Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 1_2015

Ngày Đăng:4/30/2016 11:44:00 PM Lượt xem: 2232

"ĐẢNG TA THẬT LÀ VĨ ĐẠI"
Lê Quang Hòa
Trưởng phòng TC-HC-QT
 
          Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nước ta, là tất yếu lịch sử. Đảng đã xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là giành độc lập dân tộc và tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đây là con đường duy nhất, đúng đắn của cách mạng Việt Nam, « đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta trong lúc các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại » (ĐCVN: Văn kiện Đảng TT, CTQG, H, T51, Tr.13-14)
Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần lượt nổ ra mạnh mẽ, song đều bị dìm trong biển máu; tất cả các cuộc đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến, tư sản trước một kẻ thù mới hùng mạnh đều không thành công. Phong trào yêu  nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đứng trước một câu hỏi lớn vậy lực lượng nào, tư tưởng nào là tư tưởng đúng đắn dẫn dắt cách mạng Việt Nam trên con đường đi tới. Các phong trào yêu nước lúc bấy giờ đều thiếu một đường lối chính trị phù hợp nhằm giải quyết những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến; thiếu một tổ chức lãnh đạo có khả năng tập hợp, đoàn kết lực lượng của toàn dân tộc; thiếu một phương pháp đấu tranh thích hợp để tạo nên sức mạnh tổng hợp làm chuyển biến so sánh lực lượng giữa dân tộc bị áp bức với thế lực thực dân xâm lược. Cách mạng Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước mà thực chất sâu xa là khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
Trong hoàn cảnh như thế, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã xuất hiện và khởi đầu cuộc hành trình cứu nước với suy nghĩ mới và cách tiếp cận mới là sang các nước phương Tây, đến tận sào huyệt của kẻ đi xâm lược để thấy rõ thực chất kẻ thù và xem người ta làm thế nào để về giúp đồng bào mình. Trong những năm hoạt động ở châu Âu, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ người yêu nước đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên khi chủ nghĩa Mác được truyền bá khắp thế giới; cách mạng Tháng Mười Nga thành công và Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời, mở ra một thời đại mới - thời đại tiến lên chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa tư bản. Tạo ra động lực thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp nhận được tư tưởng của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa và tìm thấy con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đúng đắn. Từ trong những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã phấn đấu hoạt động không mệt mỏi trong Đảng Cộng sản Pháp, trong Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, tiếp đó ở Trung Quốc và các nước châu Á, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam, giác ngộ và thức tinh thần yêu nước, ý thức tự giác cách mạng của toàn dân tộc Việt Nam; hình thành những quan điểm chính trị đúng đắn về đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, chiến lược và sách lược cách mạng; về xây dựng các tổ chức yêu nước và cách mạng. Người thành lập tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng và huấn luyện, đào tạo cán bộ chuẩn bị những điều kiện cơ bản, cần thiết về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cách mạng chân chính. Người chỉ rõ: Cách mạng trước hết phải có cái gì ? « Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam »((Hồ Chí Minh, TT, CTQG, 2011, T2, Tr.289 ). Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam làm cho phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công - nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ khả năng để lãnh đạo phong trào cách mạng nữa. Cần phải thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành lấy độc lập và tự do. Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (01/1930). Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng trong nhiều địa phương, và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất, phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương, tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước. Nhưng trong một nước có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây nên một trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình đó, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có đủ quyền quyết định mọi vấn đề của phong trào cách mạng ở Đông Dương đã thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất. Từ ngày 6/1 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị. Sau nhiều ngày làm việc khẩn trương, Hội nghị đã hoàn toàn nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Hội nghị tháng 2/1930 của đại biểu các tổ chức cộng sản ở Đông Dương để hợp nhất Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.         
Tóm lại, việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là tất yếu lịch sử, từ yêu cầu phải hợp nhất ba tổ chức đảng đang hoạt động lúc bấy giờ nhằm thống nhất đường lối đấu tranh, đưa cách mạng Việt Nam tiến tới những thắng lợi sau này.
Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn dân tộc Việt Nam giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); thắng lợi các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới toàn diện và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia độc lập thống nhất, không ngừng phát triển về mọi mặt, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân ta, dân tộc ta là tất yếu lịch sử. Là điều kiện tiên quyết đưa nhân dân ta, dân tộc ta đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Đảng ta vĩ đại vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Điều này đã được lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh lãnh đạo và dẫn đường, chỉ lối. Với những công lao to lớn với đất nước, với dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 85 năm qua, chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của Đảng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu nhân dịp Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam: « với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại ! », (Hồ Chí Minh, TT, CTQG, 2004, T10, Tr.2 ). 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8680963

Đang Online : 280