Nghiên cứu - Trao đổi
79 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội - Ý nghĩa lịch sử và những giá trị sâu sắc
Ngày Đăng: 6/1/2025 9:20 Lượt xem: 16
Lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng có rất nhiều sự kiện mang đậm dấu ấn lịch sử, trong đó cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam ngày 06/01/1946 là một trong những sự kiện như thế. Mặc dù diễn ra trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” của đất nước sau Cánh mạng Tháng Tám nhưng thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc Hội Việt Nam đã để lại nhiều ý nghĩa và giá trị sâu sắc.
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945. Ngày 03/9/1945, Chính phủ lâm thời tổ chức phiên họp đầu tiên. Tại phiên họp, Bác đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”[1].
Nguyên tắc tự do bầu cử trong cuộc Tổng tuyển cử còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích trên báo Cứu Quốc ngày 30/12/1945: "... hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó"[2].
Để chuẩn bị tốt cho cuộc Tổng tuyển cử Chính phủ Lâm thời ban hành Sắc lệnh số 51-SL ngày 17-10-1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 72 ngày 02/12/1945 bổ khuyết một số đại biểu các tỉnh và thành phố theo Sắc lệnh ngày 17/10/1945 về cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 76 ngày 18/12/1945 hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 06/01/1946.
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945. Ngày 03/9/1945, Chính phủ lâm thời tổ chức phiên họp đầu tiên. Tại phiên họp, Bác đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”[1].
Nguyên tắc tự do bầu cử trong cuộc Tổng tuyển cử còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích trên báo Cứu Quốc ngày 30/12/1945: "... hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó"[2].
Để chuẩn bị tốt cho cuộc Tổng tuyển cử Chính phủ Lâm thời ban hành Sắc lệnh số 51-SL ngày 17-10-1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 72 ngày 02/12/1945 bổ khuyết một số đại biểu các tỉnh và thành phố theo Sắc lệnh ngày 17/10/1945 về cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 76 ngày 18/12/1945 hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 06/01/1946.
Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
về việc ấn định ngày bầu cử và thể lệ bầu cử Quốc hội
(Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
về việc ấn định ngày bầu cử và thể lệ bầu cử Quốc hội
(Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Ngày 05/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: "... Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...”[3]. Với những quy định này cho thấy, Tổng tuyển cử tuy là lần đầu tiên ở nước ta nhưng đã thể hiện một cách đầy đủ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc bầu cử dân chủ và tiến bộ là nguyên tắc phổ thông (tự do bầu cử, ứng cử của công dân), bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín mà không phải bất kỳ một nước dân chủ nào ngay từ ngày đầu thành lập có thể làm được.
Cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra trên cả nước, với khoảng 90% tổng số cử tri đi bỏ phiếu. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu là phụ nữ; 34 đại biểu là người dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với 98,4% số phiếu bầu[4]. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã ra đời. Tổng tuyển cử được tiến hành sâu rộng trong cả nước, trở thành một cuộc vận động, giáo dục quần chúng nhân dân rộng lớn. Qua Tổng tuyển tuyển cử giúp người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của tổng tuyển cử, các quy định về tổng tuyển cử, động viên nhân dân đi bầu cử.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 06/01/1946 là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam và để lại nhiều ý nghĩa và giá trị sâu sắc. Đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cuộc bầu cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến, kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế. Tổng tuyển cử thành công cũng cho thấy đường lối, chủ trương của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, nhạy bén, kịp thời, mang tính chính trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. Đó cũng là kết quả của sự hy sinh, đoàn kết anh dũng chiến đấu của toàn thể nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Là sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới, sự khởi đầu và phát triển của Quốc hội, một thiết chế dân chủ, trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Qua 79 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đến nay vẫn còn nguyên giá trị được Đảng và Nhà nước ta vận dụng vào công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp như việc xác định 4 nguyên tắc bầu cử được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đó là: Nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc trực tiếp và nguyên tắc bỏ phiếu kín; việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia; lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật...
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam là dịp để chúng ta cùng nhìn lại, ghi nhận những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm mà Quốc hội nước ta đã đạt được góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về Quốc hội và hoạt động của Quốc hội. Tiếp tục phát huy truyền thống của Quốc hội, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra trên cả nước, với khoảng 90% tổng số cử tri đi bỏ phiếu. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu là phụ nữ; 34 đại biểu là người dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với 98,4% số phiếu bầu[4]. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã ra đời. Tổng tuyển cử được tiến hành sâu rộng trong cả nước, trở thành một cuộc vận động, giáo dục quần chúng nhân dân rộng lớn. Qua Tổng tuyển tuyển cử giúp người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của tổng tuyển cử, các quy định về tổng tuyển cử, động viên nhân dân đi bầu cử.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 06/01/1946 là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam và để lại nhiều ý nghĩa và giá trị sâu sắc. Đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cuộc bầu cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến, kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế. Tổng tuyển cử thành công cũng cho thấy đường lối, chủ trương của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, nhạy bén, kịp thời, mang tính chính trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. Đó cũng là kết quả của sự hy sinh, đoàn kết anh dũng chiến đấu của toàn thể nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Là sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới, sự khởi đầu và phát triển của Quốc hội, một thiết chế dân chủ, trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Qua 79 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đến nay vẫn còn nguyên giá trị được Đảng và Nhà nước ta vận dụng vào công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp như việc xác định 4 nguyên tắc bầu cử được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đó là: Nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc trực tiếp và nguyên tắc bỏ phiếu kín; việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia; lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật...
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam là dịp để chúng ta cùng nhìn lại, ghi nhận những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm mà Quốc hội nước ta đã đạt được góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về Quốc hội và hoạt động của Quốc hội. Tiếp tục phát huy truyền thống của Quốc hội, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thạc sĩ Trần Thị Mai Thu
Khoa Nhà nước và pháp luật
Khoa Nhà nước và pháp luật
Các tin liên quan:
- ❧ Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân -
- ❧ Chống lãng phí -
- ❧ Giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Giáp -
- ❧ Chuyển đổi số phải thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới -
- ❧ Xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho đoàn viên thanh niên -