ nuôi trâu sinh sản là 38, đã giải ngân 32 hộ với trị giá 2.720.000.000 đồng (trong đó có 18 hộ nghèo được hỗ trợ với trị giá 1.450.000.000 đồng, 05 hộ cận nghèo với trị giá 370.000.000 đồng và 09 hộ khác với trị giá 900.000.000 đồng); hỗ trợ 55.000.000 đồng xây hầm Biogas cho 11 hộ.
Trong năm 2022 toàn xã trồng mới được 170/170 ha rừng, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, có 142,6 ha trồng rừng sản xuất được hỗ trợ giống theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã duy trì phát triển diện tích cây cà chua 5 ha, năng suất bình quân ước đạt 68 tấn/ha, sản lượng 345 tấn. Trung bình mỗi ha cà chua cho thu nhập từ 250 – 270 triệu đồng. Thực hiện đăng ký và đã được công nhận nhãn mác và truy xuất nguồn gốc, cấp chứng chỉ VietGAP đối với sản phẩm Cà chua với diện tích 5 ha, đang đề nghị UBND tỉnh công nhận sản phẩm cà chua Thành Long đạt sản phẩm OCOP.
Từ phát triển nông, lâm nghiệp của xã đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người, tăng so với năm 2021 là 5,6 triệu đồng/người/năm và năm 2022 đã giảm được 139 hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
Toàn xã có 03 hợp tác xã bao gồm: Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp; Hợp tác xã Cà chua; Hợp tác xã kinh doanh trâu, bò sạch. Các Hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012. HTX nông lâm nghiệp thực hiện nạo vét bùn đất kênh mương đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu 181,45 ha; tổ chức phát dọn 42/43 công trình, kinh phí thực hiện 45.832.000 đồng . Tham gia quản lý hoạt động của Ban Quản lý chợ trung tâm xã, đảm bảo hoạt động kinh doanh theo quy định. Hợp tác xã kinh doanh trâu, bò sạch, HTX Cà chua duy trì sản xuất ổn định, từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Đến với Thành Long hôm nay, ta thấy sự đổi thay nhanh chóng với nhiều tuyến đường mới được xây dựng, những ngôi nhà khang trang, kiên cố mọc lên, vườn cây trĩu quả, đồng ruộng xanh tươi…Hiện thực đó là minh chứng sống động cho chân lý: Nơi đâu có chính sách đúng đắn soi đường, có sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân thì nơi đó nhất định sẽ ấm no và giàu đẹp./.
Đây chính là kết quả mà chính quyền và nhân dân các dân tộc Thành Long đã chung sức, đồng lòng đưa Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Tuyên Quang về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 vào cuộc sống.
Ngay sau khi Nghị quyết có hiệu lực, chính quyền xã Thành Long đã xây dựng và tập trung chỉ đạo có hiệu quả các đề án, kế hoạch, chính sách về phát triển vững chắc nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, xây dựng nông thôn mới, tạo chuyển biến tích cực về đời sống nông dân, nông thôn. Xã đặc biệt chú trọng việc gieo trồng đúng khung thời vụ, kết hợp chăm sóc phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây trồng. Thành lập 16 tổ khuyến nông cộng đồng, khuyến khích nhân dân phát triển nông nghiệp có hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
Duy trì và phát triển chăn nuôi, khuyến khích nhân dân đầu tư và nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh đến nhân dân về hỗ trợ chăn nuôi, tái đàn. Công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dịch cho đàn gia súc, gia cầm được chú trọng, trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Công tác phát triển rừng được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng thời tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, kiện toàn Ban chỉ đạo và phát triển rừng, thực hiện cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra quản lý diện tích rừng phòng hộ tại các thôn Trung Thành 1 và Phúc Long 1.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới phương thức canh tác bước đầu có hiệu quả đã hình thành liên kết chuỗi sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.
Nhờ cơ chế, chính sách đúng đắn, sát với nhu cầu thực tiễn, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương mà sau hơn một năm Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đi vào cuộc sống đã đem lại khởi sắc đáng kể cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của Thành Long.
Tổng sản lượng lương thực (lúa , ngô) năm 2022 đạt 3.242,4 tấn, trong đó sản lượng thóc 2.701 tấn, ngô 241,8 tấn, tăng 1% so với năm 2021.
Xã tiếp tục chăn sóc và thu hái 159,5 ha chè với năng suất 92 tạ/ha, sản lượng 1.475,4 tấn; thực hiện rà soát diện tích chè đưa vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; chăm sóc và thu hoạch 48 ha/48 ha cây cam với sản lượng đạt 753,1 tấn. Ngoài ra còn chăm sóc và thu hoạch 4,5 ha cây bưởi, năng suất 157 tạ/ha, sản lượng 70,65 tấn; cây chanh 47,6 ha, sản lượng 67,2 tấn.
Duy trì và phát triển đàn gia súc với 1.380 con đàn trâu; 90 con bò, tăng 20% so với năm 2021; đàn lợn 2.900 con, tăng 74% so với năm 2021; đàn gia cầm 52.875 con, tăng 14,9% so với năm 2021; diện tích nuôi thả cá 42 ha, sản lượng 39,5 tấn. Đặc biệt sau khi triển khai Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, đã có nhiều hộ chăn nuôi tập trung đăng ký thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết, cụ thể đến hết năm 2022 có 50 hộ có nhu cầu hỗ trợ, vay vốn: Trong đó, hộ nuôi trâu sinh sản là 38, đã giải ngân 32 hộ với trị giá 2.720.000.000 đồng (trong đó có 18 hộ nghèo được hỗ trợ với trị giá 1.450.000.000 đồng, 05 hộ cận nghèo với trị giá 370.000.000 đồng và 09 hộ khác với trị giá 900.000.000 đồng); hỗ trợ 55.000.000 đồng xây hầm Biogas cho 11 hộ.
Trong năm 2022 toàn xã trồng mới được 170/170 ha rừng, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, có 142,6 ha trồng rừng sản xuất được hỗ trợ giống theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã duy trì phát triển diện tích cây cà chua 5 ha, năng suất bình quân ước đạt 68 tấn/ha, sản lượng 345 tấn. Trung bình mỗi ha cà chua cho thu nhập từ 250 – 270 triệu đồng. Thực hiện đăng ký và đã được công nhận nhãn mác và truy xuất nguồn gốc, cấp chứng chỉ VietGAP đối với sản phẩm Cà chua với diện tích 5 ha, đang đề nghị UBND tỉnh công nhận sản phẩm cà chua Thành Long đạt sản phẩm OCOP.
Từ phát triển nông, lâm nghiệp của xã đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người, tăng so với năm 2021 là 5,6 triệu đồng/người/năm và năm 2022 đã giảm được 139 hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
Toàn xã có 03 hợp tác xã bao gồm: Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp; Hợp tác xã Cà chua; Hợp tác xã kinh doanh trâu, bò sạch. Các Hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012. HTX nông lâm nghiệp thực hiện nạo vét bùn đất kênh mương đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu 181,45 ha; tổ chức phát dọn 42/43 công trình, kinh phí thực hiện 45.832.000 đồng . Tham gia quản lý hoạt động của Ban Quản lý chợ trung tâm xã, đảm bảo hoạt động kinh doanh theo quy định. Hợp tác xã kinh doanh trâu, bò sạch, HTX Cà chua duy trì sản xuất ổn định, từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Đến với Thành Long hôm nay, ta thấy sự đổi thay nhanh chóng với nhiều tuyến đường mới được xây dựng, những ngôi nhà khang trang, kiên cố mọc lên, vườn cây trĩu quả, đồng ruộng xanh tươi…Hiện thực đó là minh chứng sống động cho chân lý: Nơi đâu có chính sách đúng đắn soi đường, có sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân thì nơi đó nhất định sẽ ấm no và giàu đẹp./.
Thạc sĩ Phạm Thị Huệ
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Tài liêu:
Báo cáo số 247-BC/UBND ngày 8/12/2022 của UBND xã Thàng Long về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2022; phương hướng nhiệm vụ năm 2023
Tin mới nhất:
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -
- ❧ Xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho đoàn viên thanh niên -