Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2
Thạc sĩ Lê Quang Hòa
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị
Ngày 07/11/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, đứng đầu là V.I.Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Nga đã đứng lên làm cách mạng vô sản, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết. Nền chuyên chính vô sản và chủ nghĩa xã hội mà Cách mạng Tháng Mười mở ra đã làm thay đổi cục diện thế giới.
Thạc sĩ Phùng Thị Khánh Lệ
Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, góp phần mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, hoàn thiện con người, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ XHCN.
Thạc sĩ Bùi Hữu Thêm
Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Phong cách Hồ Chí Minh là những giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng đạo đức của Người, thể hiện một nhân cách lớn, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể, gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ (tư duy) đến nói, viết (diễn đạt) và biểu hiện qua phong cách làm việc, trong ứng xử và sinh hoạt hàng ngày.
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thủy
Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chú trọng đến sự nghiệp trồng người. Thắng lợi của một sự nghiệp cách mạng, sự hưng thịnh, tồn vong của một quốc gia, một dân tộc suy cho cùng phụ thuộc vào con người, vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người. Trong đó, giáo dục – đào tạo giữ vai trò quyết định.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, giảng viên được quy định tại Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG, ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Thạc sĩ Phạm Thị Thu Trang
Khoa Xây dựng Đảng
Khoa Xây dựng Đảng
Nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giảng viên dạy lý luận chính trị. Để bài giảng đạt chất lượng, hiệu quả, công tác nghiên cứu thực tế là hoạt động cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Nguyễn Kim Tuyến
Phó Trưởng khoa (phụ trách khoa) Xây dựng Đảng
Phó Trưởng khoa (phụ trách khoa) Xây dựng Đảng
` Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trong trong công tác xây dựng Đảng. Ngày 12/5/1999, Bộ Chính trị có Quy định số 54-QĐ/TW "Quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng" khẳng định "Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ đảng viên. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động thực hiện”. Sau 15 năm thực hiện Quy định trên, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014, về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo quản lý.
Thạc sĩ Mai Quang Thắng
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
"Đồng thuận xã hội" là một khái niệm được Đảng ta sử dụng chính thức trong văn kiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX): “Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước”.
Thạc sĩ Trần Thị Mai Thu
Khoa Dân vận
Khoa Dân vận
Phụ nữ và công tác phụ nữ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phụ nữ trong đó có Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X
Nguyễn Thị Khánh Anh
Khoa Dân vận
Khoa Dân vận
Thu Đông năm 1947, với mưu đồ mau chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn gồm hải, lục, không quân mở một cuộc tấn công lên vùng chiến khu Việt Bắc nhằm: Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt; tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ địa Việt Bắc; bịt kín, khóa chặt biên giới Việt - Trung
Ma Thị Kết
Phòng Đào tạo
Thực hiện Quy chế đánh giá và quản lý kết quả học tập (ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Hướng dẫn số 256/HD-HVCTQG ngày 30/6/2017 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trong chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai cho học viên đi nghiên cứu thực tế
Cử nhân Quán Thành Duy
Khoa Dân vận
Khoa Dân vận
Lưỡng Vượng là xã nằm ở phía Nam Thành phố Tuyên Quang, diện tích tự nhiên 1.198 ha, xã có 05 dân tộc, 02 tôn giáo ( Phật giáo và công giáo), có 16 thôn, 1,816 hộ với 6731 nhân khẩu, trong đó có 3.746 lao động.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai
Khoa Nhà nước và pháp luật
Khoa Nhà nước và pháp luật
Nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của cán bộ, giảng viên tại trường Chính trị tỉnh là tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nghiên cứu khoa học: Tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường, cấp khoa; tham gia hội thảo khoa học các cấp; nghiên cứu bài viết công bố trên các tạp chí Trung ương và địa phương; khảo sát thực tế theo kế hoạch phục vụ giảng dạy…
Thạc sĩ Hán Thị Hạnh Thúy
Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Trong bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự Thật số 121 ngày 15/10/1949, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Quán triệt tư tưởng của Người, 68 năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt coi trọng công tác dân vận thể hiện thông qua việc xây dựng chủ trương, chính sách phù hợp nhằm chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân, khơi dậy sức dân để nhân dân có trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng vững mạnh.