Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu ›› Thư viện trường
Giới thiệu sách mới
Ngày Đăng: 8/12/2017 9:56 Lượt xem: 843
BẢO VẬT QUỐC GIA: TẬP SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 1945 - 1946
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5558
Tóm tắt nội dung:
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 về việc công nhận “Bảo vật quốc gia: Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1945-1946”, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ xuất bản.
Sau thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945 với bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào và toàn thế giới.
Ra đời trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, Chính phủ Lâm thời đã thể hiện được vai trò của mình, là cơ quan nhà nước, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của đất nước. Bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Lâm thời còn non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã bắt tay ngay vào quá trình quản lý đất nước trước sự đe dọa của thù trong, giặc ngoài và đối mặt với muôn vàn khó khăn chồng chất. Ban hành các sắc lệnh điều chỉnh rất nhiều mối quan hệ khác nhau, chính từ việc ban hành kịp thời và bảo đảm thực thi nghiêm minh các sắc lệnh này, đã phát huy hiệu quả ở mức cao nhất trong giai đoạn từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 28/2/1946 (trước ngày tiến hành bầu cử Quốc hội đầu tiên của đất nước), góp phần giữ vững và phát huy được những thành quả cách mạng, tạo tiền đề quyết định cho những bước phát triển tiếp theo của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mỗi sắc lệnh ban hành là cơ sở cũng căn cứ, hành lang pháp lý quan trọng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện. Sắc lệnh cũng ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn phù hợp với điều kiện đất nước lúc bây giờ và mang những giá trị ý nghĩa đặc biệt, minh chứng cho sự quyết tâm, chỉ đạo với những quyết sách đúng đắn. Đặc biệt là sự ra đời của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội Việt Nam năm 1946 và bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như việc giải quyết các vấn đề đối nội, đối ngoại.
Nội dung cuốn sách xếp theo trình tự thời gian của các sắc lệnh: Cách mạng tháng Tám thành công - Bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam; Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước; Khắc phục khó khăn kinh tế, tài chính; Xây dựng, phát triển văn hóa, giáo dục, củng cố quốc phòng, an ninh - xã hội, ngoại giao.
Với 117 sắc lệnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ Lâm thời ký và có nhiều bút tích của thành viên Hội đồng Chính phủ; một số Biên bản họp Hội đồng Chính phủ; tài liệu hình ảnh về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cuối năm 1945-đầu năm 1946. Đặc biệt, các sắc lệnh này là những bản gốc duy nhất có một số sử dụng giấy dó. Cuốn sách là món quà giá trị góp phần bồi dưỡng, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của Nhân dân ta tiếp nối truyền thống cha anh, phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh.
Mã số tra cứu: 5558
Tóm tắt nội dung:
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 về việc công nhận “Bảo vật quốc gia: Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1945-1946”, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ xuất bản.
Sau thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945 với bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào và toàn thế giới.
Ra đời trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, Chính phủ Lâm thời đã thể hiện được vai trò của mình, là cơ quan nhà nước, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của đất nước. Bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Lâm thời còn non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã bắt tay ngay vào quá trình quản lý đất nước trước sự đe dọa của thù trong, giặc ngoài và đối mặt với muôn vàn khó khăn chồng chất. Ban hành các sắc lệnh điều chỉnh rất nhiều mối quan hệ khác nhau, chính từ việc ban hành kịp thời và bảo đảm thực thi nghiêm minh các sắc lệnh này, đã phát huy hiệu quả ở mức cao nhất trong giai đoạn từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 28/2/1946 (trước ngày tiến hành bầu cử Quốc hội đầu tiên của đất nước), góp phần giữ vững và phát huy được những thành quả cách mạng, tạo tiền đề quyết định cho những bước phát triển tiếp theo của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mỗi sắc lệnh ban hành là cơ sở cũng căn cứ, hành lang pháp lý quan trọng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện. Sắc lệnh cũng ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn phù hợp với điều kiện đất nước lúc bây giờ và mang những giá trị ý nghĩa đặc biệt, minh chứng cho sự quyết tâm, chỉ đạo với những quyết sách đúng đắn. Đặc biệt là sự ra đời của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội Việt Nam năm 1946 và bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như việc giải quyết các vấn đề đối nội, đối ngoại.
Nội dung cuốn sách xếp theo trình tự thời gian của các sắc lệnh: Cách mạng tháng Tám thành công - Bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam; Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước; Khắc phục khó khăn kinh tế, tài chính; Xây dựng, phát triển văn hóa, giáo dục, củng cố quốc phòng, an ninh - xã hội, ngoại giao.
Với 117 sắc lệnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ Lâm thời ký và có nhiều bút tích của thành viên Hội đồng Chính phủ; một số Biên bản họp Hội đồng Chính phủ; tài liệu hình ảnh về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cuối năm 1945-đầu năm 1946. Đặc biệt, các sắc lệnh này là những bản gốc duy nhất có một số sử dụng giấy dó. Cuốn sách là món quà giá trị góp phần bồi dưỡng, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của Nhân dân ta tiếp nối truyền thống cha anh, phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh.
SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia)
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5561
Tóm tắt nội dung:
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách: Sửa đổi lối làm việc - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia). Cuốn sách là kết quả của hội thảo khoa học cấp quôc gia do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Người đã có nhiều bài viết, bài nói có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong đó “Sửa đổi lối làm việc” có tầm vóc như một văn kiện quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn gian khổ, chịu đựng nhiều cam go, thử thách, Đảng ta phải rút vào hoạt động bí mật, đối phó với hàng loạt khó khăn thử thách, với bút danh X.Y.Z. Người đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10-1947) với ý nghĩa đấu tranh cách mạng sâu sắc, nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, tự lực cách sinh.
Bằng trái tim, khối óc tinh tường và minh mẫn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có khả năng nhìn thấu suốt những khía cạnh của đời sống, không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Những điều Người chỉ ra và nhấn mạnh phải “sửa đổi” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” còn nguyên vẹn những giá trị sâu sắc, nhất là vấn đề tu dưỡng đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người đề cập một vấn đề rất hệ trọng, rộng lớn, nhưng cũng hết sức cụ thể rõ ràng, đó là việc chỉnh đốn, xây dựng Đảng khi Đảng thực hiện vai trò cầm quyền, lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước. Những chỉ huấn của Người càng có ý nghĩa khi hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đang trở thành luồng sinh khí mới, thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết cách mạng trong hàng triệu cán bộ, đảng viên, đáp lại lòng mong muốn của tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ tiêu cực, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: “Sửa đổi lối làm việc” - những vấn đề lý luận.
Phần 2: Vận dụng những quan điểm “Sửa đổi lối làm việc” vào sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Nội dung cuốn sách gồm 46 bài viết về hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của tác phẩm. Khẳng định những giá trị lý luận, thực tiễn và sức lan tỏa của tác phẩm trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cuốn sách là tài liệu tham khảo quý nhằm góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Người đã có nhiều bài viết, bài nói có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong đó “Sửa đổi lối làm việc” có tầm vóc như một văn kiện quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn gian khổ, chịu đựng nhiều cam go, thử thách, Đảng ta phải rút vào hoạt động bí mật, đối phó với hàng loạt khó khăn thử thách, với bút danh X.Y.Z. Người đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10-1947) với ý nghĩa đấu tranh cách mạng sâu sắc, nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, tự lực cách sinh.
Bằng trái tim, khối óc tinh tường và minh mẫn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có khả năng nhìn thấu suốt những khía cạnh của đời sống, không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Những điều Người chỉ ra và nhấn mạnh phải “sửa đổi” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” còn nguyên vẹn những giá trị sâu sắc, nhất là vấn đề tu dưỡng đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người đề cập một vấn đề rất hệ trọng, rộng lớn, nhưng cũng hết sức cụ thể rõ ràng, đó là việc chỉnh đốn, xây dựng Đảng khi Đảng thực hiện vai trò cầm quyền, lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước. Những chỉ huấn của Người càng có ý nghĩa khi hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đang trở thành luồng sinh khí mới, thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết cách mạng trong hàng triệu cán bộ, đảng viên, đáp lại lòng mong muốn của tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ tiêu cực, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: “Sửa đổi lối làm việc” - những vấn đề lý luận.
Phần 2: Vận dụng những quan điểm “Sửa đổi lối làm việc” vào sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Nội dung cuốn sách gồm 46 bài viết về hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của tác phẩm. Khẳng định những giá trị lý luận, thực tiễn và sức lan tỏa của tác phẩm trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cuốn sách là tài liệu tham khảo quý nhằm góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Cử nhân Hoàng Thị Dậu
Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Các tin liên quan:
- ❧ Giới thiệu sách -
- ❧ Giới thiệu sách -
- ❧ Giới thiệu sách tháng 11 -
- ❧ Giới thiệu sách -
- ❧ Giới thiệu sách -