Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu ›› Thư viện trường

Giới thiệu bộ sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Ngày Đăng: 30/8/2017 14:55 Lượt xem: 789



Tác giả: Viện Hồ Chí Minh; GS Xuân Kỳ (chủ biên) 
NXB: Chính trị Quốc gia - sự thật, 2016
Mã số tra cứu: 5507 - 5511    

Tóm tắt nội dung:

          Bộ sách Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử gồm 10 tập (tái bản lần thứ ba có chỉnh sửa bổ sung). Bộ sách là một công trình lịch sử được trình bày dưới hình thức biên niên, với đầy đủ các yếu tố niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh. Được ghi chép lại theo trình tự thời gian diễn ra các sự việc, lời nói, bài viết, sinh hoạt, giao tiếp của Người đối với thời đại, đất nước, dân tộc, giai cấp. Mỗi tập sách được kết cấu theo đơn vị thời gian, người đọc được tiếp xúc với một khối lượng tư liệu phong phú, nhiều sự kiện cụ thể, thể hiện bằng văn phong lịch sử, nhưng lại sinh động, đáp ứng được yêu cầu của người đọc.
Thư viện xin giới thiệu cùng bạn đọc 5 tập cuối (6, 7, 8, 9, 10) của bộ sách Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử.
          Tập 6: Ghi lại các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 1-1-1955 đến ngày 31-12-1957. Người tham dự các cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước ta đi thăm Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô (tháng 6-7-1955)…; tham dự hai Hội nghị quốc tế của các Đảng cộng sản và công nhân tại Mátxcơva (tháng 11-1957); thăm một số địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan, trường học, các đơn vị bộ đội; gặp gỡ với đại biểu các ngành, cá nhân ở nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.
           Trong thời kỳ này cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn đang bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ vạch ra đường lối, chính sách lãnh đạo nhân dân ta giải quyết những nhiệm vụ lịch sử của hai miền đất nước. Trước mắt là khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Củng cố miền Bắc vững mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam. Yêu cầu Mỹ - Diệm phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà.
         Các sự kiện trong tập phản ánh hoạt động của Người về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; về củng cố xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận; về tăng cường quốc phòng, đưa quân đội tiến dần từng bước lên chính quy hiện đại, nhằm xây dựng miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Nổi bật lên là những tình cảm sâu nặng của người với đồng bào miền Nam ruột thịt.
           Tập 7: Giới thiệu những hoạt động của Chủ tich Hồ Chí Minh từ (1958 - 1960): xây dựng và củng cố nhà nước của dân, do dân, vì dân, động viên nhân dân tham gia bầu cử Quốc hội khóa II. Soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực nhằm khẳng định trên thực tế tính ưu việt của chế độ mới đang xây dựng ở miền Bắc.
           Xây dựng chính sách và tiến hành chỉ đạo công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa - xã hội ở miền Bắc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; xác định đường lối chung cho cách mạng với hai nhiện vụ chiến lược là: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Những vấn đề này được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đề ra từ các Hội nghị lần thứ 14 (tháng 11-1958), lần thứ 15 (tháng 1-1959), lần thứ 16 (tháng 4-1959), lần thứ 17 (tháng 10-1959) của Ban Chấp hành Trung ương và được đúc kết trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960), đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà.
          Xây dựng Đảng Lao động Việt Nam vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng nước ta do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đề ra. Người đặc biệt quan tâm về công tác xây dựng Đảng, về tư cách người đảng viên, người cán bộ cách mạng được thể hiện sâu sắc trong các bài viết: Ba mươi năm hoạt động của Đảng, Đạo đức cách mạng cùng hàng loạt bài báo và huấn thị khác.
          Trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh có các hoạt động quốc tế đa dạng như: đi thăm hữu nghị các nước, đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam… nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng quan hệ đối ngoại của nhà nước ta với các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và hữu nghị giữa các dân tộc.
           Tập 8: Những hoạt động vô cùng phong phú của Người từ (1961 - 1963) trong thời gian này Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Trong những năm đầu thực thi hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam được vạch ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai. Người đã thực hiện nhiều hoạt động chỉ đạo xây dựng kế hoạch Nhà nước, nêu ra những biện pháp cụ thể trong từng thời kỳ. Cụ thể hoá các Nghị quyết của Đại hội như Hội nghị Trung ương lần thứ ba “Bàn về kế hoạch Nhà nước năm 1961”; Hội nghị Trung ương lần thứ tư “Về tăng cường lãnh đạo của Trung ương” (tháng 6-1961); Hội nghị Trung ương lần thứ năm “Về phát triển nông nghiệp trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (tháng 7-1961); Hội nghị Trung ương lần thứ bảy “Về phát triển công nghiệp” (tháng 4-1962); Hội nghị Trung ương lần thứ tám “Về phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất” (tháng 4-1963).
          Tập sách ghi lại những hoạt động chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng miền Nam. Cụ thể là hoạch định chiến lược đấu tranh của cách mạng miền Nam. Ngoài ra, những hoạt động đối ngoại cũng được phản ánh một cách đầy đủ, Người bày tỏ quan điểm, đường lối của Đảng ta nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của thế giới cho cuộc đấu tranh vì độc lập thống nhất đất nước. Bày tỏ tình đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh vì hòa bình và sự tiến bộ của toàn nhân loại.
          Tập 9: Ghi lại những hoạt động không mệt mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 1-1-1964 đến ngày 31-12-1966. Đó là những năm tháng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tập trung xây dựng hậu phương lớn miền Bắc và tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở hai miền đất nước.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ đã có những hoạt động chỉ đạo, sâu sát, kịp thời, đúng đắn. Đề ra chủ trương, đường lối xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhằm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Người chỉ rõ vai trò quan trọng của hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam,  phải xây dựng miền Bắc vững mạnh về mọi mặt làm cơ sở cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Người phát động phong trào thì đua “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”.
          Lời kêu gọi thiêng liêng Không có gì quý hơn độc lâp, tư do của Người vang dậy núi sông, lay động lòng yêu nước và thúc dục lớp lớp người Việt Nam chiến đấu hi sinh vì độc lập, tư do của Tổ quốc.
          Qua những sự kiện, có thể thấy hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng phong phú và toàn diện. Trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động và hào hùng của dân tộc ta. Người hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng; quan tâm chăm lo cho đời sống nhân dân lao động, trí thức, thanh niên, phụ nữ, nhi đồng; dành nhiều ưu tiên cho chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta,… Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc sống đời thường cũng rất gần gũi, thân thiết như khi Người viết những vần thơ dạt dào cảm xúc, bắt nhịp một bài ca trong đêm liên hoan, hay nỗi lòng thương nhớ khi xa Tổ quốc. Đặc biệt là từ ngày 10-5-1965, Người bắt đầu viết Tài liệu tuyệt đối bí mật (Di chúc) căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta những điều thiêng liêng và tâm huyết nhất. Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh hòa quyện làm một, ngay cả trong năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
           Với 1.400 sự kiện cuốn sách giúp cho bạn đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tài trí, đức độ và tình cảm bao la của Người đối với nhân dân và dân tộc Việt Nam.
          Tập 10: Ghi lại 3 năm cuối cùng từ ngày 1-1-1967 đến 2-9-1969 trong cuộc đời của một vĩ nhân, đã dành chọn vẹn 79 mùa xuân vì độc lập, thống nhất Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân và hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.
          Trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Người đã chỉ đạo sát sao cuộc chiến đấu của nhân ta ở hai miền đất nước. Từng bước đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ - ngụy ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tư do”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta vạch ra và thực hiện một chiến lược toàn diện nhằm đạt mục tiêu:
“Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
          Cùng với sự chỉ đạo trên các mặt trận quân sự và chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã chỉ đạo việc mở ra một mặt trận đấu tranh mới: Mặt trận đấu tranh ngoại giao, được đánh dấu bằng Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 13. Chủ trương đó đã đưa lại cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta sức mạnh tổng hợp… Bằng nhiều hoạt động quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đồng thời cũng mở ra con đường danh dự cho Mỹ rút khỏi Việt Nam bằng giải pháp hòa bình.Với tinh thần hướng tới tương lai, Người tuyên bố: Việt Nam sằn sàng hoan nghênh nhân dân Mỹ khi họ đến một lần nữa, nhưng không phải với những người lính mang vũ khí mà là để giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại đất nước.
          Trong sự nghiệp xây dựng và củng cố hậu phương xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Người rất quan tâm đến việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp để đảm bảo đời sống nhân dân, việc thực hành dân chủ ở nông thôn, chống lại tệ quan liêu, tham nhũng. Người đặc biệt chú ý vấn đề chăm sóc thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục và trực tiếp chỉ đạo xuất bản những cuốn sách Người tốt, việc tốt nhằm bồi dưỡng con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
          Trong những năm cuối đời Người vẫn không ngừng chăm lo xây dựng Đảng ngày một vững mạnh, xứng đáng là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, lực lượng lãnh đạo của toàn dân tộc. Trong bài viết nhan đề Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Người căn dặn “Mỗi cán bộ Đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Người cũng khẳng định những giá trị cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và coi đó là vũ khí tư tưởng, lý luận không thể thay thế được của nhũng người cộng sản trên con đường thực hiện lý tưởng của mình.
          Những tình cảm tha thiết của Người với đồng bào miền Nam “đi trước, về sau”, Người cho mình chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng đối với đồng bào miền Nam. Vì vậy, Người đã khất lại việc nhận Huân chương Lênin cao quý mà Đảng và Nhà nước Liên Xô trao tặng. Dù tuổi cao sức yếu, Người vẫn đề nghị Bộ Chính trị để Người vào miền Nam thăm đồng bào, chiến sĩ, động viên cuộc chiến đấu cho mau đến ngày thắng lợi, thống nhất non sông, Nam - Bắc một nhà.
          Cuối tập khép lại bằng sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Di chúc lịch sử để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta và bạn bè quốc tế trước khi Người đi gặp Các Mác, Lênin và các bậc cách mạng tiền bối khác.
          Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, là một công trình lịch sử phản ánh đầy đủ công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với phong trào giải phóng dân tộc. Người là tấm gương cao đẹp về cuộc đời, sự nghiệp, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản, niềm tin vô hạn về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng do Bác Hồ sáng lập, mãi mãi đi theo con đường của Người lựa chọn: “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
 
Cử nhân Hoàng Thị Dậu
Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8679877

Đang Online : 93