TUYÊN TRUYỀN ›› Nông thôn mới
Những người nông dân góp phần xây dựng và bảo vệ thương hiệu Vịt Bầu Minh Hương
Ngày Đăng: 19/10/2017 22:14 Lượt xem: 959
Minh Hương là xã đặc biệt khó khăn của huyện Hàm Yên, toàn xã có 7 dân tộc anh em sinh sống. Minh Hương có dòng suối bắt nguồn từ khu rừng đặc dụng Cham Chu cùng hệ thống các con suối nhỏ chảy qua. Với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu trong lành, từ lâu giống vịt bầu Minh Hương nổi tiếng, thơm ngon, được người tiêu dùng trong và ngoài địa phương ưa chuộng.
Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong những năm qua Đảng ủy, chính quyền xã Minh Hương đã chú trọng phát triển chăn nuôi giống vịt bầu Minh Hương nhờ đó đàn vịt tăng nhanh về số lượng, nhiều hộ gia đình nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi vịt bầu với quy mô 100- 500 con đem lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi; chăn nuôi vịt đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, thị trường tiêu thụ trứng, thịt vịt bầu Minh Hương dần ổn định và có tiềm năng lớn.
Năm 2015, xã Minh Hương đã xuất bán ra thị trường hơn 40 nghìn con vịt thương phẩm. Đến năm 2016, toàn xã xuất bán khoảng gần 30 nghìn con vịt thương phẩm và đến tháng 7 năm 2017, tổng đàn vịt là 32 nghìn con. Nhờ quá trình phát triển đàn vịt bầu qua các năm khá ổn định và chất lượng thịt vịt thơm ngon nên xã đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu vịt bầu Minh Hương vào tháng 8 năm 2016. Từ đó, mở ra một cơ hội mới cho người chăn nuôi vịt bầu ở xã Minh Hương, huyện Hàm Yên. Nhờ chăn nuôi vịt bâu đặc sản, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Minh Hương đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi của chị Hoàng Thị Ngọc - hội viên hội nông dân xã Minh Hương được biết đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó mà gia đình chị đã ổn định cuộc sống và thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Từ mô hình nuôi vịt bầu của gia đình chị Hoàng Thị Ngọc đã mang lại thu nhập ổn định cho 5 lao động của gia đình với mức thu nhập trên 3 triệu đồng một tháng.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi giống Vit đặc sản này chị tâm sự: năm 2009 được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện về nguồn vốn và kỹ thuật chị mạnh dạn đầu tư trên 20 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua con giống để xây dựng mô hình nuôi vịt bầu đặc sản. Sau khi xây dựng xong chuồng trại, chị dùng số tiền còn lại là 1 triệu đồng để đầu tư mua 100 con vịt bầu giống. Do được chăm sóc chu đáo, thực hiện đúng quy trình chăn nuôi và vệ sinh thú y nên chỉ sau vài tháng, đàn vịt bầu của gia đình chị Ngọc đã xuất chuồng. Trừ chi phí, gia đình chị có lãi hơn 7 triệu đồng.
Với nguồn tiền vốn và lãi từ chăn nuôi vịt bước đầu, chị mở rộng quy mô chăn nuôi, lựa chọn những con vịt đạt tiêu chuẩn chất lượng nuôi cho vịt đẻ trứng để gây giống. Chị Ngọc còn mạnh dạn đầu tư vốn trên 8 triệu đồng để mua thêm hai lò ấp trứng vịt để cung cấp con giống cho bà con nông dân trong thôn, trong xã. Hàng tháng, gia đình chị Ngọc xuất từ 1.500 – 2.000 con vịt bầu giống. Nhờ mô hình nuôi vịt bầu thương phẩm và ấp con giống phục vụ bà con nhân dân mà gia đình chị Ngọc thu nhập 100 triệu đồng/năm. Theo chị Ngọc, bí quyết thành công trong phát triển chăn nuôi vịt của gia đình chị là phải thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh đúng định kỳ, cho ăn đúng khẩu phần, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt là trong thời điểm vịt sắp được xuất chuồng, phải thường xuyên cho vịt tắm suối, tạo không gian thoáng mát để vịt lớn nhanh.
Tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi như chị Ngọc để tận dụng tiềm năng thế mạnh của địa phương trong xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa đặc sản Vịt bầu Minh Hương, gia đình nông dân Triệu Văn Hòa, thôn 13 Minh Quang, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi vịt bầu đặc sản. Mỗi lứa gia đình anh nuôi từ 500 đến 600 con vịt, tận dụng lợi thế gần nguồn nước suối thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như chăn thả đàn vịt, nên tổng đàn vịt của gia đình anh tăng qua từng năm. Là một trong những hộ nông dân, nên việc tận dụng tối đa nguồn thức ăn cho vịt mà không mất tiền mua thức ăn bên ngoài. Là một trong những yếu tố, không chỉ giúp chất lượng vịt thơm ngon, mà còn tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giúp người mua yên tâm về chất lượng sản phẩm. Gia đình anh là một trong những địa chỉ tin cậy được nhiều người tìm đến khi có nhu cầu mua vịt bầu đặc sản. Với giá bán dao động từ 100 đến 120 nghìn đồng/1kg, sau khi trừ các chi phí, gia đình anh thu về từ 90 đến 100 triệu đồng mỗi năm từ nuôi vịt bầu.
Từ việc lựa chọn hướng đi đúng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là những người nông dân cần cù một nắng hai sương như chị Ngọc, anh Hòa trong việc chăm sóc và phát triển nguồn gen quý - vịt bầu Minh Hương, chúng ta tin tưởng rằng thương hiệu Vịt Bầu Minh Hương tiếp tục được xây dựng và bảo vệ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương ./.
Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong những năm qua Đảng ủy, chính quyền xã Minh Hương đã chú trọng phát triển chăn nuôi giống vịt bầu Minh Hương nhờ đó đàn vịt tăng nhanh về số lượng, nhiều hộ gia đình nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi vịt bầu với quy mô 100- 500 con đem lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi; chăn nuôi vịt đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, thị trường tiêu thụ trứng, thịt vịt bầu Minh Hương dần ổn định và có tiềm năng lớn.
Năm 2015, xã Minh Hương đã xuất bán ra thị trường hơn 40 nghìn con vịt thương phẩm. Đến năm 2016, toàn xã xuất bán khoảng gần 30 nghìn con vịt thương phẩm và đến tháng 7 năm 2017, tổng đàn vịt là 32 nghìn con. Nhờ quá trình phát triển đàn vịt bầu qua các năm khá ổn định và chất lượng thịt vịt thơm ngon nên xã đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu vịt bầu Minh Hương vào tháng 8 năm 2016. Từ đó, mở ra một cơ hội mới cho người chăn nuôi vịt bầu ở xã Minh Hương, huyện Hàm Yên. Nhờ chăn nuôi vịt bâu đặc sản, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Minh Hương đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi của chị Hoàng Thị Ngọc - hội viên hội nông dân xã Minh Hương được biết đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó mà gia đình chị đã ổn định cuộc sống và thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Từ mô hình nuôi vịt bầu của gia đình chị Hoàng Thị Ngọc đã mang lại thu nhập ổn định cho 5 lao động của gia đình với mức thu nhập trên 3 triệu đồng một tháng.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi giống Vit đặc sản này chị tâm sự: năm 2009 được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện về nguồn vốn và kỹ thuật chị mạnh dạn đầu tư trên 20 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua con giống để xây dựng mô hình nuôi vịt bầu đặc sản. Sau khi xây dựng xong chuồng trại, chị dùng số tiền còn lại là 1 triệu đồng để đầu tư mua 100 con vịt bầu giống. Do được chăm sóc chu đáo, thực hiện đúng quy trình chăn nuôi và vệ sinh thú y nên chỉ sau vài tháng, đàn vịt bầu của gia đình chị Ngọc đã xuất chuồng. Trừ chi phí, gia đình chị có lãi hơn 7 triệu đồng.
Với nguồn tiền vốn và lãi từ chăn nuôi vịt bước đầu, chị mở rộng quy mô chăn nuôi, lựa chọn những con vịt đạt tiêu chuẩn chất lượng nuôi cho vịt đẻ trứng để gây giống. Chị Ngọc còn mạnh dạn đầu tư vốn trên 8 triệu đồng để mua thêm hai lò ấp trứng vịt để cung cấp con giống cho bà con nông dân trong thôn, trong xã. Hàng tháng, gia đình chị Ngọc xuất từ 1.500 – 2.000 con vịt bầu giống. Nhờ mô hình nuôi vịt bầu thương phẩm và ấp con giống phục vụ bà con nhân dân mà gia đình chị Ngọc thu nhập 100 triệu đồng/năm. Theo chị Ngọc, bí quyết thành công trong phát triển chăn nuôi vịt của gia đình chị là phải thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh đúng định kỳ, cho ăn đúng khẩu phần, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt là trong thời điểm vịt sắp được xuất chuồng, phải thường xuyên cho vịt tắm suối, tạo không gian thoáng mát để vịt lớn nhanh.
Tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi như chị Ngọc để tận dụng tiềm năng thế mạnh của địa phương trong xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa đặc sản Vịt bầu Minh Hương, gia đình nông dân Triệu Văn Hòa, thôn 13 Minh Quang, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi vịt bầu đặc sản. Mỗi lứa gia đình anh nuôi từ 500 đến 600 con vịt, tận dụng lợi thế gần nguồn nước suối thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như chăn thả đàn vịt, nên tổng đàn vịt của gia đình anh tăng qua từng năm. Là một trong những hộ nông dân, nên việc tận dụng tối đa nguồn thức ăn cho vịt mà không mất tiền mua thức ăn bên ngoài. Là một trong những yếu tố, không chỉ giúp chất lượng vịt thơm ngon, mà còn tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giúp người mua yên tâm về chất lượng sản phẩm. Gia đình anh là một trong những địa chỉ tin cậy được nhiều người tìm đến khi có nhu cầu mua vịt bầu đặc sản. Với giá bán dao động từ 100 đến 120 nghìn đồng/1kg, sau khi trừ các chi phí, gia đình anh thu về từ 90 đến 100 triệu đồng mỗi năm từ nuôi vịt bầu.
Từ việc lựa chọn hướng đi đúng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là những người nông dân cần cù một nắng hai sương như chị Ngọc, anh Hòa trong việc chăm sóc và phát triển nguồn gen quý - vịt bầu Minh Hương, chúng ta tin tưởng rằng thương hiệu Vịt Bầu Minh Hương tiếp tục được xây dựng và bảo vệ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương ./.
Thạc sĩ Phạm Thị Huệ
Trưởng khoa Dân vận
Trưởng khoa Dân vận
Các tin liên quan:
- ❧ Tuổi trẻ Chiêm Hóa tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới -
- ❧ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang -
- ❧ 10 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ VINH QUANG -
- ❧ Hiệu quả bước đầu trong trồng rau trái vụ ở Khâu Tinh -
- ❧ Đảng bộ xã Thái Bình phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019 -