Nội san >> Nội san năm 2015 >> So 1_2015
Ngày Đăng:4/30/2016 11:36:00 PM Lượt xem: 1517
VẬN DỤNG QUAN NIỆM VỀ "DÂN" TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN - HÀNH CHÍNH
Nguyễn Thanh Thủy
Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nguyễn Thanh Thủy
Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ hệ thống những luận điểm về đại đoàn kết trong tư tưởng của Người, cần phải tìm hiểu quan niệm của Người về “dân”.
Hiểu được lòng dân, tin tưởng vào tinh thần yêu nước của nhân dân, nhận thức được quy luật phát triển xã hội Việt Nam và đặc điểm xã hội thuộc địa nửa phong kiến nên nội dung "Dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh được mở rộng và phong phú hơn so với tình hình các cuộc cách mạng vô sản đã diễn ra ở các nước khác, nhất là ở các nước chính quốc.
“Dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là “Mọi con dân nước Việt”, “Mỗi một con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, “già, trẻ gái trai, giàu nghèo, quý tiện”. Hồ Chí Minh nêu rõ: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, độc lập, dân chủ thì chúng ta đều thật thà đoàn kết với họ.
Hồ Chí Minh coi dân là quý, dân là gốc và dân là chủ như cách nói của các nhà Nho duy tân Việt Nam. Đặt dân trong quan hệ dân – nước, nhưng Hồ Chí Minh nói dân là chủ với ý nghĩa dân là công dân chứ không phải “con dân”, “thần dân”; là công dân với nghĩa đầy đủ của nó, gồm cả dân quyền và nhân quyền. Quan điểm của Người luôn nhất quán với những tư tưởng về dân của các bậc tiền bối của dân tộc: Chèo thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Như vậy, lực lượng làm nên thành bại của cách mạng chính là nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước phải “lấy dân làm gốc”.
“Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
(HCMTT, Nxb CTQG, H2000, t5, tr410)
Yêu thương, quý trọng nhân dân là điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong buổi nói chuyện tại Lớp Nghiên cứu Chính trị khóa hai trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 08/12/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (HCMTT, H2000, T8, Tr276). Từ đó, Người đã đưa ra hệ thống những quan điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy cao độ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vận dụng những tư tưởng trên vào giảng dạy bài 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong Chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại các Trường Chính trị tỉnh, thành phố, giảng viên cần chú ý khai thác để làm rõ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, xuất phát từ tư tưởng trọng dân của ông cha ta và kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống luận điểm về đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng có tính lâu dài, nhất quán, có ý nghĩa sống còn đối với mọi cuộc cách mạng. Nó quyết định sự thành bại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại chủ quyền đất nước cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với Người, đại đoàn kết dân tộc là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của quá trình cách mạng. Người nói: "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta." (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H2000, T4, T217).
Thứ hai, chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là tập hợp toàn thể nhân dân, miễn là yêu nước là được. Người luôn tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng có thể điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác nhau.
Thứ ba, tùy vào từng thời kỳ và những nhiệm vụ cụ thể khác nhau của phong trào cách mạng mà cần có phương pháp tổ chức, bố trí lực lượng tương ứng với những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ. Hồ Chí Minh coi đại đoàn kết dân tộc là chiến lược lâu dài, quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng bởi sự nghiệp cách mạng là vô cùng to lớn, những người cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó.
Phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất cụ thể cho mọi đối tượng. Đối với bạn bè quốc tế là xây dựng tình đoàn kết hữu nghị hợp tác, cùng phát triển với các dân tộc và giai cấp vô sản các nước trên nền tảng chủ nghĩa Mác –Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng anh em trên tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Đối với lực lượng cách mạng, nồng cốt là công- nông, phương pháp đại đoàn kết của Người là khai thác phát huy sự thống nhất tương đồng, hạn chế khắc phục những khác biệt về mục tiêu, lợi ích. Đối với các lực lượng trung gian, phương pháp đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, khơi gợi, cổ vũ tinh thần dân tộc với phương châm thêm bạn bớt thù. Đối với các thế lực thù địch phản cách mạng, Hồ Chí Minh chủ động kiên quyết tấn công, tiêu diệt trên cơ sở phân hóa kẻ thù đến cao độ. Khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ nội bộ kẻ thù, lôi kéo, tranh thủ những lực lượng nào có thể tranh thủ được, hòa hoãn tạm thời với lực lượng nào có thể hòa hoãn được, thu hẹp hoặc cô lập lực lượng thù địch trực tiếp, nguy hiểm đối với cách mạng. Đối với các tầng lớp, giai cấp và những người lầm đường lạc lối trong xã hội, Hồ Chí Minh luôn đề nghị phải nêu cao chủ nghĩa nhân đạo để quy tụ, giáo dục họ. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhớ rằng đã là con lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ” (HCMTT, H2000, Nxb CTQG, t4, tr246).
Chính nhờ phương pháp khoa học này mà dưới ngọn cờ Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã từng bước vượt qua nhiều khóa khăn, thử thách.
Thứ tư, để thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải tập trung nâng cao dân trí, giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân dân để nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời nâng cao trách nhiệm công dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Hồ Chí Minh quan niệm đối tượng giáo dục là tất cả của mọi người, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, thành phần giai cấp trong xã hội.
Để nâng cao dân trí, phải làm cho dân được học tập. Năm 1949, trên trang đầu cuốn sổ vàng của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương, Hồ Chí Minh đã viết:
“Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ”. (HCMTT, H200, Nxb CTQG, t5, tr684)
Do vậy, ngay từ những ngày đầu có chính quyền, bên cạnh chống giặc đói, giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm đến việc chống giặc dốt. Người đề nghị phải mở các lớp Bình dân học vụ xóa nạn mù chữ cho nhân dân. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để dân hiểu được bổn phận, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của cán bộ công chức, từ đó dân thực hiện quyền làm chủ, nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là từ quan niệm của Người về "Dân", đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành một chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (1/2004) về Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh khẳng định: "Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc" và "Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai".
Hiểu được lòng dân, tin tưởng vào tinh thần yêu nước của nhân dân, nhận thức được quy luật phát triển xã hội Việt Nam và đặc điểm xã hội thuộc địa nửa phong kiến nên nội dung "Dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh được mở rộng và phong phú hơn so với tình hình các cuộc cách mạng vô sản đã diễn ra ở các nước khác, nhất là ở các nước chính quốc.
“Dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là “Mọi con dân nước Việt”, “Mỗi một con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, “già, trẻ gái trai, giàu nghèo, quý tiện”. Hồ Chí Minh nêu rõ: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, độc lập, dân chủ thì chúng ta đều thật thà đoàn kết với họ.
Hồ Chí Minh coi dân là quý, dân là gốc và dân là chủ như cách nói của các nhà Nho duy tân Việt Nam. Đặt dân trong quan hệ dân – nước, nhưng Hồ Chí Minh nói dân là chủ với ý nghĩa dân là công dân chứ không phải “con dân”, “thần dân”; là công dân với nghĩa đầy đủ của nó, gồm cả dân quyền và nhân quyền. Quan điểm của Người luôn nhất quán với những tư tưởng về dân của các bậc tiền bối của dân tộc: Chèo thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Như vậy, lực lượng làm nên thành bại của cách mạng chính là nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước phải “lấy dân làm gốc”.
“Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
(HCMTT, Nxb CTQG, H2000, t5, tr410)
Yêu thương, quý trọng nhân dân là điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong buổi nói chuyện tại Lớp Nghiên cứu Chính trị khóa hai trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 08/12/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (HCMTT, H2000, T8, Tr276). Từ đó, Người đã đưa ra hệ thống những quan điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy cao độ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vận dụng những tư tưởng trên vào giảng dạy bài 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong Chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại các Trường Chính trị tỉnh, thành phố, giảng viên cần chú ý khai thác để làm rõ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, xuất phát từ tư tưởng trọng dân của ông cha ta và kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống luận điểm về đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng có tính lâu dài, nhất quán, có ý nghĩa sống còn đối với mọi cuộc cách mạng. Nó quyết định sự thành bại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại chủ quyền đất nước cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với Người, đại đoàn kết dân tộc là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của quá trình cách mạng. Người nói: "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta." (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H2000, T4, T217).
Thứ hai, chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là tập hợp toàn thể nhân dân, miễn là yêu nước là được. Người luôn tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng có thể điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác nhau.
Thứ ba, tùy vào từng thời kỳ và những nhiệm vụ cụ thể khác nhau của phong trào cách mạng mà cần có phương pháp tổ chức, bố trí lực lượng tương ứng với những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ. Hồ Chí Minh coi đại đoàn kết dân tộc là chiến lược lâu dài, quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng bởi sự nghiệp cách mạng là vô cùng to lớn, những người cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó.
Phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất cụ thể cho mọi đối tượng. Đối với bạn bè quốc tế là xây dựng tình đoàn kết hữu nghị hợp tác, cùng phát triển với các dân tộc và giai cấp vô sản các nước trên nền tảng chủ nghĩa Mác –Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng anh em trên tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Đối với lực lượng cách mạng, nồng cốt là công- nông, phương pháp đại đoàn kết của Người là khai thác phát huy sự thống nhất tương đồng, hạn chế khắc phục những khác biệt về mục tiêu, lợi ích. Đối với các lực lượng trung gian, phương pháp đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, khơi gợi, cổ vũ tinh thần dân tộc với phương châm thêm bạn bớt thù. Đối với các thế lực thù địch phản cách mạng, Hồ Chí Minh chủ động kiên quyết tấn công, tiêu diệt trên cơ sở phân hóa kẻ thù đến cao độ. Khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ nội bộ kẻ thù, lôi kéo, tranh thủ những lực lượng nào có thể tranh thủ được, hòa hoãn tạm thời với lực lượng nào có thể hòa hoãn được, thu hẹp hoặc cô lập lực lượng thù địch trực tiếp, nguy hiểm đối với cách mạng. Đối với các tầng lớp, giai cấp và những người lầm đường lạc lối trong xã hội, Hồ Chí Minh luôn đề nghị phải nêu cao chủ nghĩa nhân đạo để quy tụ, giáo dục họ. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhớ rằng đã là con lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ” (HCMTT, H2000, Nxb CTQG, t4, tr246).
Chính nhờ phương pháp khoa học này mà dưới ngọn cờ Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã từng bước vượt qua nhiều khóa khăn, thử thách.
Thứ tư, để thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải tập trung nâng cao dân trí, giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân dân để nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời nâng cao trách nhiệm công dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Hồ Chí Minh quan niệm đối tượng giáo dục là tất cả của mọi người, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, thành phần giai cấp trong xã hội.
Để nâng cao dân trí, phải làm cho dân được học tập. Năm 1949, trên trang đầu cuốn sổ vàng của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương, Hồ Chí Minh đã viết:
“Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ”. (HCMTT, H200, Nxb CTQG, t5, tr684)
Do vậy, ngay từ những ngày đầu có chính quyền, bên cạnh chống giặc đói, giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm đến việc chống giặc dốt. Người đề nghị phải mở các lớp Bình dân học vụ xóa nạn mù chữ cho nhân dân. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để dân hiểu được bổn phận, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của cán bộ công chức, từ đó dân thực hiện quyền làm chủ, nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là từ quan niệm của Người về "Dân", đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành một chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (1/2004) về Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh khẳng định: "Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc" và "Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai".
Các tin liên quan:
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 11:53:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY Ở TUYÊN QUANG - Ngày đăng('4/30/2016 10:33:00 PM')
- ❧ VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÁC PHẨM KINH ĐIỂN MÁC - LÊNIN TRONG GIẢNG DẠY PHẦN I.1. “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN” CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH - Ngày đăng('4/30/2016 10:34:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('4/30/2016 10:35:00 PM')
- ❧ TRAO ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG THAO GIẢNG, DỰ GIỜ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('4/30/2016 10:36:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 10:28:00 PM')
- ❧ SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HƠN NỮA CHẤT LƯỢNG BÀI VIẾT NỘI SAN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('4/30/2016 10:51:00 PM')
- ❧ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Ngày đăng('4/30/2016 10:54:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA CHI ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 10:56:00 PM')
- ❧ CHI BỘ PHÒNG TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH- QUẢN TRỊ, MỘT NĂM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH " VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM" - Ngày đăng('4/30/2016 11:02:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN MỤC TIÊU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ XV - NHIỆM KỲ 2010-2015 - Ngày đăng('4/30/2016 11:07:00 PM')
- ❧ HUYỆN HÀM YÊN CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC KHỐI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN - Ngày đăng('4/30/2016 11:11:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HUYỆN LÂM BÌNH TRONG NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 11:18:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ THỰC HIỆN “SÁU NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM” CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN LÂM BÌNH NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 11:20:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN SƠN DƯƠNG NĂM 2014 - Ngày đăng('4/30/2016 11:22:00 PM')
- ❧ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - MỘT ĐIỂM SÁNG TRONG BỐN LĨNH VỰC ĐỘT PHÁ Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('4/30/2016 11:23:00 PM')
- ❧ KHỞI SẮC NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ NINH LAI-HUYỆN SƠN DƯƠNG - Ngày đăng('4/30/2016 11:27:00 PM')
- ❧ GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT CỦA ĐẢNG VỀ “MỞ MANG CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP” - Ngày đăng('4/30/2016 11:34:00 PM')
- ❧ NHỮNG CHỈ DẪN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHI MINH MÃI MÃI SOI ĐƯỜNG ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG TA - Ngày đăng('4/30/2016 11:37:00 PM')
- ❧ « Đảng ta thật là vĩ đại ! » - Ngày đăng('4/30/2016 11:44:00 PM')
- ❧ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2015 - Ngày đăng('4/30/2016 11:54:00 PM')