Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2018 >> Thông tin Lý luận và thực tiễn số 3
Nghiên cứu, học tập, quán triệt đưa nghị quyết của Đảng vào giảng dạy, học tập ở trường chính trị, là yêu cầu thiết thực của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường, là nhiệm vụ chính trị quan trọng và là trách nhiệm của mỗi giảng viên để giúp học viên kịp thời cập nhật kiến thức mới, vận dụng vào thực tiễn công tác đạt hiệu quả.
Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang có 48 đảng viên sinh hoạt tại 04 chi bộ khoa chuyên môn và 03 chi bộ phòng chức năng với nhiệm vụ chính trị là lãnh đạo thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa, lịch sử - nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa của những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, từ lâu, Tuyên Quang đã trở thành phên dậu vững chắc của Tổ quốc và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.
Hồng Thái là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Na Hang, cách trung tâm huyện 51 km đường bộ. Phía Nam giáp với xã Đà Vị, phía Tây tiếp giáp với xã Yên Hoa, phía Đông tiếp giáp với xã Cao Tân và xã Cổ Linh tỉnh Bắc Kạn. Diện tích tự nhiên là 1617,3 ha. Dân số là 1.478 nhân khẩu và 280 hộ, có 4 dân tộc Dao, Tày, H’ Mông, Kinh cùng sinh sống.
Xây dựng nông thôn mới là một trong những chủ trương lớn của Đảng được đề ra trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thông báo số 181-TB/TW ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư "về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính trị cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện" đã chỉ rõ: "Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính trị cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý và kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó ở địa phương, cơ sở".
Thao giảng, dự giờ là hoạt động chuyên môn thường xuyên, một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi giảng viên ở Trường Chính trị. Thông qua hoạt động này giúp giảng viên chủ động, tích cực hơn trong việc chuẩn bị bài giảng, rèn luyện kỹ năng, phương pháp, phong cách sư phạm; từ đó giúp giảng viên từng bước trưởng thành trong công tác chuyên môn.
Thông qua bài là một trong những hoạt động thường niên tại các khoa chuyên môn trong hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang, hoạt động thông qua bài được thực hiện với tất cả các giảng viên được phân công bài giảng mới và thực hiện thông qua bài ở tất cả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong nhà trường.
Kế thừa và phát triển các quy định trước đây của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII với điểm đặc biệt là Đảng ta quy định rất cụ thể trách nhiệm nêu gương mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ những gian nan, trắc trở cũng như những phức tạp của chặng đường trước mắt và sớm tiên liệu được tình hình. Tháng 12/1958, dưới bút danh Trần Lực, Người đã viết tác phẩm Đạo đức cách mạng.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận phải gắn với thực tiễn nhưng điều quan trọng nhất về mặt đạo đức là lấy hiệu quả làm thước đo. Người chỉ rõ: Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Chính vì vậy, phải nêu gương về đạo đức, nói đi đôi với làm.