Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu ›› Thư viện trường
Giới thiệu sách Tháng 4/2018
Ngày Đăng: 12/4/2018 10:16 Lượt xem: 1003
Tuyên Quang với Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947
NXB: Tuyên Quang, 2017
Mã số tra cứu: 5616
Tóm tắt nội dung:
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947, Tỉnh ủy Tuyên Quang và Viện Hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam Chỉ đạo biên tập, xuất bản cuốn sách “Tuyên Quang với Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947”. Cuốn sách là kết quả của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy Tuyên Quang phối hợp với Viện Hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.
Cuốn sách gồm bài phát biểu khai mạc của đồng chí Nguyễn Hồng Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Báo cáo đề dẫn của đồng chí Tạ Đức Tuyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và 52 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, có một số bài dựa trên tài liệu mới với nhiều góc nhìn khác nhau để nhận định, đánh giá về sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra cách đây 70 năm. Phân tích, âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp khi tấn công Việt Bắc; trình bày chủ trương, kế hoạch, kết quả, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 và khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó làm sáng tỏ thêm vị thế của Tuyên Quang là tỉnh giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, đấu tranh cách mạng, Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, phát huy truyền thống quê hương cách mạng qua các giai đoạn lịch sử cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mã số tra cứu: 5616
Tóm tắt nội dung:
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947, Tỉnh ủy Tuyên Quang và Viện Hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam Chỉ đạo biên tập, xuất bản cuốn sách “Tuyên Quang với Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947”. Cuốn sách là kết quả của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy Tuyên Quang phối hợp với Viện Hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.
Cuốn sách gồm bài phát biểu khai mạc của đồng chí Nguyễn Hồng Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Báo cáo đề dẫn của đồng chí Tạ Đức Tuyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và 52 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, có một số bài dựa trên tài liệu mới với nhiều góc nhìn khác nhau để nhận định, đánh giá về sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra cách đây 70 năm. Phân tích, âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp khi tấn công Việt Bắc; trình bày chủ trương, kế hoạch, kết quả, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 và khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó làm sáng tỏ thêm vị thế của Tuyên Quang là tỉnh giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, đấu tranh cách mạng, Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, phát huy truyền thống quê hương cách mạng qua các giai đoạn lịch sử cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế đổi mới thị trường, đầu cơ và vai trò của nhà nước
Tác giả: William.H.Janeway
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5609
Tóm tắt nội dung:
Giúp bạn đọc có thêm tài liệu để nghiên cứu, tham khảo một số vấn đề về sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và tư bản tài chính trong nền kinh tế đổi mới. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế đổi mới thị trường, đầu cơ và vai trò của nhà nước”.
Cuốn sách mô tả lại sự thay đổi trên thị trường chứng khoán, sự bùng nổ của đầu tư mạo hiểm, những mặt tích cực của bong bóng kinh tế khi nó thúc đẩy và tạo vốn cho sự đổi mới, vì thế có thể coi bong bóng kinh tế là một phần không thể thiếu của chu kỳ kinh doanh. Nhà nước đã ban hành các chính sách và hỗ trợ về mặt tài chính cho các nghiên cứu cơ bản, giúp bình ổn nền kinh tế và hạn chế các thiệt hại do những ảnh hưởng tiêu cực của bong bóng kinh tế gây ra.
Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
Phần 1: Tìm hiểu trò chơi.
Phần 2: Nhập cuộc chơi.
Phần 3: Hiểu về trò chơi - vai trò của bong bóng.
Phần 4: Hiểu về trò chơi - vai trò của nhà nước.
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5609
Tóm tắt nội dung:
Giúp bạn đọc có thêm tài liệu để nghiên cứu, tham khảo một số vấn đề về sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và tư bản tài chính trong nền kinh tế đổi mới. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế đổi mới thị trường, đầu cơ và vai trò của nhà nước”.
Cuốn sách mô tả lại sự thay đổi trên thị trường chứng khoán, sự bùng nổ của đầu tư mạo hiểm, những mặt tích cực của bong bóng kinh tế khi nó thúc đẩy và tạo vốn cho sự đổi mới, vì thế có thể coi bong bóng kinh tế là một phần không thể thiếu của chu kỳ kinh doanh. Nhà nước đã ban hành các chính sách và hỗ trợ về mặt tài chính cho các nghiên cứu cơ bản, giúp bình ổn nền kinh tế và hạn chế các thiệt hại do những ảnh hưởng tiêu cực của bong bóng kinh tế gây ra.
Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
Phần 1: Tìm hiểu trò chơi.
Phần 2: Nhập cuộc chơi.
Phần 3: Hiểu về trò chơi - vai trò của bong bóng.
Phần 4: Hiểu về trò chơi - vai trò của nhà nước.
Quản lý hiệu quả tài sản công
Tác giả: Dag Detter và Stefan Folster
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5607
Tóm tắt nội dung:
Bằng những luận cứ vô cùng sắc sảo cùng với ví dụ minh họa cụ thể, giúp người đọc hình dung tài sản công thực sự lớn đến mức nào, quản lý tải sản công tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, làm sao để tài sản công có thể đóng góp nhiều vào kinh tế xã hội. Tác giả lồng ghép kinh nghiệm quý báu trong quản lý tài sản công của hai quốc gia Thụy Điển, Singapore, chỉ ra những ưu điểm, phân tích về những mặt hạn chế và đưa ra một số biện pháp để quản lý tài sản công. Các tác giả cũng cho rằng, việc thành lập các quỹ của cải quốc gia để tạo điều kiện cho tính minh bạch trong quản lý tài sản công là biện pháp hiệu quả nhất đối với nhiều quốc gia.
Nội dung cuốn sách gồm 14 phần:
Phần 1: Của cải công có thể giúp gì cho bạn.
Phần 2: Đừng cắn bàn tay đang cho mình ăn: Cái giá phải trả cho quản lý tồi.
Phần 3: Quản lý yếu kém những doanh nghiệp nhà nước có thể hủy hoại nền kinh tế và chính trị như thế nào?
Phần 4: Quy mô và tiềm năng của tài sản công.
Phần 5: Các chính trị gia là những người bảo vệ người tiêu dùng chứ không phải là những nhà tư sản nửa mùa.
Phần 6: Những nỗ lực ban đầu trong cải cách quản lý của cải công.
Phần 7: Những người Thủy Điển tiên phong: Từ quản lý chủ động đến không can thiệp.
Phần 8: Nền quản trị can thiệp trực tiếp những vẫn độc lập: Một nhà canh tân từ Singapo.
Phần 9: Tiền tệ hóa giá trị thúc đẩy dân chủ và lợi nhuận.
Phần 10: Chuyển sang các quỹ của cải quốc gia.
Phần 11: Chiến lược nhằm tạo ra giá trị.
Phần 12: Bài học cho các quỹ của cải quốc gia tương lai.
Phần 13: Tất cả chúng ta đều muốn làm đường sá, nhưng có đủ tiền không?
Phần 14: Từ tình trạng suy thoái đến vấn đề quản lý tài sản công.
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5607
Tóm tắt nội dung:
Bằng những luận cứ vô cùng sắc sảo cùng với ví dụ minh họa cụ thể, giúp người đọc hình dung tài sản công thực sự lớn đến mức nào, quản lý tải sản công tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, làm sao để tài sản công có thể đóng góp nhiều vào kinh tế xã hội. Tác giả lồng ghép kinh nghiệm quý báu trong quản lý tài sản công của hai quốc gia Thụy Điển, Singapore, chỉ ra những ưu điểm, phân tích về những mặt hạn chế và đưa ra một số biện pháp để quản lý tài sản công. Các tác giả cũng cho rằng, việc thành lập các quỹ của cải quốc gia để tạo điều kiện cho tính minh bạch trong quản lý tài sản công là biện pháp hiệu quả nhất đối với nhiều quốc gia.
Nội dung cuốn sách gồm 14 phần:
Phần 1: Của cải công có thể giúp gì cho bạn.
Phần 2: Đừng cắn bàn tay đang cho mình ăn: Cái giá phải trả cho quản lý tồi.
Phần 3: Quản lý yếu kém những doanh nghiệp nhà nước có thể hủy hoại nền kinh tế và chính trị như thế nào?
Phần 4: Quy mô và tiềm năng của tài sản công.
Phần 5: Các chính trị gia là những người bảo vệ người tiêu dùng chứ không phải là những nhà tư sản nửa mùa.
Phần 6: Những nỗ lực ban đầu trong cải cách quản lý của cải công.
Phần 7: Những người Thủy Điển tiên phong: Từ quản lý chủ động đến không can thiệp.
Phần 8: Nền quản trị can thiệp trực tiếp những vẫn độc lập: Một nhà canh tân từ Singapo.
Phần 9: Tiền tệ hóa giá trị thúc đẩy dân chủ và lợi nhuận.
Phần 10: Chuyển sang các quỹ của cải quốc gia.
Phần 11: Chiến lược nhằm tạo ra giá trị.
Phần 12: Bài học cho các quỹ của cải quốc gia tương lai.
Phần 13: Tất cả chúng ta đều muốn làm đường sá, nhưng có đủ tiền không?
Phần 14: Từ tình trạng suy thoái đến vấn đề quản lý tài sản công.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: GS.TS Nguyễn Quang Thuấn
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5611
Tóm tắt nội dung:
Cuốn sách phân tích kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước kể từ năm 1986 trở lại đây. Đồng thời chỉ ra cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp nhà nước sẽ phải đối mặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Mặt khác việc tổng kết quan điểm của Đảng về vai trò vị trí của doanh nghiệp nhà nước, đối với phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp ta rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích về đổi mới và nâng cao hiểu quả doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Ngoài ra còn cung cấp cơ sở lý luận và bằng chứng khoa học phục vụ chương trình cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025.
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
Phần 1: Kinh nghiệm quốc tế về cải cách doanh nghiệp nhà nước và bài học cho Việt Nam.
Phần 2: Thực trạng cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2015.
Phần 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025.
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5611
Tóm tắt nội dung:
Cuốn sách phân tích kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước kể từ năm 1986 trở lại đây. Đồng thời chỉ ra cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp nhà nước sẽ phải đối mặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Mặt khác việc tổng kết quan điểm của Đảng về vai trò vị trí của doanh nghiệp nhà nước, đối với phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp ta rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích về đổi mới và nâng cao hiểu quả doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Ngoài ra còn cung cấp cơ sở lý luận và bằng chứng khoa học phục vụ chương trình cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025.
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
Phần 1: Kinh nghiệm quốc tế về cải cách doanh nghiệp nhà nước và bài học cho Việt Nam.
Phần 2: Thực trạng cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2015.
Phần 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025.
Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Tác giả: GS.TS Trần Thị Vân Hoa
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5610
Tóm tắt nội dung:
Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về lịch sử ra đời của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0; các xu hướng công nghệ của cách mạng cộng nghiệp 4.0; những cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra cho cuộc cách mạng công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nêu rõ những điểm phù hợp, chưa phù hợp, phân tích thực trạng, nguyên nhân, phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội vượt quá thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phụ lục cuối trang sách là Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ về cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương 2: Các xu hướng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương 3: Kế hoạch hành động của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với cách mạng công nghiệp 4.0 và một số lưu ý đối với Việt Nam.
Chương 4: Thực trạng của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương 5: Một số đề xuất, giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt quá thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Mã số tra cứu: 5610
Tóm tắt nội dung:
Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về lịch sử ra đời của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0; các xu hướng công nghệ của cách mạng cộng nghiệp 4.0; những cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra cho cuộc cách mạng công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nêu rõ những điểm phù hợp, chưa phù hợp, phân tích thực trạng, nguyên nhân, phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội vượt quá thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phụ lục cuối trang sách là Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ về cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương 2: Các xu hướng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương 3: Kế hoạch hành động của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với cách mạng công nghiệp 4.0 và một số lưu ý đối với Việt Nam.
Chương 4: Thực trạng của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương 5: Một số đề xuất, giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt quá thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cử nhân Hoàng Thị Dậu
Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Các tin liên quan:
- ❧ Giới thiệu sách -
- ❧ Giới thiệu sách -
- ❧ Giới thiệu sách tháng 11 -
- ❧ Giới thiệu sách -
- ❧ Giới thiệu sách -