Nội san >> Nội san năm 2015 >> So 3_2015
Ngày Đăng:11/8/2016 1:40:00 PM Lượt xem: 1162
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị.: “đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng trong Đảng, trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp; đổi mới nội dung, phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của chương trình”. [1]
Đại hội XI của Đảng cũng tiếp tục khẳng định quan điểm của Đại hội X: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn... Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong Đảng..." [2]
Thông báo số 181-TB/TW ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư "về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính trị cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện" đã chỉ rõ: "Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính trị cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý và kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó ở địa phương, cơ sở".[3]
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 4 tháng 11 năm 2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học: " Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học."[4]
Như vậy, nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục - đào tạo mà còn là tất yếu và cấp thiết trong hệ thống các trường chính trị. Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang có nhiệm vụ đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đảng viên cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Đổi mới phương pháp chính là nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin mạnh dạn trao đổi về phương pháp nêu vấn đề, là một trong những phương pháp giảng dạy tích cực hiện nay.
Nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giảng viên tạo ra tình huống có vấn đề để học viên tự giác, tích cực hoạt động giải quyết tình huống, thông qua đó học viên lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng và đạt được các mục đích dạy học khác.
Các bước thực hiện phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Thứ nhất: Đặt vấn đề và chuyển người học vào tình huống có vấn đề
Đặt vấn đề là đặt ra cho người học một câu hỏi nhưng không phải mang tính chất thông thường như đàm thoại mà phải là câu hỏi có vấn đề, nghĩa là câu hỏi phải chứa đựng:
+ Một mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới; giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phải khám phá, giữa vốn kiến thức khoa học đã có với vốn kiến thức thực tiễn đa dạng.
Ví dụ: Trong Bài 5 "Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân" thuộc phần 1 "Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" để giúp học viên hiểu sâu sắc nội dung mục 1.2 " Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nội dung điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử này", giảng viên nêu vấn đề "Ngày nay trước sự biến động sâu sắc của thế giới, sự khủng hoảng, thoái trào của chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản công nhân quốc tế thì đồng chí có đánh giá nhận định như thế nào về phạm trù sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân? Từ đó đồng chí có niềm tin như thế nào về vấn đề này?"
+ Một nghịch lý, một sự kiện, một điều gì đó không bình thường so với cách hiểu cũ của người học mà đôi khi mới nghe tưởng chừng như vô lý làm người nghe ngạc nhiên.
Ví dụ: Trong Bài 7 "Liên minh công nông trí thức trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội" thuộc phần 1.1 "Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" để giúp học viên hiểu rõ nội dung mục 1.1 "tính tất yếu của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" giảng viên đưa ra câu hỏi chứa đựng tình huống có vấn đề như "Tầng lớp trí thức là lượng dân cư và lực lượng lao động không lớn nhưng có vai trò quan trọng và ngày càng quan trọng đối với tốc độ và trình độ phát triển của xã hội nhưng tại sao trí thức không thể lãnh đạo cách mạng?"
Để vấn đề trở thành tình huống với học viên, câu hỏi đặt vấn đề phải lưu ý các điểm sau:
• Trong thành phần của câu hỏi phải có phần học viên đã biết và phần học viên chưa biết.
• Nội dung câu hỏi phải thực sự kích thích, gây hứng thú nhận thức với học viên.
• Câu hỏi phải vừa sức, không quá dễ cũng không quá khó. Tình huống có vấn đề có thể được tạo ra lúc bắt đầu bài mới, bắt đầu một mục của bài hay lúc đề cập một nội dung cụ thể của bài, một khái niệm, một mối quan hệ.
- Thứ hai: Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Giảng viên chỉ ra cho học viên thấy xung quanh vấn đề vừa nêu ra trong vốn tri thức hiện có của mình những gì đã biết, những gì chưa biết, cần tập trung suy nghĩ theo hướng nào để giải quyết vấn đề đặt ra. Thực hiện bước này, giảng viên có thể trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, sát thực những yêu cầu đặt ra bằng thuyết trình hoặc nêu những giả thuyết, những câu hỏi dẫn dắt.
Ví dụ như trong Bài 7 "Liên minh công nông trí thức trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội" thuộc phần 1.1 "Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" để trả lời cho câu hỏi: "Tại sao trí thức không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng?" Giảng viên có thể dẫn dắt người học bằng câu hỏi có tính tái hiện như "hãy nêu đặc điểm của đội ngũ trí thức?" Giảng viên lại hướng dẫn tiếp: Vậy với những đặc điểm đó trí thức có thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng không?
- Thứ ba: Kết luận vấn đề
Học viên có thể vận dụng những kiến thức mới tìm tòi được dưới sự dẫn dắt của giảng viên để giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời cũng có thể đặt ra những vấn đề học tập mới.
Nêu vấn đề được sử dụng một cách khéo léo sẽ tạo ra giá trị như một công cụ để truyền tải thông tin giữa người dạy với người học làm cho nhận thức của người học từ chỗ chưa có nhu cầu tìm kiếm tri thức đến có nhu cầu rồi gặp phải những mâu thuẫn nội tại trong nhận thức của bản thân và sau đó thì nhận thức ra được vấn đề học tập. Để giải quyết vấn đề, người học phải huy động hết mọi khả năng về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân kết hợp với sự giúp đỡ tích cực của thầy, của bạn với những gợi ý, nhắc lại, liên kết, logic hoá các kiến thức đã có với vấn đề học tập trong mối liên hệ khách quan giữa chúng, nhờ đó người học sẽ tiếp thu được tri thức. Việc chuyển bài toán nhận thức vào trong nhận thức của người học sẽ giúp họ giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức và tiếp thu tri thức trong bài học.
Như vậy, phương pháp nêu vấn đề là một trong những phương pháp giảng dạy tích cực được các giảng viên áp dụng thường xuyên và phổ biến. Phương pháp này đã khẳng định được vai trò và tính hiệu quả của nó trong việc giảng dạy phần "Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" nói riêng và các môn Lý luận chính trị nói chung ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang. Với bề dày lịch sử và những kết quả đã đạt được trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, nhà trường sẽ tiếp tục phát huy vai trò, tầm quan trọng của mình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh nhà.
[1] . Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; tr31
[2] . Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; tr 57
[3] Thông báo số 181-TB/TW ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí Thư "về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính trị cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện"; tr4
[4] Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 4 tháng 11 năm 2013; tr 6
Các tin liên quan:
- ❧ DIỄN VĂN KHAI MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVI CỦA ĐỒNG CHÍ CHẨU VĂN LÂM, BÍ THƯ TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH - Ngày đăng('5/7/2016 8:53:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU, CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2015 - 2020 - Ngày đăng('3/28/2016 10:03:00 AM')
- ❧ PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2015-2020 - Ngày đăng('5/7/2016 8:54:00 PM')
- ❧ TÌM HIỂU NỘI DUNG "CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG" QUY ĐỊNH TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 - Ngày đăng('5/7/2016 8:52:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 06 - KH/TU NGÀY 13/6/2011 CỦA TỈNH ỦY TUYÊN QUANG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỰC HIỆN MỤC TIÊU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2010 - 2015 CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH - Ngày đăng('11/8/2016 10:21:00 AM')
- ❧ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('11/8/2016 10:34:00 AM')
- ❧ Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TÁC PHẨM "NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC" CỦA ĂNGGHEN - Ngày đăng('11/8/2016 10:44:00 AM')
- ❧ BÁC HỒ Ở TUYÊN QUANG VÀ TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG - Ngày đăng('11/8/2016 10:49:00 AM')
- ❧ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ý NGHĨA TO LỚN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI - Ngày đăng('11/8/2016 11:01:00 AM')
- ❧ CHÚ TRỌNG CHẤT LƯỢNG CẤP ỦY CƠ SỞ LÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG NHIỆM KỲ 2015 – 2020 - Ngày đăng('11/8/2016 11:03:00 AM')
- ❧ SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC BUỔI THẢO LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH - Ngày đăng('11/8/2016 1:43:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN SƠN - Ngày đăng('11/8/2016 1:48:00 PM')
- ❧ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CHIÊM HÓA - Ngày đăng('11/8/2016 1:50:00 PM')
- ❧ NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐOÀN VIÊN, HỘI VIÊN HUYỆN HÀM YÊN LÀM KINH TẾ GIỎI GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - Ngày đăng('11/8/2016 1:51:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ XÃ TÂN TRÀO, HUYỆN SƠN DƯƠNG NHIỆM KỲ 2010 – 2015 - Ngày đăng('11/8/2016 1:55:00 PM')
- ❧ BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HƯƠNG SEN LÀM TỐT CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ GÓP PHẦN THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO - Ngày đăng('11/8/2016 1:56:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA CHI ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRONG NĂM 2015 - Ngày đăng('11/8/2016 2:01:00 PM')