Nghiên cứu - Trao đổi
Nâng cao chất lượng Chỉ số xanh cấp tỉnh Tuyên Quang
Ngày Đăng: 25/11/2023 10:24 Lượt xem: 262
Năm 2022, lần đầu tiên Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố bảng xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), tỉnh Tuyên Quang đạt 13.06/40 điểm. Kết quả này cho thấy, chất lượng môi trường của địa phương cần được quan tâm cải thiện hơn.
Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI (Provincial Green Index) là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh, như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác. Chỉ số này hướng tới thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào quá trình phát triển bền vững của Việt Nam.
Chỉ số Xanh cấp tỉnh cung cấp một công cụ theo dõi, đánh giá hữu ích về chất lượng quản trị môi trường và khuyến khích xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện môi trường tại các tỉnh, thành phố. Các dữ liệu công bố thường niên, có tính hệ thống, có thể so sánh được trước hết hỗ trợ các lãnh đạo chính quyền tỉnh/thành phố tại Việt Nam theo dõi và đánh giá được hiệu quả thực thi các chính sách, quy định đang được triển khai tại địa phương, đồng thời cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể tham khảo trong quá trình ra quyết định đầu tư, kinh doanh của mình tại một địa phương nhất định. Chỉ số này góp phần cổ vũ chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách thu hút đầu tư gắn với phát triển bền vững, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trường, định hướng các nhà đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn.
Năm 2022, lần đầu tiên Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố bảng xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), tỉnh Tuyên Quang đạt 13.06/40 điểm. Bảng xếp hạng cho thấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng quản trị môi trường tới chính quyền các cấp. Trong đó, chỉ số thành phần “Chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường đánh giá mức độ doanh nghiệp có thể tiếp cận và thụ hưởng các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hướng đến các thực hành và kinh doanh xanh do chính quyền địa phương triển khai” đạt 1.97 điểm. Điểm số này cho thấy tỉnh chưa có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hành xanh, cũng như dịch vụ tư vấn, đào tạo để cải thiện hoạt động môi trường chưa hiệu quả.
Chỉ số thành phần “Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu đo lường các nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn an toàn môi trường thông qua ban hành các chính sách, quy định có chất lượng tốt, thực hiện công tác thanh tra kiểm tra môi trường hợp lý và thực thi pháp luật nghiêm túc đối với các trường hợp vi phạm” đạt điểm số cao nhất 4.57 điểm. Điều này phản ánh cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ quyết liệt của chính quyền tỉnh trong xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm và chất lượng thực thi các chính sách môi trường ở mức tốt. Đồng thời cũng phản ánh đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về mức độ tuân thủ quy định về xả thải của doanh nghiệp tại tỉnh đang ở mức chấp hành tốt.
Qua đánh giá của Bộ tiêu chí cho thấy, việc tiến hành sản xuất kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, khoa học và công nghệ vẫn chưa trở thành động lực cốt lõi của phát triển bền vững, vẫn còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới và ứng dụng công nghệ…; tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp tại một số địa phương, tình hình ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp, xử lý vi phạm về môi trường còn nhiều bất cập; biến đổi khí hậu và thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh…”.
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, cải thiện và nâng cao kết quả đánh giá PGI tỉnh Tuyên Quang, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 29/8/2023 của UBND tỉnh về Kế hoạch nâng cao chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Phấn đấu chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) tăng từ 15 bậc trở lên đối với 04 chỉ tiêu thành phần và nằm trong các tỉnh có điểm số khá, đạt trên 14,5 điểm.
Để tiếp tục cải thiện và nâng cao chỉ số PGI Tuyên Quang, UBND tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện đối với 4 chỉ số thành phần như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu; vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh; chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.
Cụ thể, để đảm bảo vai trò lãnh đạo của chính quyền trong thúc đẩy thực hành xanh, giao các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến người dân và doanh nghiệp về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân khuyến khích ưu tiên mua hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp “xanh”. Khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ cao theo hướng sản xuất xanh.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, UBND tỉnh giao Sở Tài Nguyên và Môi Trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức thực hiện tuyên truyền, tập huấn, triển khai đến doanh nghiệp các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; tăng cường đăng bài viết phổ biến các kết quả nghiên cứu, quan trắc chất lượng môi trường định kỳ của tỉnh, hiện trạng môi trường tỉnh; ứng phó biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Thường xuyên giám sát, kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết ngăn chặn những “điểm nóng về môi trường”; quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường theo quy định.
Về thực hiện chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, Sở Công Thương, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về năng lượng sạch/năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; tiếp cận các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, chất thải, rác thải nhựa, tái chế rác thải. Cung cấp dịch vụ tư vấn và đào tạo để cải thiện hoạt động môi trường (như hiệu quả sử dụng năng lượng, quản lý chất thải, sử dụng và sản xuất năng lượng tái tạo). Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận, thụ hưởng các chương trình khuyến khích, hỗ trợ thực hành xanh; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tái trồng rừng, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Về đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu, Sở Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết, thi hành Luật Bảo vệ môi trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khu, cụm công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, gắn với tăng trưởng xanh, bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường trong khu, cụm công nghiệp; Ủy ban nhân dân huyện huyện, thành phố tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết, thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; xử lý nghiêm mọi tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Việc cải thiện, nâng cao PGI Tuyên Quang nhằm thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái đầu tư kinh doanh thân thiện môi trường; thu hút đầu tư, phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững trong thời gian tới. Đồng thời, định hướng nhà đầu tư nâng cao năng lực và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn tại tỉnh Tuyên Quang.
Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI (Provincial Green Index) là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh, như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác. Chỉ số này hướng tới thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào quá trình phát triển bền vững của Việt Nam.
Chỉ số Xanh cấp tỉnh cung cấp một công cụ theo dõi, đánh giá hữu ích về chất lượng quản trị môi trường và khuyến khích xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện môi trường tại các tỉnh, thành phố. Các dữ liệu công bố thường niên, có tính hệ thống, có thể so sánh được trước hết hỗ trợ các lãnh đạo chính quyền tỉnh/thành phố tại Việt Nam theo dõi và đánh giá được hiệu quả thực thi các chính sách, quy định đang được triển khai tại địa phương, đồng thời cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể tham khảo trong quá trình ra quyết định đầu tư, kinh doanh của mình tại một địa phương nhất định. Chỉ số này góp phần cổ vũ chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách thu hút đầu tư gắn với phát triển bền vững, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trường, định hướng các nhà đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn.
Năm 2022, lần đầu tiên Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố bảng xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), tỉnh Tuyên Quang đạt 13.06/40 điểm. Bảng xếp hạng cho thấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng quản trị môi trường tới chính quyền các cấp. Trong đó, chỉ số thành phần “Chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường đánh giá mức độ doanh nghiệp có thể tiếp cận và thụ hưởng các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hướng đến các thực hành và kinh doanh xanh do chính quyền địa phương triển khai” đạt 1.97 điểm. Điểm số này cho thấy tỉnh chưa có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hành xanh, cũng như dịch vụ tư vấn, đào tạo để cải thiện hoạt động môi trường chưa hiệu quả.
Chỉ số thành phần “Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu đo lường các nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn an toàn môi trường thông qua ban hành các chính sách, quy định có chất lượng tốt, thực hiện công tác thanh tra kiểm tra môi trường hợp lý và thực thi pháp luật nghiêm túc đối với các trường hợp vi phạm” đạt điểm số cao nhất 4.57 điểm. Điều này phản ánh cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ quyết liệt của chính quyền tỉnh trong xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm và chất lượng thực thi các chính sách môi trường ở mức tốt. Đồng thời cũng phản ánh đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về mức độ tuân thủ quy định về xả thải của doanh nghiệp tại tỉnh đang ở mức chấp hành tốt.
Qua đánh giá của Bộ tiêu chí cho thấy, việc tiến hành sản xuất kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, khoa học và công nghệ vẫn chưa trở thành động lực cốt lõi của phát triển bền vững, vẫn còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới và ứng dụng công nghệ…; tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp tại một số địa phương, tình hình ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp, xử lý vi phạm về môi trường còn nhiều bất cập; biến đổi khí hậu và thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh…”.
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, cải thiện và nâng cao kết quả đánh giá PGI tỉnh Tuyên Quang, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 29/8/2023 của UBND tỉnh về Kế hoạch nâng cao chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Phấn đấu chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) tăng từ 15 bậc trở lên đối với 04 chỉ tiêu thành phần và nằm trong các tỉnh có điểm số khá, đạt trên 14,5 điểm.
Để tiếp tục cải thiện và nâng cao chỉ số PGI Tuyên Quang, UBND tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện đối với 4 chỉ số thành phần như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu; vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh; chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.
Cụ thể, để đảm bảo vai trò lãnh đạo của chính quyền trong thúc đẩy thực hành xanh, giao các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến người dân và doanh nghiệp về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân khuyến khích ưu tiên mua hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp “xanh”. Khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ cao theo hướng sản xuất xanh.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, UBND tỉnh giao Sở Tài Nguyên và Môi Trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức thực hiện tuyên truyền, tập huấn, triển khai đến doanh nghiệp các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; tăng cường đăng bài viết phổ biến các kết quả nghiên cứu, quan trắc chất lượng môi trường định kỳ của tỉnh, hiện trạng môi trường tỉnh; ứng phó biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Thường xuyên giám sát, kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết ngăn chặn những “điểm nóng về môi trường”; quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường theo quy định.
Về thực hiện chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, Sở Công Thương, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về năng lượng sạch/năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; tiếp cận các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, chất thải, rác thải nhựa, tái chế rác thải. Cung cấp dịch vụ tư vấn và đào tạo để cải thiện hoạt động môi trường (như hiệu quả sử dụng năng lượng, quản lý chất thải, sử dụng và sản xuất năng lượng tái tạo). Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận, thụ hưởng các chương trình khuyến khích, hỗ trợ thực hành xanh; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tái trồng rừng, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Về đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu, Sở Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết, thi hành Luật Bảo vệ môi trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khu, cụm công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, gắn với tăng trưởng xanh, bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường trong khu, cụm công nghiệp; Ủy ban nhân dân huyện huyện, thành phố tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết, thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; xử lý nghiêm mọi tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Việc cải thiện, nâng cao PGI Tuyên Quang nhằm thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái đầu tư kinh doanh thân thiện môi trường; thu hút đầu tư, phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững trong thời gian tới. Đồng thời, định hướng nhà đầu tư nâng cao năng lực và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn tại tỉnh Tuyên Quang.
Thạc sĩ Trần Phương Linh
Khoa Lý luận cơ sở
Khoa Lý luận cơ sở
Tin mới nhất:
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -
- ❧ Xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho đoàn viên thanh niên -