Nghiên cứu - Trao đổi

Phong trào Đồng Khởi - biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Ngày Đăng: 17/1/2024 8:22 Lượt xem: 379

          Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam.Truyền thống đó được hun đúc, hình thành và phát triển bởi tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, chiến thắng mọi thiên tai, địch họa để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh. Trong các phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ khi có Đảng, Đồng Khởi là một trong những phong trào biểu tượng cho ý chí, tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.
          Nhằm chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, ngăn chặn làn sóng cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1954 đến năm 1959, cùng với tăng cường lực lượng quân đội, thiết lập bộ máy thống trị từ trung ương đến cơ sở, Mỹ và chính quyền tay sai ráo riết thi hành chính sách khủng bố, thẳng tay sát hại hàng vạn người kháng chiến cũ và đàn áp dã man đối với đồng bào miền Nam yêu nước. Song, sự tàn bạo của quân thù không thể nào khuất phục được tinh thần yêu nước,  “thế trận lòng dân” và ý chí chiến đấu của quân và dân ta.Trong gian lao, thử thách, đồng bào miền Nam vẫn đoàn kết một lòng, giữ vững niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng.
           Ý Đảng hợp lòng dân, Nghị quyết hội nghị lần thứ 15 BCH TW Đảng Lao động Việt Nam khóa II ( tháng 01 năm 1959) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà đã vạch rõ: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh[1] đồng thời xác định: “cần tăng cường công tác mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi”[2]. Nghị quyết 15 ra đời như một luồng sinh khí thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng trong đồng bào miền Nam. Nhân dân và lực lượng vũ trang đã kết thành một khối đại đoàn kết, thống nhất, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiến hành đồng khởi trên khắp vùng nông thôn miền Nam. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh đồng loạt và mạnh mẽ trở thành cao trào Đồng khởi ở Bến Tre (1/1960).
           Phong trào Đồng Khởi bắt đầu vào ngày 17-01-1960 từ 03 xã: Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp thuộc huyện Mỏ Cày- Bến Tre. Từ ba xã trên, cuộc nổi dậy lan ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre, trở thành cao trào “Đồng Khởi” như nước vỡ bờ nổ ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ. Tính đến cuối năm 1960, cả miền Nam có 2.627 xã, người dân đã giành quyền tự quản ở 1.383 xã. Số dân ở vùng giải phóng khoảng 5,6 triệu người[3].
           Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi năm 1960 ở Bến Tre đã phá vỡ bộ máy kìm kẹp của địch, mở màn cho cao trào mới của cách mạng miền Nam, góp phần tạo ra một bước ngoặt chiến lược, đưa cách mạng miền Nam từ thoái trào, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển hẳn sang thế tiến công chiến lược, làm rung chuyển và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Mỹ - Ngụy.
           Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc của dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam. Đây chính là biểu hiện sinh động của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 15, nhân dân miền Nam đã nhất tề nổi dậy, bằng nhiều phương pháp khởi nghĩa cực kỳ phong phú, sáng tạo, làm tan rã hàng loạt bộ máy kìm kẹp của địch ở xã, ấp, thôn, bản. Phong trào Đồng Khởi đã tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ miền Nam được khôi phục, lực lượng vũ trang ba thứ quân và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp được thành lập; các căn cứ địa cách mạng được phục hồi, mở rộng. Đồng thời, “giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Ai-xen-hao, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ[4].
            Thắng lợi Đồng Khởi Bến Tre thể hiện rõ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khẳng định chân lý: kẻ thù có sức mạnh đến đâu cũng không thể thắng nổi sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
           Có thể khẳng định, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong phong trào Đồng Khởi 60 năm về trước, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng của đất nước, nhằm phát huy tối đa sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.


 
Thạc sĩ Trần Thị Mai Thu
 Khoa Nhà nước và pháp luật
 
 
Tài liệu tham khảo
1. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
2.  ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 34, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 214.
3.  Phong trào Đồng Khởi trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb CAND, H. 2017.

[1] Báo Điện tử ĐCSVN, Hệ thống tư liệu- văn kiện Đảng
[2] Báo Điện tử ĐCSVN, Hệ thống tư liệu- văn kiện Đảng
[3] Phong trào Đồng Khởi trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb CAND, H. 2017.
[4] ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 34, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 214.

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo điều chỉnh thời gian Đại hội chi bộ khoa, phòng trực thuộc Đảng bộ Trường Chính trị nhiệm kỳ 2025 - 2027

Thông báo thời gian tổ chức Đại hội chi bộ khoa, phòng trực thuộc Đảng bộ Trường Chinh trị nhiệm kỳ 2025 - 2027

Thông báo phân công viết bài đăng Thông tin lý luận và thực tiễn; Trang Thông tin điện tử năm 2025

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8933526

Đang Online : 31