Nội san >> Nội san năm 2015 >> So 1_2015
Ngày Đăng:4/30/2016 11:34:00 PM Lượt xem: 2065
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT CỦA ĐẢNG
VỀ “MỞ MANG CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP”
Phạm Thị Huệ
Trưởng khoa Dân Vận
VỀ “MỞ MANG CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP”
Phạm Thị Huệ
Trưởng khoa Dân Vận
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong thời gian từ 6/1/1930 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị thảo luận và thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, hợp thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù viết ở dạng vắn tắt nhưng những văn kiện này của Đảng vẫn chứa đựng đầy đủ các luận điểm cách mạng cơ bản, độc lập, sáng tạo về đường hướng phát triển, chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Trong đó, Chánh cương vắn tắt đã nhấn mạnh đường hướng phát triển kinh tế của cách mạng Việt Nam là “Mở mang công nghiệp và nông nghiệp”[1,tr.2].
Vấn đề đặt ra là tại sao vào thời điểm lịch sử đó, Đảng và Bác Hồ lại đề ra đường lối phát triển kinh tế là phải: Mở mang công nghiệp và nông nghiệp. Nguyên nhân mà Đảng và Bác Hồ đặt ra đường lối phát triển nông nghiệp, công nghiệp như vậy là xuất phát từ tình hình kinh tế của Việt Nam thời kỳ trước 1930, cụ thể:
Đối với sản xuất công nghiệp, công cuộc xâm chiếm thuộc địa của thực dân Pháp là nhằm khai thác các nguồn tài nguyên và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phục vụ cho sự phát triển của công nghiệp chính quốc. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp có cơ cấu công nghiệp què quặt, chủ yếu là khai thác mỏ (khai thác than, thiếc, kẽm, bạc, vàng…); công nghiệp chế biến (công nghiệp đường, chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm …) và một số ngành công nghiệp chế biến khác (công nghiệp dệt, công nghiệp điện nước…). Nhưng nhìn chung các ngành công nghiệp này đều sử dụng kỹ thuật lạc hậu. Chỉ nói riêng về ngành khai thác than là ngành công nghiệp phát triển nhất của Pháp tại Việt Nam nhưng kỹ thuật khai thác than chủ yếu là lao động thủ công với công cụ thô sơ, với khoảng 6% tổng sản lượng than khai thác được sử dụng máy móc.
Bên cạnh đó có một số ngành công nghiệp hiện đại của Pháp nhưng lại chén ép, cạnh tranh với công nghiêp bản xứ làm công nghiệp bản xứ không phát triển hơn lên được hoặc đi đến phá sản như nghề dệt vải, làm giấy, làm đường mật…
Từ thực trạng ngành công nghiệp của nước ta lúc đó Đảng đưa ra nhận định: “…tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể sản sinh được”[1,tr.1].
Trong sản xuất nông nghiệp, sự thống trị của Pháp không làm thay đổi căn bản tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Việt Nam. Chúng tiến hành chiếm đoạt và kinh doanh ruộng đất với tốc độ nhanh và quy mô lớn, đến 1930 người Pháp đã chiếm hơn 20% diện tích đất canh tác của Việt Nam để lập đồn điền. Điều đáng chú ý là chỉ ít đồn điền trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê với quy mô lớn do người Pháp trực tiếp kinh doanh còn phần lớn đồn điền của người Pháp áp dụng chính sách phát canh thu tô. Do vậy, phần lớn nông dân không có ruộng, phải lĩnh canh của địa chủ và nộp địa tô rất nặng (phần nộp tô lên đến trên 50% sản phẩm thu hoạch được). Vì vậy, sản xuất nông nghiệp của nông dân không có tích luỹ. Do đó, không có đầu tư cải tiến nông cụ làm cho kỹ thuật sản xuất nông nghiệp chỉ là thủ công lạc hậu với năng suất rất thấp (năng suất lúa năm cao nhất mới đạt 12 tạ/ha, trong khi đó ở Thái Lan đạt 18 tạ/ha).
Mặt khác do ruộng đất tập trung trong tay của số ít địa chủ người Việt (những địa chủ này được thực dân Pháp hậu thuẫn đã tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Vì vậy, giai cấp địa chủ chưa đầy 5% dân số đã chiếm 50% diện tích đất canh tác của Việt Nam từ đó đã giúp cho thực dân pháp có thể thâu tóm khối lượng lớn lương thực cho xuất khẩu (vào năm 1930 – 1931 xuất khẩu lúa gạo chiếm 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Chính những chính sách trong nông nghiệp đó làm cho đời sống của nông dân càng ngày càng bị bần cúng hoá, người dân bỏ ruộng đất tìm đến đồn điền nhưng chế độ lao động ở đồn điền còn hà khắc hơn.
Từ thực tế của nền nông nghiệp nước ta như trên Đảng Công sản Việt Nam nhận định “…nông nghiệp một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều”[1,tr.1].
Trên cơ sở phân tích thực trạng nền công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng Việt Nam trên phương diện kinh tế là phải “Mở mang công nghiệp và nông nghiệp”
Luận điểm này của Đảng không những phù hợp với tình hình cách mạng thời kỳ đó mà còn có giá trị về cả mặt lý luận và thực tiễn trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam sau này, cụ thể:
Về mặt lý luận, mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH. Do vậy, để thực hiện được mục tiêu này trước hết cách mạng Việt Nam cần phải có tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất đủ mạnh. Muốn có tiềm lực kinh tế đủ mạnh trong điều kiện nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, kém phát triển thì nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là mở mang công nghiệp và nông nghiệp. Để đất nước ta có khả năng tự chủ về kinh tế, có cơ sở vật chất để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tiễn trong suốt 85 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Việt Nam, trong đó chú ý đến phát triển công nghiệp và nông nghiệp với các quyết sách quan trọng như:
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách nhằm thúc đẩy công nghiệp phát triển, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới đến nay, cụ thể: Quyết định số 25/CP ngày 21/1/1981 của Hội đồng Chính phủ về “Một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh", trong đó tiến hành cải tiến kế hoạch của các xí nghiệp quốc doanh (kế hoạch gồm 3 phần) đã tạo điều kiện cho các xí nghiệp quốc doanh trở nên năng động, sản xuất công nghiệp được bung ra, cơ cấu công nghiệp được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh hơn các ngành công nghiệp nhẹ. Tiếp đó là chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và gần đây là chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển ngành công nghiệp có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu...
Trong lĩnh vực nông nghiêp: Chỉ thị số 100 - CT/TW ngày 13 tháng 1 năm 1981 của Ban Bí thư TW Đảng “về khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã” đã tạo ra động lực cho phát triển nông nghiệp. Đến năm 1988 với Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” theo hướng trao lại tư liệu sản xuất cho người nông dân - tức khoán gọn đất nông nghiệp cho hộ nông dân, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất và chỉ phải nộp thuế cho Nhà nước theo luật định đã thực sự bước ngoặt trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Tiếp tục đường lối đổi mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 và Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và gần đây nhất là chủ trương “xây dựng nông thôn mới” và nhiều chủ trương khác của Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
Nhờ sự lãnh đạo của Đảng trong 85 năm qua mà nông nghiệp và công nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chỉ tính riêng năm 2014, mặc dù do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế 9 tháng của Việt Nam đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước; ước cả năm 2014 đạt khoảng 5,8%. Trong đó, sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 6,7% với nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao như giầy dép tăng 24,5%, máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 22,1%, dệt may tăng 19%, điện thoại và các loại linh kiện điện tử tăng 11,3%...Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,5%, xuất khẩu nông sản duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu với mức khoảng 1,87 tỷ USD. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam luôn nằm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới về nông sản như gạo, cà phê, thủy sản, hạt điều, tiêu... (năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tăng 41,5%, cà phê tăng 31%, hạt điều tăng 23,7%, thủy sản tăng 23,7%... so 2013)
Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cách đây 85 năm với tư tưởng chỉ đạo hết sức vắn tắt nhưng cho đến nay tư tưởng này vẫn còn giữ nguyên giá trị về cả lý luận và thực tiễn, thực sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, H.2004, t3;
2. Giáo trình Lịch sử kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, H.2006;
3. Báo cáo của Thủ tướng về tình hình KT-XH tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII
Các tin liên quan:
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 11:53:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY Ở TUYÊN QUANG - Ngày đăng('4/30/2016 10:33:00 PM')
- ❧ VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÁC PHẨM KINH ĐIỂN MÁC - LÊNIN TRONG GIẢNG DẠY PHẦN I.1. “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN” CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH - Ngày đăng('4/30/2016 10:34:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('4/30/2016 10:35:00 PM')
- ❧ TRAO ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG THAO GIẢNG, DỰ GIỜ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('4/30/2016 10:36:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 10:28:00 PM')
- ❧ SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HƠN NỮA CHẤT LƯỢNG BÀI VIẾT NỘI SAN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('4/30/2016 10:51:00 PM')
- ❧ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Ngày đăng('4/30/2016 10:54:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA CHI ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 10:56:00 PM')
- ❧ CHI BỘ PHÒNG TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH- QUẢN TRỊ, MỘT NĂM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH " VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM" - Ngày đăng('4/30/2016 11:02:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN MỤC TIÊU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ XV - NHIỆM KỲ 2010-2015 - Ngày đăng('4/30/2016 11:07:00 PM')
- ❧ HUYỆN HÀM YÊN CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC KHỐI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN - Ngày đăng('4/30/2016 11:11:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HUYỆN LÂM BÌNH TRONG NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 11:18:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ THỰC HIỆN “SÁU NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM” CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN LÂM BÌNH NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 11:20:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN SƠN DƯƠNG NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 11:22:00 PM')
- ❧ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - MỘT ĐIỂM SÁNG TRONG BỐN LĨNH VỰC ĐỘT PHÁ Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('4/30/2016 11:23:00 PM')
- ❧ KHỞI SẮC NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ NINH LAI-HUYỆN SƠN DƯƠNG - Ngày đăng('4/30/2016 11:27:00 PM')
- ❧ VẬN DỤNG QUAN NIỆM VỀ "DÂN" TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN - HÀNH CHÍNH - Ngày đăng('4/30/2016 11:36:00 PM')
- ❧ NHỮNG CHỈ DẪN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHI MINH MÃI MÃI SOI ĐƯỜNG ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG TA - Ngày đăng('4/30/2016 11:37:00 PM')
- ❧ « Đảng ta thật là vĩ đại ! » - Ngày đăng('4/30/2016 11:44:00 PM')
- ❧ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2015 - Ngày đăng('4/30/2016 11:54:00 PM')