Nội san >>  Nội san năm 2016  >> nội san số 1

Ngày Đăng:6/2/2016 6:00:00 PM Lượt xem: 1564

NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ XVI VÀO GIẢNG DẠY BÀI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
 
                                Nguyễn Thị Bích Hoàn
                                Khoa Nhà nước và pháp luật
 
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015- 2020, đề ra những quyết sách quan trọng để Tuyên Quang ngày càng phát triển toàn diện trên con đường hội nhập.
Quán triệt, nghiên cứu, học tập đưa Nghị quyết vào giảng dạy là việc làm thường xuyên, liên tục của giảng viên Trường Chính trị tỉnh. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả làm rõ, đổi mới hệ thống chính trị là yếu tố quan trọng để thực hành và phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay. Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị khác; trong đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định.
Ở Việt Nam, khái niệm hệ thống chính trị được Đảng ta sử dụng từ Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (thay cho khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản”). Hệ thống đó bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Bản chất hệ thống chính trị nước ta đảm bảo nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Hệ thống chính trị ở nước ta vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, thông qua cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, làm chủ thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và hình thức tự quản.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 – 2020; được tổ chức trong thời gian 3 ngày, từ ngày 22 - 24/10/2015 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang. với chủ đề: "Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, đổi mới mạnh mẽ và vững chắc, phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc". Tham dự Đại hội có 345 đại biểu, đại diện cho hơn 50.200 đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV; đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đại hội đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và phương hướng lãnh đạo đối với hệ thống chính trị.
Quán triệt, học tập và nghiên cứu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 – 2020, để bổ sung cho bài giảng là một yêu cầu có tính bắt buộc đối với mỗi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị nói chung và giảng viên Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang nói riêng khi giảng dạy bài 1: "Hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay" thuộc môn học: "Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa", trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Giảng viên được phân công giảng dạy bài này cần lưu ý khai thác những nội dung trong nghị quyết đưa vào mục 3.2.2. "Những nội dung đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta" được thể hiện trong bài giảng như sau:
Thứ nhất, Đánh giá khái quát hoạt động của hệ thống chính trị của tỉnh được nêu rõ trong Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: “Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ cấp bách về xây dựng Đảng gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bước đầu đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, quan liêu ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; phương thức lãnh đạo của Đảng bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời đổi mới theo hướng năng động, sáng tạo, tập trung, quyết liệt, phân cấp hợp lý đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Xây dựng chính quyền được chú trọng, tạo sự chuyển biến về hiệu quả quản lý, điều hành. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, thiết thực và hiệu quả hơn”. (1)
Tuy nhiên, “quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực, địa bàn còn yếu; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có việc còn hình thức, hành chính hoá”.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và sự quản lý, điều hành của chính quyền trên một số lĩnh vực “Cải cách hành chính chưa đồng bộ, hiệu quả còn thấp; công tác nắm thông tin, tình hình có việc chưa kịp thời; quản lý địa bàn, lĩnh vực ở một số nơi thiếu chặt chẽ. Năng lực lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu”. (2)
Giảng viên làm rõ những thành tựu, đồng thời thấy được hạn chế và nguyên nhân của hạn chế giúp cho người học có sự nhận thức đầy đủ kết quả, thực trang những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về hoạt động của hệ thống chính trị; đồng thời làm sáng tỏ cơ sở lý luận với thực tiễn và làm tiền đề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đảm bảo bài giảng có tính thời sự, tính chiến đấu sẽ thuyết phục được học viên.
Thứ hai, về phương hướng, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh
Về phương hướng
Với phương châm “Đoàn kết thống nhất, tập trung đột phá, khai thác tiềm năng, phát triển bền vững” “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân(3)
Về giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Chủ động nắm chắc tình hình nhân dân, tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong xã hội”.(4)
Năm 2015 Mặt trận các cấp trong tỉnh đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước và tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến nay đã đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư.
“Toàn tỉnh thôn, tổ dân phố văn hóa đạt 70%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa đạt 85%, tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 82,5%”.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng thời tập trung những khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; cải tiến việc ban hành và tổ chức thực hiện văn kiện của Đảng. Thực hiện tốt chủ trương cải cách hành chính trong Đảng. Cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, coi trọng xây dựng văn hóa trong Đảng, tạo phong cách làm việc khoa học, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, sát thực tiễn, nói đi đôi với làm”(5)
Đối với giảng viên giảng dạy lý luận chính trị là làm sáng tỏ lý luận và đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 vào bài giảng, gắn thực tiễn với lý luận, giúp người học dễ hiểu và thể hiện quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Năm 2016 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, để sự kiện chính trị trọng đại này diễn ra thành công, an toàn, đúng luật đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống các cấp ủy, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể tập trung tổ chức thật tốt, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân và là ngày hội của nhân các dân tộc trong tỉnh.
Việc học tập, quán triệt và đưa các nội dung các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và qui định của địa phương vào giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc đối với mỗi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị nhằm gắn lý luận với thực tiễn, đảm bảo tính Đảng, tính chiến đấu trong mỗi bài giảng và giúp cho cán bộ, đảng viên, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng./.
 
 
   

(1) Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Tr 149-150.
(2) Sđd. Tr 151-152
(3) Sđd. Tr 154
(4) Sđd. Tr 168
(5) Sđd. Tr 168-169.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8088660

Đang Online : 346