Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

Ngày Đăng: 13/10/2023 7:29 Lượt xem: 169

           Ngày 13/10/1945, Bác Hồ viết thư tay gửi giới công thương nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của giới công thương là “hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng[1] đồng thời khẳng định: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng[2]. Có thể nói, đội ngũ doanh nhân được xem là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, nâng cao vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.
          Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, cùng nhiều chính sách hỗ trợ, tạo động lực đã được ban hành và thực thi, đến nay đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 13/10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam, để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của giới doanh nhân Việt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09-NQ -TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy manhj côg nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, khẳng định: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đến năm 2017, tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XII đã khẳng định: “Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.”. Vị trí của giới doanh nhân cũng lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, tại Khoản 3 Điều 51 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh…”. Quốc hội, Chính phủ luôn đồng hành và đã thông qua nhiều văn bản pháp luật, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, để doanh nhân Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
 
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(Nguồn: laodong.vn)
 
          Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam đang có khoảng gần 7 triệu doanh nhân, 860 nghìn doanh nghiệp. Khu vực này cũng đóng góp hơn 60% GDP, 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo ra việc làm cho 14,7 triệu lao động, chiếm gần 28% lực lượng lao động của toàn xã hội[3]. Dù chịu tác động không nhỏ của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động nhưng sau thời gian dịch bệnh, các doanh nghiệp đã phục hồi, nhiều doanh nghiệp mới tiếp tục thành lập.
          Trong xu hướng của công nghệ 4.0 hiện nay, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với nhau hơn, điều đó tạo nên nhiều thử thách khó khăn cho các doanh nghiệp non trẻ mới tham gia thị trường. Trước yêu cầu đó, hơn lúc nào hết, đội ngũ doanh nhân cần tiếp tục phát huy vai trò, khẳng định vị thế,  nỗ lực vươn lên góp phần hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Nét tiêu biểu của doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế là những người tự tin, có trình độ quản trị và kiến thức chuyên môn, có sự năng động, sáng tạo. Trong bối cảnh mới hiệm nay, để phát huy vai trò đội ngũ danh nhân Việt Nam cần:
          Một là, xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp cần gắn liền với hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, mà trọng tâm là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền sở hữu và tự do kinh doanh của doanh nhân theo pháp luật, khuyến khích doanh nhân làm giàu chính đáng cho mình và cho đất nước.
           Hai là, các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân cần đồng hành với nhau, như ngạn ngữ có câu "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau".
          Ba là, đội ngũ doanh nhân Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển bền vững, thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp…) để có đủ sức giúp doanh nghiệp của mình cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức.
Bốn là, đội ngũ doanh nhân cần nhận thức đúng về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy các giải pháp và có hướng đi đúng đắn, phù hợp thích ứng với khoa học - kỹ thuật hiện đại, đầu tư và ứng dụng công nghệ thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới.
          Năm là, cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là về xây dựng đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, coi văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh là động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp.
          Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh lành mạnh, cống hiến tài năng, khuyến khích doanh nhân thực hiện trách nhiệm xã hội và tham gia phát triển xã hội”. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước giành cho giới doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam cùng những nỗ lực và đóng góp của giới doanh nhân trong xây dựng, phát triển đất nước thời gian qua, chúng ta có thể tin tưởng rằng, trong thời gian tới đội ngũ doanh nhân sẽ cùng với các giai cấp, tầng lớp khác của dân tộc hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045./.

Thạc sĩ Trần Thị Mai Thu
Khoa Nhà nước và pháp luật
 

[1] Báo điện tử ĐCSVN, tư liệu văn kiện Đảng, Thư Bác Hồ gửi giới công thương Việt Nam
[2] Báo điện tử ĐCSVN, tư liệu văn kiện Đảng, Thư Bác Hồ gửi giới công thương Việt Nam
[3] Báo cáo của  Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại buổi lễ tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (27/4/1963-27/4/2023).

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8671291

Đang Online : 95